Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - Trường Mầm non Thanh Vân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - Trường Mầm non Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - Trường Mầm non Thanh Vân
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0 -11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ) Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tinh thần, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Hơn thế nữa chúng đang ở thời kỳ 4.0, một thời kỳ mà nền văn hóa của thế hệ mạng internet. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và khả năng học tập khác nhau đều có thể đi đến thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là những điều kiện, yếu tố tự nhiên – xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy cần có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục: nhưng cũng có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm non bao gồm môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác). Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách con người của thời đại hiện nay. Môi trường xã hội đặc biệt 1 Tại trường Mầm non Thanh Vân. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” nói riêng bản thân tôi còn lúng túng, trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho trẻ hoạt động được tích cực và hứng thú, nói chung còn một số giáo viên chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số còn dạy trẻ theo hướng cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành và trao đổi. Bản thân tôi cũng như đồng nghiệp được tham gia lớp học bồi dưỡng thường xuyên của phòng giáo dục và Đào tạo Tam Dương trong đó có module mầm non đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã nắm bắt và áp dụng ngay trong trường học nơi đơn vị tôi công tác. Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp giáo viên trong trường Mầm non Thanh Vân khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”. Cách tổ chức này đối với đội ngũ giáo viên trong trường tôi vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”. 2. Tên sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non”. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thanh Vân - huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0983923048 Gmail: Nguyenthihien.c0thanhvan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi khả năng, tiềm lực trong mọi hoạt động trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Thanh Vân - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: - Sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 15 tháng 02 năm 2018 3 Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ chủ động phát huy tính tích cực và sang tạo, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Các nhà giáo dục đều thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ mầm non đó là xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động khả năng tư duy cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính hợp lí cao và kết nối việc học và đời sống của trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt chúng khác nhau về thể chất, tâm lí, tình cảm, xã hội, trí tuệ và hoàn cảnh gia đình. Do đó mỗi trẻ em đều có hứng thú và cách học và tốc độ học tập khác nhau và đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Hiệu quả của việc tao môi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ 7.1.2. Thực trạng việc nâng cao việc sử dụng biện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Với một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tôi áp dụng giáo viên và trẻ 5 tuổi trường mầm non Thanh Vân - Tam Dương - Vĩnh Phúc. * Về cơ sở vật chất Năm học 2018-2019 nhà trường có 2 khu một khu lẻ và một khu trung tâm với tổng diện tích là 19.000m2, tổng số phòng học cho cả hai khu là 17 phòng học, Trong đó có 5 lớp 5 tuổi. Các lớp học có nhà vệ sinh khép kín sạch sẽ, thoáng mát, có đủ diện tích cho trẻ hoạt động. Khuân viên rộng rãi có tường bao quanh, sân chơi được lát gạch, đổ bê tông và có mái che, hệ thống bồn hoa được bố trí đẹp mắt đảm bảo đúng tiêu chí môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hàng năm nhà trường được SGD&ĐT, PGD&ĐT cấp phát một số đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. Ngoài ra nhà trường đôn đốc giáo viên làm bổ sung thêm rất nhiều đồ dùng đảm bảo đẹp mắt và bền nhằm phục vụ các hoạt động; Ngoài ra nhà trường được sở giáo dục đầu tư, xây dựng thêm hai dãy nhà lớp, học với diện tích rộng rãi thoáng mát ở cả khu trung tâm có 6 lớp và khu lẻ thôn Đình có 4 lớp đã đi vào sử dụng 5 - Bản thân Bản thân tôi có trình độ chuyên môn trên chuẩn, được tập huấn về modul xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018 – 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5 – 6 tuổi C; Tích cực nghiên cứu tài liệu, thích tạo môi trường cho trẻ được tiếp cận với cái mới; Là một giáo viên lâu năm trong nghành, có tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm nhiệt tình, luôn chấp hành tốt trong mọi phong trào. - Về phía trẻ Trẻ cùng một độ tuổi có nhận thức đồng đều. Trẻ đi học đều, tích cực tham gia các hoạt động. - Về phía phụ huynh Phụ huynh ủng hộ một số kinh phí. Mua đủ đồ dùng cá nhân, học phẩm phục vụ trực tiếp trẻ. b) Khó khăn: - Đối với nhà trường + Có 2 khu ở cách xa nhau; Giáo viên còn thiếu chưa đủ định biên. + Chỉ có 2 Ban giám hiệu, nên mọi việc còn gặp nhiều khó khăn. - Đối với giáo viên: + Việc lựa chọn các kỹ năng đưa vào từng chủ đề dạy trẻ còn chưa khoa học. Trong thực tế khi giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì còn lúng túng, chưa linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Chưa có nhiều kỹ năng trong việc sử dụng biện pháp gây hứng thú, thường là câu hỏi đóng, không lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. - Đối với trẻ: Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, hầu hết trẻ là con em nông thôn nên việc được tiếp cận với môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, qua nhiều hình thức là hạn chế. Bên cạnh đó một số lại quá hiếu động, hay đùa nghịch, thường xuyên nói chuyện trong giờ hoạt động chung. Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện đại như mạng Internet, chơi game, hoạt hình không có nội dung giáo dục. Trẻ được bố mẹ ông bà chiều chuộng, sống trong môi trường được bao bọc nên còn dựa dẫm, ỷ nại chưa có thói quen tự lập. 7 tích cực trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt động. Chất lượng giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Thanh Vân. Tổng số trẻ: 165 trẻ; nữ: 10 trẻ; dân tộc: 2 trẻ; Khuyết tật: 0 trẻ. Với những lý do trên tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu vào của giáo viên và trẻ ngay từ đầu tháng 2 năm 2018 với những tiêu chí phù hợp để nắm bắt đươc sự hiểu biết và nhận thức của giáo viên, của trẻ. Biểu 1: Khảo sát với giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi lần 1 tháng 8 năm 2018 Kết quả khảo sát Tỷ Không Tỷ Không Tỷ TT TSGV Nội dung khảo sát Cần lệ cần lệ có ý lệ thiết % thiết % kiến gì % GD lấy trẻ làm trung 16, 1 tâm trong xây dựng 66,6 16,7 4 1 7 1 kế hoạch giáo dục trẻ % % mầm non % GD lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và 16, 2 83,3 sử dụng môi trường 5 1 7 0 0% % giáo dục tại trường % mầm non GD lấy trẻ làm trung 1,6 3 50 3,33 tâm trong tổ chức 3 1 7 2 hoạt động chơi % % 6 % GD lấy trẻ làm trung 83,3 16,7 4 tâm trong tổ chức 5 1 hoạt động học % % GD lấy trẻ làm trung 1,6 50 3,33 5 tâm trong hợp tác với 3 1 7 2 % % cha mẹ % GD lấy trẻ làm trung tâm trong Chăm sóc 1,6 6 50 3,33 và giáo dục trẻ Dân 3 1 7 2 % % tộc hiểu số và trẻ có % hoàn cảnh khó khăn Nhìn vào biểu 1 tôi thấy vẫn còn 16,7% không có ý kiến gì và 16,7% giáo viên cho rằng không cần thiết, GD lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng kế 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam.doc