Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 5 tuổi A1, trường Mầm non Kim Long
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 5 tuổi A1, trường Mầm non Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 5 tuổi A1, trường Mầm non Kim Long
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, Người dạy rằng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Thực hiện lời dạy của Bác Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã xác định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai Trẻ em của thời hiện đại, đã được nghe và giáo dục từ rất sớm từ khi vẫn còn trong lòng của người mẹ, vì vậy mà UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ,tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. Thuật ngữ “Kỹ năng sống” bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam vào những năm đầu thập niên 90 – khi xã hội bắt đầu có những chuyển biến phức tạp – nền kinh tế thị trường và việc du nhập các nền văn hóa từ các nước bên ngoài vào Việt Nam hay đó là sự biến đổi của môi trường tự nhiên đã tác động rất lớn đến con người vì lẽ đó đòi hỏi mỗi người phải học cách thích nghi với những sự 1 - Số điện thoại: 0979.410.379 E_mail:đamthuymai.c0kimlongb@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đàm Thị Thúy Mai 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 4/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 7.1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”. Cũng trong khoảng thời gian này, tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Những năm đầu thập niên 90, một số nước Châu Á như: Ấn Độ, Lào, Campuchia, Indonexia, Malaysia, Thái Lan, cũng đã nghiên cứu và triển khai chương trình dạy kỹ năng sống ở các bậc học phổ thông từ mầm non cho đến Trung học phổ thông. Những nội dung giáo dục chủ yếu ở hầu hết các nước này đó là trang bị cho người trẻ tuổi những kỹ năng sống cần thiết để giúp họ thích nghi dần với cuộc sống sau này, mục đích chính là dạy – trang bị và hình thành. Mục tiêu chung của giáo dục kỹ năng sống được xác định là: “Nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có 3 – nền kinh tế thị trường và việc du nhập các nền văn hóa từ các nước bên ngoài vào Việt Nam hay đó là sự biến đổi của môi trường tự nhiên đã tác động rất lớn đến con người vì lẽ đó đòi hỏi mỗi người phải học cách thích nghi với những sự thay đổi đó, từ đây những kỹ năng khác ngoài trình độ học vấn, tư cách đạo đức, năng lực làm việc bắt đầu được xem xét và quan tâm – đó chính là điều kiện để giáo dục Việt Nam quan tâm đến thuật ngữ kỹ năng sống trong chương trình và triển khai một số dự án của các tổ chức khác trên thế giới. Tại Viêt Nam đầu những năm 90, Thủ tướng chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo tại Quyết định 1363/TTg về việc “Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, tuy quyết định này chưa thấy rõ về việc phải rèn luyện kỹ năng sống ở các bậc học, nhưng nội dung của quyết định cũng đã có đề cập đến việc trang bị cho người học những vấn đề về văn hóa ứng xử, về thái độ sống, . Chỉ thị 10/GD&ĐT năm 1995 hay Chỉ thị 24/CT&GD năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những chỉ đạo về công tác phòng chống HIV/AIDS hay tăng cường công tác phòng chống ma túy tại trường học ít nhiều cũng đã đề cập đến nội dung của thuật ngữ kỹ năng sống. Năm 1996 thông qua chương trình của UNICEF “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Giai đoạn 1 của chương trình chỉ dành cho một số đối tượng của ngành giáo dục và Hội chữ thập đỏ đã được trang bị một số kỹ năng như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng xác định giá trị, Sang giai đoạn 2 của chương trình đối tượng tập huấn được mở rộng và thuật ngữ kỹ năng sống được hiểu một cách rộng rãi hơn “Kỹ năng sống là các kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh”. Cuối cùng khái niệm kỹ năng sống thực sự được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ vào năm 2003. Và chính từ đây ngành giáo dục đã bắt đầu quan tâm đến kỹ năng sống và cách thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, một số bộ Luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi cũng đã có những định hướng và điều khoản liên quan đến việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh như: Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 hay Luật giáo dục năm 2005. Mặt khác, Giáo dục Việt Nam bắt đầu quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến người học – đặc biệt là vấn đề phát triển toàn diện cho người học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của nền kinh tế tri thức. 5 Kỹ năng là khả năng thao thác thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, ta nói được mà không làm được. Như vậy, luôn có một khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành động. Biết thuốc lá có hại nhưng bỏ thuốc lá rất khó vì rất khó thay đổi một hành vi, biết tập thể dục là rất tốt cho sức khỏe nhưng để có hành vi tập thể dục đều đặn thì là cả vấn đề. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục: - Học để biết (learning to know): gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...; - Học để làm (learning to do): gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,... - Học để làm người (learning to be): gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...; - Học để chung sống (learning to live together): gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Như vậy theo quan niệm của UNESCO, KNS là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. KNS còn có nghĩa là khả năng phân tích tình huống và hành vi, khả năng phân tích hậu quả của hành vi và khả năng tránh một số tình huống nào đó (UNAIDS, Thái Lan: 1995). Ngoài ra “Kỹ năng sống” còn có nghĩa là khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống: + Đó là khả năng sống (lead daily life) cuộc sống hàng ngày của mỗi người ( với nhiều tình huống khác nhau) một cách hợp lý và có ích cho người khác. 7 7.1.1.4.2. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, giúp trẻ “ học làm người” và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào học lớp một. Với đặc thù của trẻ lứa tuổi mầm non là đang làm quen với thế giới tự nhiên và xã hội, trẻ bước vào cuộc sống xã hội với mọi thứ đều mới mẻ, cho nên đồng hành với việc dạy kiến thức cho trẻ, phải dạy cả các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ, kỹ năng tự phục vụ bản thân... nhằm giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ... hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp... Không những vậy, kỹ năng sống còn rèn luyện cho trẻ biết cách xử lý tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránh những vật, những nơi không an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh, tự lập trong các tình huống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Trong nghị quyết 161 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách phát triển giáo dục Mầm non có quy định Điều 3 về xây dựng và đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Trong chương trình giáo dục đó đã chú ý đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua các tình huống đặt ra hàng ngày, qua truyện kể và qua trò chơi. Tuy nhiên, những yêu cầu này chưa được đặt ra thành yêu cầu về nội dung có tính hệ thống mà mới chỉ được thực hiện lẻ tẻ trong một vài chương trình ở một số cơ sở giáo dục mầm non. Cho nên vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi không chỉ như một mục tiêu giáo dục mà còn như một nhiệm vụ giáo dục cụ thể, cần thiết, vì trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành cơ sở ban đầu của hành vi, tính cách và nhân cách, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ vì mục đích bảo vệ sức khỏe, mà còn nhằm giáo dục hình thành nhân cách, tình cảm đạo đức và chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ trước khi bước vào trường phổ thông. Mỗi người khi sinh ra đều không thể có khả năng làm được mọi thứ một cách ngẫu nhiên. Đó là kết quả của quá trình tiếp thu, thích nghi với các tri thức, kinh nghiệm xã hội lâu dài. Và lẽ dĩ nhiên, trẻ em khi sinh ra không thể tự nhiên có được kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc