Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi - Năm học 2016-2017

doc 28 trang skkn 25/04/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi - Năm học 2016-2017

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi - Năm học 2016-2017
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 -------------------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO 
 TRẺ 3-4 TUỔI
 Quảng Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2016 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác 
nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con 
người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc 
sống hằng ngày.
 Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao 
tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết 
cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự 
lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì 
thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung 
tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác.
 Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong 
trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự 
tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà 
trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm 
nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
 Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích 
tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay 
trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị 
vào lớp một. 
 Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những 
vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến 
trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không 
biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung 
lĩnh hội những điều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu 
năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Nghi 
thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại công nghiệp hóa, II. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường Mầm 
non
 Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện tốt hình thức dạy học
 “ Lấy trẻ làm trung tâm”, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
 Thuận lợi :
 Năm học 2016-2017 nhà trường đã chỉ đạo 100% nhóm lớp thực hiện hình thức 
dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho 
học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp 
giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong 
cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và 
ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai 
nạn thương tích khác: rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng 
ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
 Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây mới khang trang sạch sẽ 
nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, 
an toàn cho trẻ. 
 Phân chia nhóm lớp theo độ tuổi rỏ ràng theo từng khu vực nên giáo viên dễ 
tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng nhóm lớp mình phụ trách.
 Khó khăn:
 * Đối với giáo viên mầm non
 Một số giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non 
những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng 
chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 Trẻ ở khu vực nông thôn nên đa số kỹ năng giao tiếp và quan hệ với bạn, người 
lớn và khả năng ứng xữ rất hạn chế. Trẻ rất rụt rè, kỹ năng vệ sinh và phục vụ bản 
thân hầu như chưa có.Đa số phụ huynh còn mang nặng tư tưởng “ Trời sinh voi thì trời Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự 
chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, 
tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ 
như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
 - Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo 
dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều 
các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy 
tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn 
kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. 
 - Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn 
khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng 
nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, 
giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới 
việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, 
cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị 
cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng 
ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ. 
 - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao 
đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn 
bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
2.2.2: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ:
 + Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên cần chú tâm là phát 
triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về 
cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ 
luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
 + Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giúp trẻ học 
cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. 
Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. 1. Ví dụ : Ở góc “Gia đình”, khi tôi đóng giả một người lạ đến gõ cửa khi trẻ ở 
 nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa , phải đợi bố mẹ về 
 đã”.Hoặc tôi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống : 
 “Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho 
 bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với cô đợi 
 bố mẹ đón.
Tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé : Đi cùng cô để cô dắt về với mẹ.
 Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”.
Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi 
mở kịp thời như : Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi 
xe đang chạy nhé.
 Với nhóm “ Nấu ăn” , tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ mà trẻ thể 
hiện vai của mình : 
 Ví dụ : bắc nồi lên bêp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ và xảy 
ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng. 
 Với cách dạy trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau, lúc thông qua nội dung các 
bài thơ, bài hát, câu chuyện để lồng vào giáo dục trẻ kỹ năng sống giúp trẻ ghi nhớ 
một cách thoải mái, nhớ lâu và không gò bó áp đặt trẻ. Đặc biệt với hình thức đặt ra 
các tình huống cho trẻ được toạ đàm, nói lên cách sử lý của mình sau đó cô sẽ giúp trẻ 
tổng hợp lại và tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Chính hình thức này giúp trẻ mạnh 
dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Với cách thảo luận , mỗi cá nhân 
đưa ra cách giải quyết cho phù hợp giúp trẻ biết vận dụng vốn hiểu biết , kiến thức 
của mình đã có để giải quyết vấn đề. Đó cũng chính là một kỹ năng sống rất cần thiết 
cho trẻ trong cuộc sống hiện tại cũng như sau này.
2.2.4: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học: tâm giúp đở bạn bè và mọi người xung quanh thông qua câu chuyện “ Bác voi tốt 
 bụng”
 Dạy cho trẻ Kỹ năng tự phục vụ ở chủ đề Trường Mầm non thông qua bài thơ “ 
 Giờ ăn”. Chủ đề thế giới thực vật thông qua câu chuyện: Bàn chải răng: 
 *Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung 
các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sáng 
tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận 
một cách hứng thú, tự nguyện.
- Ở chủ đề “ Nước và mùa hè”. Với đặc thù trẻ đang sống ở thành phố, vì vậy ngoài 
việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm mà môi trường sống của trẻ ít 
gặp. Thì nhà vệ sinh cũng nhiều tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì 
vậy, tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an toàn trong phòng tắm 
bằng cách đưa vào câu chuyện để trẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình bằng cách 
sưu tầm một số mẫu chuyện nhỏ xung quanh cuộc sống của chúng ta để giáo dục trẻ 
như: 
 CHUYỆN : TRONG PHÒNG TẮM .
Hôm nay, trời rất nóng. Vừa về đến nhà Bông đã giục mẹ :
 “ Mẹ ơi, con nóng quá, cho con đi tắm”.
 Mẹ nhắc: 
“ Con ngồi một tí cho ráo mồ hôi đã rồi hãy vào tắm nếu không sẽ dễ bị cảm đấy ”
Bông ngồi ở quạt cho đỡ mồ hôi rồi vào tắm .
 Mẹ lấy ghế cho Bông ngồi rồi nhẹ nhàng xả nước gội đầu cho Bông. Gội đầu xong 
mẹ bảo:
“ Con ngồi đây kì cọ cho sạch đi nhé, mẹ ra cắm nồi cơm rồi mẹ vào tắm cho, con cẩn 
thận sàn nhà trơn lắm đấy”. và khả năng định hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của 
từng hoạt động để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp.
 Thông qua giờ đón trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ( Biết 
lễ phép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn.Hoặc tôi lồng ghép kỹ năng tự phục vụ 
bản thân và chấp hành quy định của lớp. 
Ví dụ : Tôi dạy trẻ biết cất cặp vào giá, biết xếp dép lên giá, đi vệ sinh đúng nơi quy 
định..)
 Thông qua hoạt động có chủ định, đây là một trong những hoạt động để tôi tích 
hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi căn cứ vào nội dung của 
từng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm.
 Ví dụ : Qua tiết học KPKH: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể, tôi dạy trẻ kỹ 
năng sau: Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ gìn, 
bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. Kỹ năng giao tiếp tự tin: Khi trả lời phải đứng thẳng, 
mắt nhìn thẳng vào cô, nói to, rõ ràng.Kỹ năng tuân thủ quy tắc giờ học như muốn 
nói phải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tập chung chú ý 
nghe côChính vì thế trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong giờ học biết chú ý lắng nghe, 
tuân thủ theo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự tin khi trả lời câu hỏi cô đưa ra.
 Thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng khác 
nhau. 
Ví dụ : Qua việc trò chuyện quan sát Cầu trượt. Trẻ nhận biết được một số nguyên 
nhân gây ngã, gây tai nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã. Các kỹ năng tôi 
dạy trẻ đó là:
 Kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết lắng nghe cô, bạn, nêu ý kiến, chia sẻ thông tin.
 Kỹ năng xử lý tình huống: Khi ngồi trên cầu trượt bé cần làm gì?( Vịn hai tay 
vào 2 thành của cầu trượt, rồi đẩy người cho trượt xuống. Nếu bạn nào trượt nhanh bị 
ngã thì thì bạn chơi cùng nhanh chóng đở bạn dậy hoặc chạy đến gọi cô ) 
 Kỹ năng ra quyết định: Làm gì hay không làm gì để phòng tránh ngã? ( Không 
trượt quá nhanh, không xô đẩy bạn khi ngồi trên Cầu trượt, vịn chắc thanh cầu 
trượt) 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc