Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

docx 17 trang skkn 23/09/2024 430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG Cư
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ
 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ
 MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
 Người thực hiện: Phạm Thị Hường
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Cư SKKN 
 thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất
 NĂM 2016 I.MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.”
 Câu nói đó của Bác đã in sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta, đặc biệt là những 
người mẹ hiền thứ hai của trẻ - những người làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ 
mầm non. Bởi thế, để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ thì không 
chỉ cần có sự yêu thương chăm sóc của gia đình mà cần phải có cả sự yêu thương 
chăm sóc giáo dục của toàn xã hội đặc biệt là trường mầm non thân yêu của trẻ. Vì 
chính nơi đây trẻ được lớn lên từng ngày nhờ vào sự yêu thương chăm sóc giáo dục 
của các cô giáo. Như chúng ta đã biết, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong độ tuổi ở 
trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trẻ thơ của chúng 
ta lớn lên là nhờ vào sự nâng niu, âu yếm và bằng sự yêu thương chăm sóc của ông 
bà, cha mẹ và của những người mẹ hiền thứ hai là cô giáo.
 “Sức khoẻ là vốn quý của con người” và đời người lại được khởi đầu bằng tuổi 
trẻ. Để có một tương lai thì chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng là “Sức 
khoẻ của trẻ thơ” trẻ có được sức khoẻ tốt thì chúng sẽ tham gia tích cực vào các hoạt 
động vui chơi và phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ - lao động. Trường học là 
cái nôi nuôi nấng trẻ thơ nên người và mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn cho con em 
mình nên người, khoẻ mạnh. Nhưng làm thế nào để cho đứa trẻ thật sự khoẻ mạnh 
thì quả là một điều khó khăn, là một điều mà không ít các cô giáo mầm non đang trăn 
trở. Là một giáo viên mầm non, đã và đang trực tiếp làm công tác chăm sóc - giáo 
dục trẻ, tôi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn 
thực phẩm đối với con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng là rất cần thiết. 
Chính về thế, song hành cùng các môn học, các hoạt động trong trường mầm non mà 
các cô giáo cung cấp cho trẻ, thì kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực 
phẩm cũng là kiến thức quan trọng không thể bỏ qua. Bởi khi nhận thức và hiểu được 
về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cho trẻ biết tự chăm sóc mình; 
từ đó cũng phần nào nâng cao tính tự lập ở trẻ góp phần giúp cho trẻ phát triển toàn 
 1 đồng chúng ta. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một quá trình 
tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lí trí của con người nhằm làm thay 
đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức 
khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng. Nhất là đối với sức khỏe của trẻ em. Trẻ 
được ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì trẻ sẽ có sức khỏe tốt, trẻ em khỏe 
mạnh thì trẻ sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động vui chơi, học tập một cách tích 
cực từ đó phát triển toàn diện về các lĩnh vực giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách 
trẻ.
 Như chúng ta đã biết hiện nay vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 
đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội. Đặc biệt đối với ngành giáo dục, trong 
đó bậc học Mầm non thì vấn dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò 
rất quan trọng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường. Hơn 
nữa, vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với 
sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức khỏe, trí tuệ của trẻ trong xã hội ngày 
càng phát triển. Chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe 
cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần 
rất quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo 
vệ sức khỏe của trẻ, được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình 
thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên 
vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ 
ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của 
trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho 
trẻ cần được quan tâm và thực hiện một cách có hiệu quả. Khi trẻ hiểu về dinh dưỡng 
và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng góp phần để trẻ tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân 
và còn góp phần phát triển thể lực, trí lực tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện nhân 
cách ở lưa tuổi và cả sau này.
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Thực trạng :
 * Thuận lợi:
 Trường mầm non Quảng Cư luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ủy ban 
nhân dân xã , Phòng giáo dục, cho nên nhà trường đã có bếp một chiều với đầy đủ đồ 
 3 toàn thực phẩm qua các môn học khác, chưa tổ chức được cho trẻ qua các hoạt động 
như hoạt động góc hay hoạt động vui chơi ngoài trời hoặc ở mọi lúc mọi nơi.
 Kiến thức giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm không có môn học nào 
nhất định mà giáo viên chỉ lồng ghép tích hợp trong các môn học và các hoạt động 
khác.
 2.2. Kết quả của thực trạng:
 Qua thực nghiệm trên lớp và qua dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy kết quả giáo 
dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên trẻ chưa cao, trẻ lĩnh hội kiến thức 
còn dập khuôn, thụ động.
 Ví dụ: Khi cho trẻ tham gia hoạt động góc phân vai: đóng vai thành viên gia 
đình như thể hiện hành động nấu ăn, cô hỏi:
 “ Bác” đang làm gì đấy?
