Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi - Trường Mầm non Kim Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi - Trường Mầm non Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi - Trường Mầm non Kim Sơn
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SƠN TÂY TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Kim Sơn Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2020 - 2021 2 PHẦN THỨ NHẤT I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến Trước hết chúng ta phải khẳng định một điều những kỹ năng sống không thể hình thành từ khi chúng ta sinh ra mà những kỹ năng sống đó dần dần chúng ta phải học tập và tích lũy. Cũng như đứa trẻ vậy cần phải có sự hướng dẫn và học tập dần mới có những kỹ năng sống. Đối với trẻ lên ba sự tìm tòi học hỏi ở trẻ rất lớn, trẻ tò mò với thế giới xung quanh. Nhưng nhiều phụ huynh bao bọc con quá kỹ, chiều chuộng làm mọi việc thay thế cho trẻ, khiến con không thích nghi được với môi trường xung quanh dẫn đến những sai lệch trong hành động. Vì thế nhà trường và gia đình cần phải tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ phù hợp để trẻ rèn luyện kỹ năng sống . Trẻ em chính là những bông hoa chủ nhân tương lai của đất nước quyết định sự phát triển của đất nước. Thế nhưng trong hành trang bước vào đời của trẻ còn thiếu hụt về kiến thức sống, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ năng sống. Mặc dù một đứa trẻ có thông minh đến đâu nhưng nếu đứa trẻ đó thiếu đi kỹ năng sống thì khi gặp khó khăn trẻ sẽ không biết cách giải quyết khó khăn đó. Vì vậy song song với việc trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết, cũng cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng sống để trẻ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày . Qua thực tiễn ở lớp MG 3- 4 tuổi C3 tôi nhận thấy rằng kỹ năng sống của các cháu còn hạn chế, trẻ chưa biết ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, nhiều trẻ chưa có thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện sức khỏe, ý thức và bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn ở trẻ còn hạn chế, chưa có kỹ năng bảo vệ mình khi gặp các tình huống khó khăn.... các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến đến việc rèn kỹ năng sống cho con em mình. Chính vì thế, trong quá trình dạy trẻ về kỹ năng sống tôi đã tìm hiểu các biện pháp để hình thành cho trẻ kỹ năng sống, lên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ, nhằm củng cố rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ để nâng cao chất lượng trong nhà trường. 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến : Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ”. 3. Thời gian , đối tượng, phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. Trẻ 3 - 4 Tuổi trong các hoạt động các hoạt động học, choi, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ . 4 1.2. Khó khăn Cô ít có thời gian để trao đổi với phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh, yếu của trẻ khi đến lớp, một số phụ huynh chưa hiểu và chưa thực sự quan tâm đến rèn kỹ năng sống cho trẻ. Hoạt động của trẻ còn chưa được linh hoạt, nhiều hoạt động còn chưa mang tính tự giác. Các kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, và các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm còn chậm. Số trẻ có kỹ năng tự đảm bảo an toàn khi gặp hành động nguy hiểm còn chưa cao. Trẻ còn chưa nhận thấy những nơi nguy hiểm, vẫn còn leo trèo cây cao, chơi ở nơi suối, ao, hồ.. Nhiều trẻ ở lớp kỹ năng giữ vệ sinh thân thể, ăn uống thế nào cho hợp vệ sinh còn hạn chế. Khi giao tiếp với cô giáo và các bạn trẻ còn rụt rè nhút nhát, không mạnh dạn tự tin, và chưa đưa ra được những ý kiến riêng của bản thân. Trong các giờ chơi đa số trẻ không giao tiếp với bạn chơi, trẻ thích hoạt động một mình. Trẻ còn nhỏ và các con 100% trẻ mới năm nay mới ra lớp do vậy các con chưa được học những kỹ năng ở nhóm lớp 24- 36 tháng. Các con còn nhút nhát, bỡ ngỡ với môi trường mới. Vậy nên các kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ, kỹ năng hoạt động nhóm với các bạn còn rất nhiều hạn chế. 1.3. Kết quả của thực trạng Do phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc rèn kỹ năng sống cho con em mình, còn nuông chiều trẻ, còn làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu. Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, không mạnh dạn tự tin, chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ chưa được hoạt động trải nghiệm nhiều, còn nhút nhát, chưa tự tin. Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp chúng tôi, chúng tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: Tổng số Đạt Chưa đạt HS Mức độ nội dung khảo sát được Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ khảo Lượng % Lượng % sát 1. Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 30 9 30% 21 70% 2. Kỹ năng tự phục vụ 30 8 26,7% 22 73,3% 6 Tôi đã lựa chọn nhóm kỹ năng phù hợp với trẻ 3- 4 tuổi nhóm kỹ năng: + Nhóm 1: Nhóm kỹ năng giao tiếp, chào hỏi + Nhóm 2: Nhóm kỹ năng tự phục vụ + Nhóm 3: Nhóm kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng nhóm. + Nhóm 4: Nhóm kỹ năng đảm bảo an toàn khi gặp hành động nguy hiểm. Tôi chọn các nhóm kỹ năng này bởi vì vừa phù hợp với trẻ và năm nay các con mới đến trường nên phần lớn các con đều thiếu hụt những kỹ năng. Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi còn hạn chế. Bởi các con mới ra lớp còn nhút nhát, ngại giao tiếp và gần gũi với cô giáo, các bạn. Vậy nên tôi lựa chọn, dạy trẻ kỹ năng giao tiếp để các con mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, gần gũi với bạn bè và mọi người xung quanh. Qua thực tế ở lớp kỹ năng tự phục vụ; kỹ hợp tác, hoạt động nhóm của trẻ cũng còn nhiều hạn chế trẻ chưa chủ động tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn và kỹ tự phục vụ của trẻ trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh gặp rất nhiều khó khăn do trẻ chưa có những kỹ năng cơ bản. Bên cạnh đó kỹ năng đảm bảo an toàn khi gặp nguy hiểm của trẻ chưa có những kỹ năng phòng và tránh. Để giúp trẻ 3 - 4 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 3- 4 tuổi để lựa chọn và xây dựng các kỹ năng sống cho trẻ cho phù hợp. Bản thân tự nghiên cứu học tập, bồi dưỡng. Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp để làm thế nào đưa ra biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất. Tham gia các chuyên đề do phòng, do trường tổ chức. Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non như: Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non. Sách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu giáo. Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống... Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh truyền hình . * Biện pháp 2: Xây dựng môi trường, chuẩn bị đồ dùng nguyên vật liệu để giáo dục trẻ kỹ năng sống Để thực hiện tốt 4 nhóm kỹ năng mà tôi đã lựa chọn để hình thành những kỹ năng sống cho trẻ. Cần xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, trước hết muốn tổ chức các hoạt động cần phải chuẩn bị môi trường, chuẩn bị đồ dùng để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cần xây dựng góc kỹ năng, đảm bảo đầy đủ các đồ dùng nguyên vật liệu để dạy 8 trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Các hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống cho trẻ được nhà trường chú trọng thực hiện nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay như tổ chức lớp học kỹ năng sống, rèn các kỹ năng tự vệ khi gặp người xấu, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng tránh xa các vật dụng nguy hiểm như điện, và tránh xa hồ, ao, sông, suối khi không có người lớn đi cùng... Môi trường bên ngoài được nhà trường đầu tư những khu vận động, khu trải nghiệm để trẻ tham gia vui chơi, phát triển những kỹ năng như hợp tác, hoạt động nhóm khi tham gia vui chơi, kỹ năng giao tiếp.. .Bên cạnh đó có những bồn rửa tay cho trẻ để rèn trẻ có ý thức rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid- 19 nhằm nâng cao kỹ tự phục vụ của trẻ. * Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày Khi đã chuẩn bị tốt về môi trường bên trong và bên ngoài lớp học. Thông qua các hoạt động hàng ngày cô tổ chức các hoạt động có lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để dần hình thành thói quen cho trẻ. Dạy trẻ trong các hoạt động như: Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động vệ sinh, trong khi trẻ ăn, trẻ ngủ, trả trẻ. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học. Phát triển kỹ năng sống cho trẻ qua việc tổ chức các hoạt động tập thểvui tươi, lành mạnh trong nhà trường. Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm các kỹ năng sống của trẻ ở nhà. Từ đó có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống mọi lúc, mọi nơi. Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong nhân tố giáo dục có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ theo yêu cầu của người lớn và khả năng định hướng về thời gian của trẻ. Tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp. Thông qua hoạt động làm quen văn học: Với tiết kể chuyện “Cây rau của thỏ út”; tiết “ Gấu con bị sâu răng” chúng tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời. Cho trẻ nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện. Giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, không tham lam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè, với những người xung quanh. Việc biết cách hòa đồng, làm việc theo nhóm , tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Do vậy cô thường xuyeen cho trẻ thảo luận, làm việc theo nhóm để kích thích kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm của trẻ. 10 Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy chúng tôi đã thường xuyên tổ chức cho trẻ các trò chơi mang tính lành mạnh để trẻ được tham gia học tập và vui chơi. Giáo dục trẻ kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động khác trong ngày. Trong giờ đón trẻ thể dục sáng và trả trẻ: Chúng tôi trò chuyện với trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng biết tự đeo khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường về nhà để phòng chống dịch bệnh Covid- 19. Bằng cách xát khuẩn tay khô, rửa tay bằng xà phòng, kỹ năng tự cất giầy dép đúng nơi quy định ngoài ra chúng tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơn, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác... Trong giờ thể dục sáng: Dưới sân trường chúng tôi kết hợp kỹ năng đi lên, xuống cầu thang cho trẻ đi đúng theo bước chân, chân nào trước, chân nào sau, đi theo hàng lối, không chen lấn xô đẩy bạn. Trong giờ vệ sinh: Chúng tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, cách chải tóc, gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định.. .Khi trẻ đã hình thành được các kỹ năng tự phục vụ trẻ sẽ chủ động hơn trong cuộc sống của trẻ. Trong giờ ăn: Chúng tôi dạy trẻ những văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự đi lấy bát thìa biết ăn uống lịch sự, không nói chuyện trong khi ăn, và chỉ ăn uống tại bàn ăn của mình, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết ăn hết xuất, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng đến người khác. Trong giờ ăn trẻ biết giúp cô chia cơm cho các bạn, trong khi ăn không nói chuyện, không làm cơm rơi vãi ra bàn, biết mời cơm, ăn xong biết lau bàn, trẻ biết cất ghế gọn gàng, biết lau tay, xúc miệng nước muối...Trẻ biết tự phục vụ trong giờ ăn cơm. Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi đưa kỹ năng sống tự tin. Cô tổ chức cho 2 đội chơi trò chơi “Kéo co” ở trò chơi này cháu thực hiện đúng luật chơi. Mỗi đội luôn tự tin mình sẽ chiến thắng và tìm mọi cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên. Tôi đã lựa chọn và lồng ghép các kỹ năng vào tất cả các hoạt động để giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống cho trẻ. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị: Sau khi sử dụng một số biện pháp giúp trẻ có kỹ năng sống. Tôi đã áp dụng thực tế vào lớp tôi. Đầu năm học các con còn nhút nhát chưa có kỹ năng sống
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.docx