Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi

doc 15 trang skkn 10/12/2023 7231
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi
 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức con người. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức, hành vi văn minh cho trẻ từ khi đến trường mầm non đến lúc bước chân vào đời. Ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo, trẻ đã hình thành nền móng đầu tiên của nhân cách con người; sự phát triển đạo đức sau này của trẻ đều ghi rõ dấu ấn của thời thơ ấu. Các hành vi văn minh của trẻ được người lớn hướng dẫn và kiểm soát, dần dần trở thành khuôn phép, chuẩn mực bên trong giúp trẻ có thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi. Đối với các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo cần phải hình thành cho trẻ một số thói quen hành vi văn minh như: mạnh dạn trong giao tiếp; biết chào hỏi, cảm ơn - xin lỗi; rèn luyện tính tự lập, tự phục vụ, lao động, trực nhật; biết yêu thương, giúp đỡ ông - bà, bố - mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh; có được một số thói quen hành vi văn minh trong vệ sinh, ăn uống, học tập, vui chơi Nội dung giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ thì rất phong phú, đa dạng. Nhưng trong thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng các hoạt động ở trường mầm non được lặp đi lặp lại hàng ngày, đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên giúp trẻ hình thành những thói quen hành vi văn minh 1 Năm học 2014-2015 nhà trường phân tôi dạy lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi với số lượng 32 cháu, trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp phải một số thận lợi và khó khăn sau: 1.1 Thuận lợi. Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục hành vi văn minh cho trẻ đến tận cán bộ giáo viên. Lớp đủ đồ dùng đồ chơi trang thiết bị tối thiểu theo thông tư 02/2010/TTBGD ĐT ngày 11/2/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo để thực hiện chương trình giáo dục Mầm non. Giáo viên có trình độ Đại học được tập huấn về nội dung lồng ghép giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Đa số trẻ qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Tỷ lệ trẻ đi học thường xuyên thuận tiện cho việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Nhận thức của phụ huynh ngày càng cao, luôn quan tâm đến con cái. 1.2. Khó khăn. Giáo viên chưa có sự đầu tư trong các hoạt động lồng ghép giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ. Phần lớn các kĩ năng tự phục vụ cho bản thân như cách dọn đồ chơi, cỡi giày dép, quần áo, xưng hô với bạn, với người lớn còn nhiều hạn chế. Trong giao tiếp thiếu tự tin, nói rụt rè, nói trống không, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Một số phụ huynh quá nuông chiều con cái, một số chưa quan tâm đến các thói quen hành vi văn minh cho trẻ. 2.3. Điều tra thực tiễn: Vào đầu năm học sau khi quan sát qua các hoạt động của trẻ và thông qua các hệ thống câu hỏi thông thường. Chúng tôi thấy các thói quen hành vi văn minh của trẻ đạt được như sau: - 40% Trẻ tự tin mạnh dạn, có tính tự lập. - 70% Trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép, biết nói lời cảm ơn - xin lỗi. 3 dung trong ngày từ đó giúp trẻ chủ động tích cực khi thực hiện các hoạt động. Tạo cho trẻ có thói quen hành vi văn minh một cách tự nhiên. * Giáo dục hành vi văn minh thông qua công tác vệ sinh trẻ: Bản thân tôi luôn chú ý rèn luyện cho trẻ qua các thời điểm vệ sinh trong ngày (các thao tác rửa tay - lau mặt trước và sau khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi bẩn; sau khi ngủ dậy. Ý thức tiết kiệm nước, không xô đẩy, chen lấn bạn). Ví dụ: Trước giờ ăn tôi thường nói “Đã đến giờ vệ sinh, cô cháu mình cùng rửa tay, lau mặt nhé” trẻ chủ động đứng thành 3 tổ 3 hàng dọc ngay ngắn và đọc bài thơ "Lời cô dặn". Đọc bài thơ xong từng tổ lần lượt vào rửa tay, trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình, trẻ thực hiện trật tự không đùa nghịch, không xô đẩy lẫn nhau. Tiếp đến trẻ chọn khăn đúng ký hiệu của mình và