Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non Tuổi Hoa

doc 20 trang skkn 28/04/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non Tuổi Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non Tuổi Hoa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non Tuổi Hoa
 UBND QUẬN LONG BIÊN
 TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 
 bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm nonTuổi Hoa
 Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học : Mầm non
 Họ và tên tác giả: Đào Thị Bằng
 Chức vụ :Giáo viên
 ĐT : 035 300 5891
 Đơn vị công tác : Trường mầm non Tuổi Hoa
 Quận Long Biên - Hà Nội
 Long Biên,tháng 03 năm 2023 năng sống cơ bản là không thể thiếu được. Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là 
việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non chính là việc đưa hành động vào ý 
thức. Trẻ không chỉ hành động theo lời nói của người lớn trong từng hoàn cảnh 
mà trẻ sẽ tự biết hành động có ý thức khi gặp phải hoàn cảnh tương tự.
 Vậy giáo dục kỹ năng sống là một trong những nội dung giáo dục quan 
trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, kỹ 
năng, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.Câu hỏi “ Làm thế nào 
để hình thành kỹ năng sống cho trẻ tại trường?” luôn làm tôi trăn trở.Chính vì 
vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu 
giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa ” với mong muốn góp một 
phần nhỏ bé trong việc phát huy tính tích cực, tự lập của trẻ mẫu giáo bé.
2 . Mục đích nghiên cứu
 Đề tài này, tôi điều tra và đánh giá nghiên cứu,đề ra một số biện pháp đưa 
kỹ năng sống trong hoạt động học và chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
3. Thời gian thực hiện :Từ đầu tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
4. Đối tượng : Tại lớp mẫu giáo bé C1
5. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng:
 Năm học 2022 – 2023( từ tháng 9/2022 đến tháng 4 năm 2023) và tiếp tục 
thực hiện các năm tiếp theo.
 2/19 những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất 
cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: 
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen 
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ 
sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn 
thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, 
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
 Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia nên thuận 
lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch - đẹp - an 
toàn cho trẻ.
 Trong thực tế năm học 2022 - 2023, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông 
tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên 
thường lãng quên các trò chơi dân gian, ngại đưa vào kế hoạch, thậm chí không 
có thời gian cho trẻ vui chơi. Tôi đã có biện pháp đề ra kế hoạch tăng cường cho 
trẻ chơi các trò chơi dân gian. 
2. Khó khăn:
 Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con. Do đó, 
khi trẻ về nhà mà chưa thuộc bài thơ, bài hát, làm toán thì lo lắng một cách thái 
quá! 
 Nhận thức của các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục con cái: chiều 
chuộng, cung phụng, làm hộ, làm thay con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự 
phục vụ. Hoặc chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như 
thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? 
Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm 
gì?
 Thời gian các bậc phụ huynh dành riêng cho con cái chưa nhiều, phó thác 
trẻ cho ông bà lớn tuổi hoặc người giúp việc của gia đình khiến cho trẻ mất đi 
cảm giác hứng thú và gần gũi.
 Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 
bé còn chưa được phổ biến rộng rãi.
 Sự giao lưu giữa nhà trường và phụ huynh chưa được thường xuyên.
 Đầu năm, lớp mẫu giáo bé tôi phụ trách về mảng một số kỹ năng sống 
chưa được tốt. 
Qua khảo sát đầu năm, tôi thấy:
 4/19 thành những đam mê, hăng say thực hiện sở trường riêng của trẻ. Ví dụ: làm 
thơ, kể chuyện, nhớ tên những bộ phim đã từng xem... Hãy khuyến khích trẻ 
tham gia vào các trò chơi mà trẻ yêu thích và cùng tranh tài với những đứa trẻ 
khác. Trẻ sẽ ý thức được những mục tiêu phấn đấu đã đề ra, qua đó trẻ sẽ tự hào 
về những gì mình đạt được.Và một điều quan trọng là cô cần dạy trẻ tự lập. Nếu 
người lớn luôn luôn giúp đỡ con trẻ giải quyết các vấn đề mà không biết rằng, 
điều này thực sự có thể làm hư trẻ và khiến chúng luôn luôn phụ thuộc vào họ. 
Từ đó, trẻ sẽ trở nên thụ động và thiếu khả năng sáng tạo. Tư duy và kỹ năng 
giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng với trẻ trong một xã hội luôn biến đổi. Vì 
vậy, nên tôn trọng các quyết định của trẻ, hướng dẫn trẻ làm mọi việc chứ không 
phải làm hộ trẻ để giúp trẻ tạo tính tự lập. Ngoài ra còn một điều cũng rất cần 
thiết đó là cô giáo cần giúp trẻ lạc quan, điều đó cũng tạo cho trẻ sự tự tin. Nếu 
trẻ cảm thấy buồn chán, cô giáo nên hướng trẻ đến những suy nghĩ tích cực, lạc 
quan hơn. Hãy khuyến khích trẻ nghĩ những cách cụ thể để cải thiện một tình 
huống nào đó và giúp trẻ đạt tới gần mục tiêu hơn. Ví dụ như nếu trẻ kém hơn 
các bạn cùng lớp về khả năng đọc, hãy giải thích rằng mỗi người có tốc độ học 
khác nhau và dành thêm thời gian để tập đọc cùng trẻ.Có thể trẻ chưa hiểu hết ý 
nghĩa của từ khen ngợi nhưng trẻ thường thích bắt chước âm điệu và cử chỉ của 
cô hay ông bà bố mẹ. Động viên trẻ cũng là cách dạy trẻ biết yêu bản thân và 
củng cố sự tự tin cho trẻ. Cô giáo khen ngợi, động viên, khuyến khích trẻ có thể 
những món quà nhỏ ý nghĩa, đôi khi chỉ là một nụ cười, một cái ôm ấm áp hay 
một câu nói yêu thương, vui vẻ: “Con giỏi lắm” khi trẻ: Học tốt, biết giúp đỡ, 
chia sẻ với người khác, cô sẽ nói “ Cô rất vui/ hài lòng về việc làm của con” 
Lời khen có tác dụng làm tăng sự tự tin của trẻ nhưng chỉ thực sự ý nghĩa khi trẻ 
đạt được thành công. Sử dụng sự khen ngợi phải đúng thời điểm, không nên sử 
dụng quá nhiều sẽ làm mất ý nghĩa đối với trẻ. 
 + Kỹ năng sống hợp tác:
 Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng 
làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả 
năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Cô giáo 
kể cho trẻ nghe truyện vào những giờ hoạt động ngoài giờ hoạt động học. Ở tuổi 
này, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. hoạt động vui chơi chiếm 
vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được 
đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ 
nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà 
trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. Chính vì vậy, giáo viên phải 
 6/19 đó mới sử dụng khăn để lau mặt và rửa tay với nước. Với kĩ năng trải chiếu, cất 
ghế trẻ sẽ nhớ được nhanh hơn qua các trò chơi chia đội thi xem ai trải chiếu 
nhanh hơn, đúng hơn hay cầm ghế đúng cách và cất ghế gọn gàng nhanh hơn. 
3.Biện pháp xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm trong việc 
dạy trẻ kỹ năng sống:
 - Giáo viên tổ chức tốt các họat động nuôi dưỡng, chăm sóc giáodục trẻ 
theo thời gian biểu của nhà trường đã đưa ra.
 - Rèn luyện về các kỹ năng làm việc với cha mẹ, tạo cơ hội, tổ chức nhiều 
hoạt động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy 
trẻ kỹ năng sống đạt hiệu quả. Cô giáo thường xuyên trao đổi với phụ huynh để cập 
nhật về tình hình của trẻ từ đó phối hợp cùng gia đình giúp trẻ phát triển tốt hơn.
 - Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích 
sự chuyên cần, tích cực của trẻ. Giờ học khám phá có thể dẫn trẻ dạo trong vườn 
trường để trẻ được nhìn thấy, tiếp xúc trực tiếp với chủ đề đang học nhất là chủ 
đề thực vật. Giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếutiềm năng 
sáng tạo ở mỗi trẻ, năng khiếu sáng tạo của trẻ thể hiện rõ nhất thông qua giờ 
học tạo hình, giáo viên luôn chuẩn bị sẵn các nguyên vật liệu phong phú để hỗ 
trợ trí sáng tạo của trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ 
như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọitình huống của cuộc sống.
 - Cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ 
một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều 
các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm-xã hội và thẩm mỹ. Phát 
huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận 
dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. Lĩnh 
vực thể chất cần rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ bằng cách hướng trẻ tập 
trung nhìn lên cô hướng dẫn, trẻ càng được chơi nhiều trò chơi thì càng chú ý 
vào cô. Giáo viên rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động làm quen 
với âm nhạc, văn học. Trẻ càng được nói nhiều thì khả năng diễn đạt của trẻ 
càng rõ ràng. Ở tuổi mẫu giáo bé trẻ chưa biết giơ tay phát biểu như các anh chị 
lớp lớn nên cô khuyến khích cả lớp cùng trẻ lời, chú ý sửa sai cho trẻ để có thể 
nói đầy đủ chủ ngữ như “con thưa cô đây là hình tròn ạ” khi trẻ trả lời cô giáo 
“hình tròn”. Trẻ thể hiện tình cảm với các bạn nhiều nhất qua hoạt động vui chơi 
nên giáo viên tập trung trẻ chơi thành nhóm đông chứ không riêng lẻ một hai 
bạn.Cô giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong 
lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe 
trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác 
 8/19 - Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi. Giáo viên cần tạo các tình huống 
chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì đối với trẻ chơi trò chơi có 
một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỷ năng sống cho trẻ. Trẻ lớn lên, học 
hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy 
nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng.Ví dụ: Giáo viên có thể giới 
thiệu với trẻ về chữ cái và các con số thông qua các trò chơi đóng vai, các trò 
chơi xây dựng, các trãi nghiệm văn học và âm nhạc.
 - Liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe. Giáo viên cần 
tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống như những giờ hoạt động 
góc ở một nhóm nhỏ, hoặc đọc sách trẻ nghe trong giờ trưa đối với những trẻ 
khó ngủ.
 -Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo 
đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, 
yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy 
theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở 
trẻ.Ví dụ: Khi kể chuyện “ Tích Chu” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: 
Nếu là con khi được bà yêu thương như thế, con sẽ làm gì? Gợi cho trẻ về tình 
cảm của các thành viên trong gia đình, giáo dục nhân cách cho trẻ v,v.
 -Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ 
nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong 
gia đìnhđều đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình.
 - Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách 
cho trẻ nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc được lúc 
đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát 
triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ.
 - Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, nói 
chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa 
chọn của mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, 
cố gắng không chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng 
tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và 
các buổi thảo luận tại trừơng sau này.
 - Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm 
bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích 
đó. Ví dụ như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha 
mẹ có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức 
 10/19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc