Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi

doc 25 trang skkn 20/01/2024 1730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi
 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi MỤC LỤC TRANG I. Phần mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 II. Phần nội dung 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 7 a. Mục tiêu của giải pháp 7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 7 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 21 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21 III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 23 1.Kết luận 23 2.Kiến nghị 23 Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ 1 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài, đức vẹn toàn. Là một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trải nghiệm tôi quyết định trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay. Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các cháu sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống . Trẻ em là giai đoạn học và tiếp thu lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triến nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ . Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các hoạt động là không thể thiếu, nó có tác dụng giáo dục về mọi mặt cho trẻ đó là: ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực là phương tiện để cho trẻ nhanh chóng tiếp nhận mọi điều mới lạ ở thế giới xung quanh. Vì vậy chúng ta cần giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non với nhiều hình thức khác nhau, để trẻ tiếp cận vơi thế giới xung quanh một cách tích cực hơn. Để trẻ bước vào cuộc sống muôn màu, muôn vẽ một cách nhanh nhẹn, biết ứng sử phù hợp với mọi tình huống trong cuộc sống. Điều đó sẽ giúp trẻ có được những kiến thức cơ bản, phong phú về các lĩnh vực liên quan đến cuộc sống hằng ngày, trẻ có thể phát hiện ra nhiều điều mới lạ và sử lý được các tình huống trong cuộc sống thực. Thông qua cuộc sống thực giúp trẻ có kiến thức, kĩ năng và hình thành những thói quen của bản thân. Để giáo dục tốt kĩ năng sống cho trẻ tôi thường xuyên nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kĩ năng sống của trẻ để lập ra kế hoạch, chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ. Luôn tạo mọi điều kiện để trẻ được gần gũi với mọi vật xung quanh, điều này sẽ thu hút trẻ vào các hoạt động giúp trẻ nắm được các kĩ năng sống một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ 3 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi Căn cứ vào các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) có mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung quan trọng cần đưa vào giáo dục trẻ là dạy một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trung tâm học tập cộng đồng, V2007-16, Viện khoa học giáo dục Việt Nam của tác giả “Lê Bích Ngọc”. Căn cứ vào tài liệu tự học bồi dưỡng thường xuyên Modun 39 Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hòa của trẻ về tất cả các mặt thì giáo dục kĩ năng sống là điều kiện tiên quyết để phát triển nhân cách con người. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Kỹ năng sống là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là trong xã hội hiện nay, đó là một trong những kỹ năng nền tảng, giúp trẻ mẫu giáo hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp một. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế thì kiến thức về kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế. * Khảo sát đầu năm học tại lớp lá 4: Tổng số trẻ: 37 cháu STT Tiêu chí đánh giá Đạt chưa đạt Ghi chú Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Kỹ năng học tập 20/37 54% 17/37 46% Kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội 21/37 56% 16/37 44% Kỹ năng hợp tác 19/37 51% 18/37 49% Kỹ năng tự tin 20/37 54% 17/37 46% Kỹ năng nhận thức bản thân 17/37 46% 20/37 54% Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ 5 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi nghiên cứu, triễn khai một số biện pháp hữu ích để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Qua quá trình thực hiện tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn, không bắt buột, gò ép trẻ. Hơn nữa với tâm huyết và bằng tình yêu thương đối với trẻ tôi sẽ thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp để kĩ năng sống của trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này sẽ nâng cao khả năng nhận thức, sự tích cực hoạt động của trẻ giúp trẻ sáng tạo hơn trong các hoạt động, hòa nhập vào thế giới xung quanh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Với tình hình như vậy, là giáo viên mầm non trăn trở với những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường học thực sự văn minh, thanh lịch. * Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tích hợp trong tiết học Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa. Ví dụ: - Giờ học phát triển thể chất: Giúp trẻ có kĩ năng phối hợp với bạn, nhận ra khả năng của mình và biết định hướng trong không gian Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau - Giờ học khám phá xã hội: Tập cho trẻ các kĩ năng sáng tạo, mạo hiểm, đương đầu với khó khăn, chấp nhận thử thách, tìm kiếm sự giúp đỡ, ham hiểu biết Khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Cây xanh và môi trường sống trẻ biết chia sẽ thông tin về các loại cây như: tên gọi, đặc điểm, nơi sống, lợi ích của cây những việc mà trẻ thường làm khi chăm sóc cây. Kỹ năng sống trẻ học được Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ 7 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi Hoạt động học: làm quen văn học Cô giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người, biết đoàn kết giúp đỡ nhau - Đối với giờ học làm quen chữ cái: dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp. - Giờ học giáo dục âm nhạc: Tập cho trẻ kĩ năng nghe, trình bày năng lực của bản thân, phối hợp làm việc theo nhóm Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo” Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ như rửa mặt, rửa tay Hoạt động rửa tay Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ 9 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi Trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trãi nghiệm với nhiều trò chơi, nhiều vai chơi khác nhau phản ảnh trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng kỹ năng sống vào vui chơi. Qua đó trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay luôn được thể hiện .Tôi theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Ví dụ: Qua trò chơi Bán hàng: Người bán hàng chào hỏi khách hàng: Cô, chú mua gì ạ? Người đi mua hàng trật tự khi mua, nói tên hàng cần mua: Bán tôi một bao gạo, bao nhiêu vậy cô? + Trò chơi đóng vai Y tá – Bác sĩ: Bác sĩ biết hỏi thăm bệnh nhân ân cần, “Cháu đau chỗ nào? Cháu có mệt lắm không? ” Y tá phát thuốc dặn dò bệnh nhân uống thuốc. Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn với bác sĩ, y tá. Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người, tự tin mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động. Hoạt động trò chơi vận động: Kéo co Qua trò chơi kéo co cô giáo dục trẻ phải biết đoàn kết với các bạn, phải biết nhường nhịn, không xô đẩy, chen lấn khi chơi Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ 11 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi Tôi làm cầu nối giúp trẻ biểu lộ cảm xúc của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu trẻ bất hòa với bạn khác tôi thường chỉ cho trẻ thấy trẻ chưa đúng ở điểm nào, điểm nào cần khắc phục và điểm tốt nào cần phát huy. Cho trẻ thấy những mối bất hòa thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn sẽ tạo nên những tình cảm tốt đẹp và tinh thần thoải mái, vui vẻ Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vì sao lại như vậy để từng trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc đó. Sau đó giải thích cho trẻ hiểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng. Giáo dục trẻ lần sau chơi đoàn kết với bạn hơn. Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Mỗi tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải sẽ có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống thông qua việc tìm cách giải quyết vấn đề đó. Cho nên với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày tôi đều tận dụng cho trẻ quan sát và gợi ý để trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ví dụ: khi hai trẻ cùng tranh dành đồ chơi với nhau, tôi gợi ý để trẻ biết nhường nhịn và cùng chơi với nhau. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác: Nếu trẻ tương tác với nhau một cách phù hợp, qua đó trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xử trong xã hội. Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ trong lớp như tổ chức sinh nhật, biểu diễn văn nghệ tổng hợp cuối chủ đề, hoạt động góc để các trẻ được làm việc theo nhóm với nhau. Trong quá trình hoạt động luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thỏa thuận với bạn cùng chơi, biểu lộ mong muốn một cách thích hợp, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi. Giúp trẻ biết quan tâm và chia sẻ với người khác. Ví dụ: Trong lớp có một trẻ bị ốm không đến lớp được, tôi sẽ tổ chức cho trẻ cả lớp làm một tấm thiệp để gửi lời thăm hỏi và chúc bạn nhanh khỏe rồi gửi tới bạn bị ốm - Đối với kỹ năng hợp tác: Trẻ học cách tổ chức hoạt động, làm việc theo nhóm, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. Thảo luận về sự hợp tác: Trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi như “Con và bạn đã cùng nhau làm những việc gì? Trò chơi nào con thích hơn khi có bạn cùng chơi? Tại sao con phải hợp tác với bạn, một mình con có làm được việc này không? Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ 13 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi Ví dụ: Trong giờ thể dục, có trẻ không chịu thực hiện, tôi không ép buộc trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập tức mà sẽ khuyến khích trẻ với lời động viên “con nhìn các bạn làm rất là dể, cô thấy con làm có thể giỏi hơn các bạn nữa đấy ”để trẻ tự tin thể hiện bản thân mình trước các bạn. Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ : Tài năng đặc biệt cũng có thể làm tăng thêm sự tự tin cho trẻ. Tôi căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi đắp sở trường đặc biệt của trẻ. Ví dụ: trẻ có khả năng vẽ đẹp tôi sẽ tạo nhiều cơ hội ở lớp để trẻ được thể hiện sở trường của mình như vẽ trong các góc, trang trí lớp cùng cô Đồng thời trao đổi với phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp vẽ ngoại khóa để nâng cao tài năng cho trẻ . Cho phép trẻ mắc sai lầm: Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm sẽ không thể trưởng thành. Cho nên, khi trẻ mắc sai lầm tôi luôn lưu tâm đến sai lầm đó để trao đổi thân thiện, cởi mở với trẻ giúp trẻ hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng điều quan trọng nhất là biết sửa chữa và không bao giờ mắc phải sai lầm đó nữa. Đồng thời không phê bình hay chê bai trẻ quá thẳng thắn sẽ làm trẻ mất hứng thú và tự ti về bản thân mình. Ví dụ: khi trẻ tranh giành đồ chơi với bạn, tôi sẽ hỏi trẻ xem vì sao lại như vậy, tôi bày ra các trò chơi với món đồ chơi đó để 2 trẻ cùng được chơi với nhau. Sau đó hỏi 2 trẻ xem chơi cùng nhau như vậy có vui hơn là tranh giành nhau không và giáo dục trẻ lần sau nên chơi đoàn kết với bạn bè Quy định hành vi : Đầu năm học tôi đề ra một số quy định phù hợp với lớp học nhằm đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, tạo thói quen nề nếp tốt cho trẻ. Yêu cầu trẻ trong lớp thực hiện theo các nội quy đó để tạo tính chủ động và làm việc có kế hoạch cho trẻ trong lớp Ví dụ: Đề ra các tiêu chuẩn bé ngoan phù hợp với lớp để trẻ đọc vào mỗi ngày trong giờ bình cờ Tổ chức một số hoạt động khác để phát triển sự tự tin của trẻ : Tôi có thể trò chuyện với trẻ với những câu hỏi như tự tin là gì? Khi con tự tin con cảm thấy như thế nào? Khi không tự tin con cảm thấy ra sao? Hoặc sử dụng những câu hỏi gắn với thực tế của trẻ như “ con hãy kể những việc con muốn tự làm, Con học cách làm này như thế nào? Hãy kể những việc con tự làm, Khi tự làm con cảm thấy như thế nào?”. Qua hoạt động trò chuyện đó giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.doc