Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5-6 tuổi

docx 26 trang skkn 20/01/2024 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5-6 tuổi
 UBND HUYỆN KRÔNG ANA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Họ và tên tác giả: Vũ Thị Lợi Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca Dray Sáp, tháng 03 năm 2019 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là khâu quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học chuẩn bị tiền đề cho giáo dục phổ thong theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Ngành học mầm non những năm qua có nhiều chuyển biến về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không những ở những thành phố lớn, thị xã, thị trấn, mà được nhân dân các vùng ven, miền núi đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang từng bước được cải thiện. Ngôn ngữ là phuơng tiện giao tiếp, là hiện thực trực tiếp của tư duy. Sử dụng ngôn ngữ tốt không thể không tính đến yếu tố mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ có nội dung rõ ràng, cụ thể, có trình tự, logic, có thể được sử dụng hỗ trợ bằng các quan hệ từ, câu chuyển ý được người nghe lĩnh hội và hiểu đúng. Ngôn ngữ mạch lạc cũng thể hiện năng lực tư duy và hiểu vấn đề của trẻ. ( Trích Môđun 3 BDTX) Để thực hiện vấn đề này một cách có hiệu quả nâng cao chất lượng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì cần phải phát triển ngôn ngữ, bởi vì Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, sự phát triển ngôn ngữ là giúp trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác là phương tiện để giao lưu tình cảm về mối quan hệ và cách ứng xử trong xã hội là sự tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên, cuộc sống xung quanh của trẻ. Trong những năm vừa qua nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho trẻ em người dân tộc thiểu số như: Quyết định số 2123/2010/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người giai đoạn 2010 – 2015 “Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục có trẻ dân tộc rất ít người có chế độ, chính sách đặc thù cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người; tạo cơ hội cho trẻ em sinh viên dân tộc ít người được học tập, đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục”. Nhưng đối với trẻ dân tộc thiểu số thì đó là vấn đề bất cập, để vận động trẻ đến tuổi ra lớp gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, mặt khác phụ 1 trò to lớn trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi tôi đang công tác. Do đó việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ người dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Xuất phát từ các lý do trên, bản thân tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi tại lớp lá 5”. II. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ ở trường mầm non và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học trường phổ thông và sự phát triển sau này của trẻ. Đề tài này xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ người dân tộc thiểu số tại lớp lá 5 Trường Mầm non Sơn Ca, Huyện Krông Ana. Lựa chon các biện pháp và giải pháp để giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng giáo dục tại lớp mình phụ trách. Trong quá trình giảng dạy những năm học vừa qua, những hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc tăng cường kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho trẻ dân tộc. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề: Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nền giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng để trẻ học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Góp phần phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Đồng thời mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ nhận thức phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội. Song vị trí của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tương đối đặc biệt vì từ sự phát triển ngôn ngữ sẽ tham gia trực tiếp vào sự phát triển của các lĩnh vực khác. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao lưu tình cảm, phương tiện để trẻ nhận thức khám phá tự nhiên. Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng đối với tất cả các bậc học của nước ta hiện nay. Với trẻ là người dân tộc thiểu số, việc tăng cường Tiếng 3 cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt. (Trích phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em nhà xuất bản Đai học Huế) Trẻ càng lớn thì vốn từ càng tăng nhanh, theo các nghiên cứu thì năm lên 4 tuổi vốn từ của trẻ là 1200 từ, 5 tuổi là 2000 từ và khi được 6 tuổi vốn từ của trẻ lên đến 3000 từ. Sự linh hoạt và phong phú trong ngôn ngữ của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tuổi, mà nó phụ thuộc rất lớn vào môi trường ngôn ngữ xung quanh trẻ, nó bao gồm cả môi trường lớp học, môi trường gia đình và môi trường văn hóa xã hội ở địa phương nơi mà trẻ sinh sống. (Trích môđun 3 tài liệu bồi dưỡng thường xuyên) Trên thực tế tiếng nói các dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ rệt trong việc hỗ trợ Tiếng Việt trong giáo dục vì vậy, cho đến nay việc dạy và học Tiếng việt ở các vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quả thấp. Đặc biệt ở lớp chúng tôi đa số các cháu là người dân tộc Êđê việc nghe và nói tiếng Việt rất kém, mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học. Sở dĩ như vậy là do Tiếng việt không phải là một phương tiện sử dụng dễ dàng đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ở lớp trẻ mới dùng Tiếng việt nói với giáo viên khi cần thiết còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, dẫn đến tình trạng cô và trò không hiểu nhau dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy việc cung cấp Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số là hoạt động cần thiết nhằm giúp học sinh chưa biết hoặc biết ít Tiếng Việt có thể học tập và sử dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức một cách đơn giản hơn. II. Thực trạng vấn đề: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của sở giáo dục và đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của bậc học Mầm non. Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ dân tộc thiểu số nói riêng đã dần được đưa vào một chuyên đề quan trọng. Được sự chỉ đạo sát sao của cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể sự ủng 5 Một mặt chịu sự tác động của các bậc phụ huynh. Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Đặc biệt họ có lối sống biệt lập giữa dân tộc này với dân tộc khác nên ít có điều kiện giao tiếp bằng Tiếng Việt, họ không muốn cho con em đi học với mục đích ở nhà đỡ tốn tiền đi học. Đối với trẻ thì không muốn đi học vì nếu đi học đến lớp sẽ bị gò bó trong khuôn khổ, trẻ thích theo bố mẹ lên rẫy chăn bò, bắn chim Trẻ còn ngại ngùng còn nhút nhát trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với người lạ. Thêm vào đó sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã không ít gây nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức kỹ năng, khiến trẻ không thích đi học. Được phân công giảng dạy tại lớp lá 5, nơi có 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, đa số trẻ có bản tính là nhút nhát môi trường sống chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình và chòm xóm, thiếu môi trường giao tiếp dẫn đến thiếu kỹ năng, trong các giờ học giáo viên lại thiếu quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ sẽ dẫn đến thực trạng. Do đó bản thân đã nghĩ mình phải làm sao? Làm như thế nào để cho trẻ không nhút nhát, tự ti. Bản thân đã mạnh dạn tăng cường những nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp chưa được tiến hành thường xuyên nhằm giúp trẻ tự tin, tự chủ bộc lộ thái độ và hành vi, kỹ năng trong các hoạt động. Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiện nay chưa mang lại kết quả như mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi trường, tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao cụ thể như: Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát trẻ 35 trẻ lớp lá 5 trường Mầm non Sơn Ca để thấy được thực trạng sử dụng những kỹ năng giao tiếp hằng ngày của trẻ đạt kết quả như sau: 7 dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Bản thân tôi nhận thấy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là vấn đề dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng giao tiếp cần thiết cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành họp chuyên môn và nêu nhiệm vụ trọng tâm của trong năm học, trong đó nhấn mạnh đến việc đưa các kỹ năng dạy trẻ tập làm một số công việc tự phục vụ, chú ý yếu tố cá nhân của trẻ. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, trước tiên giáo viên phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ. Để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm những nội dung cụ thể sau: - Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống. Cho giáo viên tham khảo một số giáo án hay, những kinh nghiệm dạy trẻ có nội dung về giáo dục kỹ năng giao tiếp của các giáo viên giỏi và trên các tạp chí. - Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ thế nào là dạy kỹ năng giao tiếp. Dạy kỹ năng giao tiếp là dạy cho trẻ những kỹ năng gì. Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất. Đặc biệt nhấn mạnh đến những kỹ năng: Hợp tác, chia sẻ; lễ giáo; khám phá, học hỏi; mạnh dạn tự tin. Trẻ cần biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ, nó có vị trí khá 9 thể đoán trước được. VD: Trong giờ Khám phá khoa học “ Một số con vật nuôi trong gia đình” trẻ được quan sát các con vật, từ đó tìm hiểu xem con vật đó lông của nó như thế nào hay vì sao con gà lại dùng chân bới xuống đất để làm gì . + Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên giáo viên cần phải biết dạy trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn. - Bồi dưỡng về thực hành cho giáo viên: Muốn giáo viên dạy được trẻ các kỹ năng giao tiếp thì đòi hỏi thao tác của giáo viên phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải được các cô giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một kiểu thì sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng các tiết học theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động chung, nhất là cách tạo ra các tình huống để trẻ giải quyết. Hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi về chuyên môn, về cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Từ đó tìm ra những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ dạy và các hoạt động của giáo viên có lồng ghép nội dung này, từ đó đánh giá được đúng mức trình độ của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng, góp ý. Với những giáo viên khá, giỏi cần hướng cho giáo viên cách tổ chức các tiết dạy và các hoạt động có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp với nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn. Cách làm đồ dùng, đồ chơi, sáng tác thơ ca, truyện kể có nội dung về giáo dục kỹ năng giao tiếp. Với những giáo viên mới và có chuyên môn trung bình, Ban giám hiệu đã tập trung bồi dưỡng về chuyên môn, tác phong sư phạm khi lên lớp, cách tổ chức các giờ dạy theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_giao.docx