thực hiện đúng quy trình lau mặt. Lau mặt xong trẻ biết lấy ghế ngồi vào tổ, đúng chỗ của mình. Tổ trực nhật giúp cô dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ sau khi vệ sinh vào nơi quy định. * Thông qua giờ ăn trưa: Việc ăn uống không những đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mà còn có khía cạnh về đạo đức, thẩm mỹ, hành vi văn minh trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ. Trong những giờ ăn trưa, tôi giáo dục cho trẻ có những thói quen hành vi văn minh trong ăn uống (trước khi ăn phải mời cô, mời bạn, 01 tay giữ bát, 01 tay cầm thìa xúc cơm, biết ăn từ tốn, nhai kỹ, ăn hết bát thứ nhất lên xin bát thứ hai, biết ăn hết suất, hiểu được tác dụng của các món ăn ). + Ví dụ: Đến giờ ăn tôi chuẩn bị mỗi bàn 2 cái dĩa, môt dĩa đựng cơm rơi, một dĩa đựng khăn ẩm lau tay. Trẻ biết khi cơm rơi nhặt bỏ ở dĩa và lau tay vào khăn. Khi cô giáo chia cơm và thức ăn, tổ trực nhật lên bưng cơm cho các bạn, trước khi ăn trẻ biết mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm “Chúng cháu mời cô ăn cơm! Mời các bạn ăn cơm!". Trong khi ăn tập cho trẻ có thói quen hành vi văn minh không được nói chuyện, không cười đùa, ăn chậm, nhai kỷ, nếu có hắt hơi hoặc ho thì dùng tay che miệng lại và quay người sang phía sau. Khi lên xin bát thứ 2 trẻ biết đứng thành hàng dọc trật tự ai lên trước đứng trước, ai lên sau đứng sau. Khi xin cơm trẻ biết đưa bát cho cô bằng 2 tay và nói lời cảm ơn sau khi nhận cơm. Mặt khác trong giờ ăn, tôi phân công chỗ ngồi cho trẻ phù hợp, với 1 bàn có 5 Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua các bài thơ ca: Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ, là kết tinh vẽ đẹp của tiếng mẹ đẻ, là sản phẩm, trí tuệ và tình cảm của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Biết bao điều của cuộc sống được diễn đạt một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu vần điệu với những hình tượng lung linh trong những bài ca dao, những vần thơ hay làm nảy sinh ở con người những tình cảm đẹp đẽ, những ước mơ trong sáng. Thông qua các bài thơ, câu chuyện. Cô giáo còn giúp trẻ hiểu được nội dung của tác phẩm văn học, mỗi câu chuyện, bài thơ đều có nội dung giáo dục khác nhau. Cũng chính qua các nhân vật trong bài thơ và câu chuyện đã giúp trẻ có được tấm lòng nhân ái, ý thức giúp đỡ mọi người xung quanh, yêu thương em nhỏ, lễ phép và vâng lời người lớn. + Ví dụ: Qua câu chuyện “Ba cô gái” trẻ phần nào ý thức được khi bố mẹ bị ốm trẻ phải biết hỏi han, động viên, rót nước, lấy khăn Chúng tôi đã biết khai thác trẻ bằng cách dành thời gian để trẻ nói về những công việc đã làm. Qua nhân vật “chị cả, chị hai” cô giáo hỏi trẻ có khi nào con làm những việc làm mẹ buồn chưa? để trẻ tự nói lên sự thật về bản thân. Chính sự nói thật đó đã giúp trẻ mạnh dạn tự đánh giá về mình, về bạn, tập cho trẻ tính trung thực. Tôi đã chú ý động viên, khích lệ, gợi mở giúp trẻ tự tin giải bày cảm xúc. * Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc: Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống của mỗi người kể từ khi lọt lòng mẹ đến khi từ giã cỏi đời. Theo quan sát của nhiều người thì hầu như đứa trẻ nào củng ưa thích âm nhạc. Quả thật âm nhạc như một món ăn tinh thần đối với trẻ em. Những giai điệu trầm bổng những tiết tấu nhịp nhàng đưa trẻ em vào thế giới cái đẹp. Đối với giáo dục mầm non, những khúc ca nhỏ nhắn, gọn gàng nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn trẻ thơ, như bài: “Mẹ yêu không nào” của nhạc sĩ Lê Xuân Thọ. Lời ca mọc mạc, giản dị dễ thương, mà cũng dễ nhớ, đó là lời nhắc nhỡ của người lớn bằng giai điệu âu yếm, nhẹ nhàng đối với một em bé nhỏ. Khi trẻ hát thuộc bài hát giáo viên đưa ra một số câu hỏi như: Bài hát nói về ai? Khi đi thì như thế nào? Khi về như thế nào? Hoặc bài: Con chim vành khuyên của nhạc sĩ Hoàng vân, bài hát có tính giáo dục hành vi văn minh trong giao tiếp rất gần gũi với trẻ như gọi dạ, bảo vâng. Chim gặp bác chào mào chào Bác, chim gặp cô sơn ca chào 7 hàng phải nói được giá tiền, sau khi nhận tiền phải biết cảm ơn, thừa tiền phải gửi lại Chính qua các hoạt động như vậy đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và có được những quy tắc ứng xử phù hợp. Trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạn bè và người lớn xung quanh. 