Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Đúng vậy, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước, đất nước có lớn mạnh hay không là nhờ vào thế hệ trẻ em hôm nay. Vì vậy, việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bên cạnh đó, không chỉ dạy trẻ học chữ, học kiến thức mà phải dạy trẻ từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành động, từ đó giúp cho trẻ có vốn kinh nghiệm sống để sau này lớn lên biết trải nghiệm trong xã hội một cách tự tin và biết hoà nhập với thế giới xung quanh một cách dễ dàng. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Vậy nên, hiện nay thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và có lối sống ích kĩ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay, là nhiệm vụ cần thiết nhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện trong thời đại hiện nay để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn toàn. Nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, hoạt bát, biết giao tiếp, ứng xử với mọi tình huống xảy ra, có thể xử lý được những sự việc xảy ra một cách tế nhị trong quá trình trẻ học tập ở trường cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Giáo viên phải tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm, tương tác, giao tiếp với nhau: thảo luận, trao đổi, bày tỏ ý kiến, cảm xúc, giải quyết tình huống, chia sẻ kinh nghiệm Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tự khẳng định bản thân, để trẻ phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt và đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Là một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trãi nghiệm tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non. 1.2. Điểm mới của đề tài: Điểm mới của đề tài là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi vùng đồng bào - Đa số là trẻ em dân tộc thiểu số nên trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không muốn tham gia vào hoạt động. - Đa số các bậc phu huynh làm nương rẫy, nên ít có thời gian quan tâm và có nhận thức chưa đúng đắn về việc học của con cái. - Việc giao tiếp bằng Tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, trẻ đến lớp chưa chủ động mạnh dạn giao tiếp với cô, với bạn, chưa biết chào cô khi đến lớp và khi ra về. - Đa số trẻ trong giờ ăn chưa có thói quen mời cô, mời bạn trước khi ăn. Một số trẻ thích gác chân lên ghế khi ăn. - Một số trẻ chưa quen nề nếp, chưa có kỹ năng sống nên thường xuyên đánh bạn, thích chơi một mình. Vào đầu tháng 9, tôi tiến hành khảo sát để đánh giá về kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp tôi đang giảng dạy. Tôi đánh giá mức độ: Đạt, không đạt, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể: Đạt Chưa đạt Mức độ nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1. Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 12/30 40% 18/30 60% 2. Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 10/30 33% 20/30 67% 3.Kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng nhóm 10/30 33% 20/30 67% 4. Kỹ năng vệ sinh 12/30 40% 18/30 60% 5. Kỹ năng thích nghi 8/30 27% 22/30 73% 6. Mạnh dạn tự tin 9/30 30% 21/30 70% 2.2. Các biện pháp: Qua quá trình giảng dạy và khảo sát trẻ đầu năm học, bản thân tôi tìm tòi nghiên cứu và đã tìm ra một số giải pháp để áp dụng vào “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi”. Biện pháp 1: Cô giáo là tấm gương sáng cho trẻ noi theo Với thực tế quan sát và thu thập được, ở lớp tôi có rất nhiều trẻ còn chưa biết chào cô, chào khách, chưa có kỹ năng ứng xử, chưa có kỹ năng tự phục vụ Hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở lớp tôi chưa cụ thể và chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Tôi nhận thấy kỹ năng sống chính là cái cốt lõi để giúp trẻ phát triển tự tin, thoải mái về mọi mặt, ứng xử linh hoạt về mọi điều xảy ra trong cuộc sống. Chính vì vậy bản thân tôi đã tự bồi dưỡng, học hỏi qua tài liệu, sách báo, bạn bè cũng như qua mạng internet, qua đó nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất. Nắm bắt được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng sống đối với trẻ. Vì vậy, tôi nhận thấy rằng điều đầu tiên và điều quan trọng nhất đó là chính giáo viên phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, để trẻ học tập, để trẻ thấy được rằng cô giáo chính là một tấm gương sáng mà trẻ cần phải học tập. Cô giáo cần phải là một Nhưng đâu chỉ nhẹ mà thôi Mà là lễ phép với người bề trên Hai tay kính mến đưa lên Là lòng con thảo cháu hiền hiện ra Đưa mời bố mẹ, ông bà Cái tăm hiếu thảo phải là hai tay (Nguyễn Huệ) Hay những bài thơ: “Ông và cháu, yêu bà, thương ông, bó hoa tặng cô, lấy tăm cho bà” giúp trẻ có những hành vi và kỹ năng tốt. Ngoài ra tôi còn tạo ra các tình huống để trẻ tự giải quyết, cho trẻ tham gia các hoạt động đóng vai, diễn kịch. Bên cạnh đó, thông qua các tình huống xảy ra ngay ở lớp để giáo dục trẻ. Ví dụ: Trẻ giành đồ chơi của nhau hay trẻ đánh bạn trong giờ hoạt động góc, tôi đến bên hỏi trẻ lí do và sau đó gợi ý để trẻ có thể xin lỗi bạn và cho các trẻ khác nêu lên cách