 Nấu món gì?
 Hay: bác ơi nấu món này như thế nào ?
 Trẻ còn chậm trong việc trả lời cô có khi trẻ chỉ nói theo bạn mà không biết 
đúng hay sai, hoặc chế biến món ăn mà không biết mình đang “nấu” món gì. Nhiều 
trẻ còn chưa biết ăn nhiều các loại thức ăn khác nhau
 Chưa phân biệt được các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các món ăn hàng 
ngày; Chưa có thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn, khi ăn còn rơi vãi nhiều, nói 
chuyện trong giờ ăn...
 Cô giáo còn chưa chú ý nhiều đến từng cá nhân trẻ, những trẻ thông minh 
nhanh nhẹn chưa được bộc lộ khả năng của mình, những trẻ yếu, trẻ nhút nhát chưa 
được bổ sung những thiếu sót. Trẻ được thực hành ít nên có khi kiến thức nắm được 
lại dễ quên.
 * Với thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu và thu được kết quả 
như sau:
 Đạt
 Chưa đạt
 Số Tốt Khá
 Nội dung Trung bình
 trẻ
 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 
 (%) (%) trẻ (%) (%)
 5 kiến, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong quá trình tổ chức các hoạt 
động để đảm bảo truyền thụ đầy đủ, đúng nội dung về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn 
thực phẩm phù hợp với lứa tuổi, với từng đặc điểm cá nhân trẻ.
 - Giáo viên phải linh động, sáng tạo khi sử dụng các phương pháp dạy học, 
lựa chọn hình thức giáo dục linh hoạt để tạo cơ hội phát huy tính tích cực hoạt động 
của trẻ.
 - Làm tốt công tác tuyên truyền tầm quan trọng và ý nghĩa của dinh dưỡng và 
an toàn thực phẩm đến tất cả các bậc phụ huynh.
 Bên cạnh đó giáo viên luôn nắm vững những đặc điểm tâm lí lứa tuổi của trẻ 
để cô vừa là người bạn, người mẹ vừa là người hướng dẫn giúp trẻ thấy thoải mái tự 
tin, tham gia tích cực và đạt hiệu quả cao trong hoạt động.
 3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
 3.2.1. Xây dựng nề nếp học tập:
 Tôi luôn chú trọng xây dựng nề nếp học tập trong giờ học cũng như các hoạt 
động trên lớp của trẻ. Nề nếp của trẻ là điểm đầu tiên cho mọi hoạt động của trẻ, nếu 
trẻ không nề nếp tốt sẽ dấn đến kết quả học tập không tốt. Tôi rèn nề nếp bằng cách 
chia tổ, đặt tên tổ và bầu ra tổ trưởng. Trong giờ học, xếp cháu mạnh dạn với cháu 
nhút nhát, cháu yếu kém xếp phía trên gần cô. Những cháu thiếu tập trung hay phân 
tán tư tưởng, tôi quan tâm động viên, khích lệ trẻ tập trung chú ý, kịp thời uốn nắn 
tác phong ngồi học, thái độ kết hợp với bạn trong nhóm cho những cháu chưa chú ý, 
có tính cá nhân. Cuối ngày nhận xét, nêu gương và bình cờ, có thái độ khen chê rõ 
ràng đối với trẻ.
 3.2.2. Tạo môi trường hoạt động về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
 Môi trường hoạt động sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều 
mới lạ; các kiến thức, kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Vì thế, tôi luôn trang 
trí lớp, tạo môi trường học tập phong phú . Trong lớp tôi có làm bảng biểu “ Bé với 
dinh dưỡng” với đầy đủ các nhóm thực phẩm và tôi đã chia theo nhóm với hình thức 
tạo góc mở để trẻ hoạt động . Bầy đồ chơi đẹp như các dụng cụ, đồ dùng đồ chơi đẻ 
trẻ có thể thực hành chế biến món ăn. Chuẩn bị một số nguyên liệu gần gũi, những 
nguyên liệu chế biến món ăn đơn giản để trẻ có thể thực hành dễ dàng. Ngoài ra, tôi 
 7 khi dặt tình huống trẻ dẽ hiểu, trẻ dễ dàng nhận thức được vấn đề và đưa ra đáp án.
 Ví dụ: Ngày chủ nhật tuần này, gia đình bạn búp bê được nghỉ, cả gia đình sẽ 
chuẩn bị những món ăn ngon để liên hoan , bạn búp bê sẽ nhờ các con - những người 
nội trợ giỏi đến giúp bạn. Theo con, con sẽ chuẩn bị món gì ; sẽ bắt đầu như thế nào; 
tiếp theo sẽ như thế nào; Trong bữa ăn cần ăn như thế nào mới dảm bảo sức khoẻ hãy 
nói cho gia đình bạn búp bê biết nào....
 Tức là cô sẽ để trẻ tự thể hiện ý tưởng của mình và cô là người gợi ý giúp đỡ. 
Khi trẻ thể hiện cô cần tăng cường các câu hỏi gợi ý nhằm giúp trẻ củng cố lại những 
gì trẻ đã lĩnh hội được, khuyến khích trẻ sáng tạo, suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Từ 
đó, cô thăm dò được khả năng của trẻ để có biện pháp thích hợp hơn.
 3.2.4.Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các 
môn học.
 Như trên tôi đã đề cập: “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 
không phải là một môn học riêng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm 
non”. Chính vì thế, cô giáo cần linh động, sáng tạo phương pháp tích hợp dựa trên 
nền tảng đổi mới phương pháp giáo dục; quá trình vận dụng tích hợp cần lựa chọn 
nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình trở nên chắp vá, rời rạc
 Trong hoạt động: làm quen với môi trường xung quanh, khi học về các loại 
quả - hạt phổ biến, cô có thể khai thác lĩnh vực dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực 
phẩm bằng cách hỏi, gợi ý để trẻ nói lên những gì trẻ biết: quả đó cung cấp chất gì? 
Hạt cung cấp chất gì? Trước khi ăn cần làm gì?... Đến phần luyện tập, cô có thể kết 
hợp trò chơi: chọn quả một hạt, quả nhiều hạt. Chọn hạt cung cấp chất bột ( đỗ, gạo...), 
hạt cung cấp chất dầu mỡ ( lạc, vừng...). Hay khi học về các loại rau, cô cũng có thể 
gợi ý để trẻ nói xem rau cung cấp chất gì? Chế biến được những món gì? Làm thế 
nào? Trước và khi ăn thì phải như thế nào?...
 Trong hoạt động tạo hình, bài vẽ thực phẩm, cô có thể gợi ý để trẻ vẽ theo 
nhóm (chất bột, chất béo, chất đạm và vitamin) . Hoặc khi nặn các loại quả, cô sử 
dụng câu hỏi để trẻ nói được quả cung cấp chất gì và khi ăn thì cần phải như thế 
nào?...
 Trong hoạt động làm quen với chữ cái, khi treo tranh để trẻ làm quen, cô sẽ 
 9 thực phẩm. ví dụ: trẻ chăm trú ngắm nhìn hình ảnh tôi treo ở góc “Bé với dinh dưỡng”, 
tôi hỏi hình ảnh đó vẽ gì? Chỉ cho cô món giàu chất đạm, giàu chất bột...? Hay con 
biết món này chế biến như thế nào không? Khi ăn cầ phải như thế nào?...
 Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường cũng không 
kém phần quan trọng. Tôi thường trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trẻ và trả trẻ 
về tình hình học tập của trẻ để phụ huynh nắm được tình hình của con em mình và 
có biện pháp giáo dục trẻ ở nhà. Những phụ huynh không có điều kiện đưa đón, tôi 
viết giấy mời để phụ huynh thu xếp lên trao đổi với cô giáo.
 Nói tóm lại, khi sử dụng các biện pháp, cô cần linh động sáng tạo, biết lựa 
chọn nội dung tích hợp phù hợp. Tùy vào sự hứng thú, đặc điểm tâm- sinh lý, nhận 
thức của trẻ; tùy thuộc vào nội dung của bài dạy để cô cung cấp kiến thức giúp trẻ 
lĩnh hội tốt và đạt hiệu quả cao.
 3.2.6. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giáo dục dinh 
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm:
 Để trẻ hứng thú hơn tôi luôn áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo 
dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm như cho trẻ quan sát một số hình ảnh 
trên ti vi, băng đĩa, máy tính về thực phẩm và giới thiệu cho trẻ biết những thực phẩm 
đó cung cấp chất gì? Hình ảnh trẻ đang thực hiện thói quen vệ sinh trong sinh hoạt 
hằng ngày.
 Những hình ảnh trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì để trẻ biết suy dinh dưỡng 
không tốt và béo phì cũng không tốt cho cơ thể.
 3.2.7. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh tronghoạt động giáo 
dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm:
 Phối hợp với phụ huynh trong hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an 
toàn thực phẩmlà rất quan trọng. Vì qua đó chúng ta biết được sở thích các món ăn, 
thói quen vệ sinh của trẻ ở nhà để có cách giáo dục thống nhất giữa gia đình và phụ 
huynh.
 Ví dụ như: ở trường cô thường dạy cháu có thói quen vệ sinh trước và sau khi 
ăn: như rửa tay trước khi ăn, khi ăn không nói chuyện, cười đùa, không làm rơi vãi 
cơm, nếu rơi vãi cơm biết nhặt vào đĩa thì ở nhà phụ huynh cũng rèn luyện những 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dinh_duong_v.docx