2.3 Giáo dục thói quen hành vi văn minh thông qua các hoạt động tập thể, các ngày lễ hội, lao động, trực nhật. * Vào các ngày lễ hội: Thông qua chủ đề hàng tuần của chương trình học đã phản ánh những sự kiện xung quanh bé như: 20/11 là ngày lễ của các cô giáo, 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tết Nguyên đán, 8/3 là ngày hội của các bà, các mẹ và các bạn gái Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn đó, chúng tôi đã tổ chức trò chuyện, cho trẻ xem hình ảnh, biểu diễn văn nghệ phù hợp với chủ đề, nhằm giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về ý nghĩa của các ngày lễ lớn, từ đó có ý thức thái độ phù hợp. Ví dụ: trẻ biết lập thành tích để chúc mừng bà, mẹ nhân ngày mồng 8/3; chúc mừng cô giáo nhân ngày 20/11. Mặt khác các ngày lễ hội ở trường mầm non như: ngày hội đến trường của bé, tết Trung thu, tết Thiếu nhi 1/6 Việc tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Thông qua lễ hội giúp cho trẻ xâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa quan trọng, để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ, làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, không khí vui vẽ tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm thay đổi không khí của những ngày học tập, tạo cho trẻ cảm xúc mới mẽ, thêm yêu gắn bó với trường, với lớp, với cô giáo, với bạn bè của mình. Tất cả những cảm xúc, sự hào hứng đã được các bé thể hiện bằng các tiết mục văn nghệ đặc sắc. Bé vui sướng phấn khởi khi được biểu diễn cho ông, bà, bố, mẹ cùng xem. + Ví dụ: Sắp đến ngày khai giảng năm học mới, được nhà trường phân công cho lớp tập các tiết mục văn nghệ, tất cả trẻ đều rất phấn khởi tập luyện 9 cho trẻ biết chia sẽ công việc với người lớn. Phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ những thiếu sót trong chào - hỏi, cảm ơn - xin lỗi, trong giao tiếp với bạn bố và mọi người xung quanh. Tôi luôn trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón, trả trẻ như: thông báo cho gia đình biết tình hình của trẻ ở lớp và qua gia đình có thể nắm được các hành vi của trẻ ở nhà. Ví dụ: Phụ huynh bạn Hải Anh trao đổi với cô giáo là cháu đi học về không chịu thưa ông, bà, ba, mẹ hoặc phụ huynh cháu Ly Na trao đổi với cô giáo về nhà bố, mẹ cho gì cũng không nói lời cảm ơn. Một số phụ huynh phấn khởi trao đổi với cô giáo về sự tiến bộ của trẻ (biết rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn; ngủ dậy biết thu dọn chăn, gối gọn gàng; trước khi ăn biết mời ông bà, bố mẹ, biết chơi với em để mẹ nấu ăn; ai cho quà biết lấy bằng 2 tay và cảm ơn; khi ông bà, bố mẹ ốm biết hỏi han và động viên) Qua ý kiến trao đổi của phụ huynh, tôi sẽ có biện pháp để giáo dục trẻ. Những trẻ có hành vi chưa đúng, chúng tôi không chỉ trích hoặc phê bình mà thông qua các hoạt động học, trò chơi để giúp trẻ thực hiện tốt hơn. Còn những trẻ có hành vi tốt, chúng tôi khen ngợi giữa lớp để các bạn cùng học tập. 2.5. Làm gương và khích lệ. Trẻ mầm non rất hay bắt chước người lớn. chính vì vậy giáo viên và cha mẹ luôn giữ chuẩn mực trong giao tiếp. Trong khi trò chuyện với đồng nghiệp phải thận trọng, không được nói tục, nói to. Xưng hô nhẹ nhàng có văn hóa, không được cải nhau trước mặt trẻ. Luôn chú ý trò chuyện ứng xử với trẻ, không to tiếng quát nạt; xưng hô nhẹ nhàng khiêm tốn, lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh học sinh; khi ai hỏi phải chú ý lắng nghe, trả lời rỏ ràng, đủ ý để làm gương cho trẻ noi theo. Khi trẻ chưa ngoan cần nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, không nói nặng lời trẻ sẽ sợ hải. Tuy nhiên cần có thái độ dứt khoát khi trẻ tỏ ra không lễ phép. Chẳng hạn khi trẻ đến lớp không chào cô, không chào các bạn, cô nên nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng. “ Con chào cô và các bạn đi”. 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_thoi_quen_ha.doc