giải quyết của mình: + Nếu bạn giành đồ chơi của con thì con sẽ làm gì? + Nếu con có nhiều đồ chơi đẹp thì con sẽ làm gì? + Giành đồ chơi của bạn/ đánh bạn là hành vi đúng hay sai? Vì sao? Qua đó, dạy trẻ biết thể hiện sự chia sẽ cùng nhau, biết yêu thương, đùm bọc bạn bè. Hoặc thông qua các bài thơ: Che mưa cho bạn, bạn mới, tình bạn Tình bạn Hôm nay đến lớp Thấy vắng Thỏ Nâu Các bạn hỏi nhau Thỏ đi đâu thế? Gấu liền nói khẽ: “ Thỏ bị ốm rồi! Này các bạn ơi! Gấu tôi mua khế Khế ngọt lại thanh” “ Mèo tôi mua chanh Đánh đường mát ngọt Hươu mua sữa bột Nai, sữa đậu nành Chúc bạn khỏe nhanh Cùng nhau đến lớp Học tập thật tốt Xứng đáng cháu ngoan * Thông qua hoạt động thể dục Tôi tổ chức cho trẻ thực hiện các vận động như: Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, chuyền bóng, bật qua vật cản, nhảy từ độ cao 45cm, ném trúng đích thẳng đứng, bò zíc zắc qua 7 điểm, đi nối bàn chân tiến lùi qua đó rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động, biết bảo vệ sức khỏe. Thông qua các trò chơi vận động giúp trẻ biết đoàn kết, hợp tác với bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chơi của nhóm mình. Ví dụ: Trò chơi “Chạy tiếp cờ, chuyền bóng qua đầu qua chân” rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác, phối hợp cùng bạn. * Thông qua hoạt động “Làm quen với toán” Bản thân tôi cho trẻ trực tiếp hoạt động với đồ vật tạo cho trẻ một không khí học tập thoải mái. Cho trẻ hoạt động nhóm để tạo ra kết quả học tập, bên cạnh đó rèn cho trẻ tinh thần hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả qua các trò chơi tĩnh và trò chơi động. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi. Trong các hoạt động ở lớp tôi thường lồng ghép giáo dục và tạo cơ hội để trẻ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng sống của mình. Ví dụ: * Trong giờ đón trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giày dép, cặp sách đúng nơi quy định, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác Rèn thói quen chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và khi ra về. * Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: đi vệ sinh đúng nơi quy định, uống nước theo lượt nếu đông bạn * Trong giờ ăn: Tôi giáo dục cho trẻ kỹ năng sống bằng cách hỏi trẻ về các món ăn, sau đó dạy trẻ mời cô giáo và mời các bạn trước khi ăn. Ăn từ tốn, không rơi vãi, không nhai nhồm nhoàm mất lịch sự. * Giờ ngủ: Biết vâng lời cô, ngủ theo dãy bạn trai, bạn gái, biết tự lấy và cất đồ dùng của mình đúng nơi quy định (giường, gối, chăn ) * Trong giờ hoạt động ngoài trời: Thông qua hoạt động ngoài trời tôi rèn cho trẻ thói quen biết lắng nghe người khác, biết chơi đoàn kết, chia sẽ đồ chơi cùng bạn * Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. Vì vậy tôi luôn uốn nắn và sửa sai ngay cho trẻ, đây là một việc làm thường xuyên, qua trò chơi giúp trẻ có mối liên hệ qua lại với nhau, trẻ thể hiện cuộc sống thực hàng ngày thông qua các góc chơi. nghiệm, thực hành và áp dụng. Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ: - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. - Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi. - Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình. - Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình. 2.3. Kết quả đạt được Với các giải pháp trên, tôi đã áp dụng thực hiện tại lớp mà tôi giảng dạy. Sau một thời gian áp dụng tôi thấy rằng trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt, trẻ mạnh dạn tự tin và biết lao động tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của mình. Số trẻ đạt được thể hiện ở các mặt như sau: Đạt Chưa đạt Mức độ nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1. Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 26/30 87% 4/30 13% 2. Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 24/30 80% 6/30 20% 3.Kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng nhóm 25/30 83% 5/30 17% 4. Kỹ năng vệ sinh 27/30 90% 3/30 10% 5. Kỹ năng thích nghi 24/30 80% 6/30 20% 6. Mạnh dạn tự tin 25/30 83% 5/30 17% 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài Việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng ở vùng dân tộc Bru Vân Kiều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về “đức - trí - thể - mĩ”, hình thành cho trẻ nhân cách con người, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ. Để thế giới ngày mai được tốt đẹp hơn, con người sống có trách nhiệm, có sự tự tin, tự lập, người với người sống với nhau có tình, có nghĩa hơn Chúng ta hãy bắt đầu dạy trẻ kỹ năng sống ngay từ bây giờ, ngay từ lúc này. Việc dạy trẻ kỹ năng sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi nhất với cuộc sống hằng ngày của trẻ và dần tạo cho trẻ các thói quen tốt. Đứa trẻ thích nghi được kỹ năng sống nhanh hay chậm, hình thành được lâu dài hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc dạy trẻ của mỗi chúng ta. Vì trình độ nhận thức và tiếp thu của mỗi trẻ khác nhau, hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi trẻ không ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.docx