Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC Họ và tên : Nguyễn Thị Kiều Oanh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường mầm non Hoa Sữa Lĩnh vực : Giáo dục Mẫu giáo NĂM HỌC 2017 - 2018 0/22 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ở trường mầm non, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, nhịp điệu, tiết tấucùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảmĐối với trẻ em, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và hiểu biết của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ. Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những mơ ước, những cảm xúc mạnh mẽ. Trong giáo dục âm nhạc, điều quan trong không phải là dạy trẻ hát chuẩn xác, rõ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải được tham gia các hoạt động âm nhạc như nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc. Bài hát là phương tiện để giáo dục trẻ nhiều mặt. Đó là các bài hát giản dị, có tính nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mĩ, đạo đức tốt đẹp. Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô giáo, bạn bè và những người trong cộng đồng. Vì vậy, giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc trong trường Mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm thụ được cái đẹp, tạo niềm tin tưởng trong các cháu. Ngoài ra, âm nhạc còn là phương tiện giáo dục đạo đức. Lời ca của âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất chữ tình. Nội dung lời ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bètừ đó gợi mở cho các cháu về cách ứng xử, hay nói cách khác là giáo dục các cháu đạo đức làm người. 1/22 Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng giáo dục toàn diện của âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo là điều cần thiết đầu tiên để tiến hành tốt việc giáo dục âm nhạc cho các cháu. Nhận biết được tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ mầm non nên khi trẻ còn ở lứa tuổi rất nhỏ, lứa tuổi 24- 36 tháng ngoài các hoạt động giáo dục khác ra thì tôi đã rất chú trong vào hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi luôn cố gắng tìm tòi và đưa ra các biện pháp phù trong việc tổ chức các hoạt động âm nhạc khiến trẻ thấy hào hứng, hứng thú nhất. Và qua thực tế tôi đang dạy dạy trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng, tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, đưa ra “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu thực tế khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ - Đưa ra một số kinh nghiệm nhằm tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc 3. Đối tượng nghiên cứu : - Trẻ 3- 4 tuổi - Tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát sư phạm. 5. Kế hoạch nghiên cứu - Từ tháng 09/2017 đến tháng 10/2017 chọn đề tài và trang bị lý luận. - Từ tháng 11/2017 đến tháng 02/2018 quan sát, đánh giá giáo viên trong thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ tại nhóm lớp. - Tháng 3/2018 đánh giá kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm. 3/22 âm nhạc còn thiếu sáng tạo,linh hoạt, chưa hấp dẫn trẻ, một số hoạt động còn áp đặt chưa dựa trên nhu cầu , hứng thú của trẻ, dụng cụ âm nhạc chưa phong phú nhiều chủng loại. - Một số nội dung vẫn còn lặp lại, không tạo được hứng thú cho trẻ. Hơn nữa trẻ 3-4 tuổi thời kỳ này ở trẻ xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt động khá cao. Trẻ nói và hát trong mọi hoạt động, thích nghe hát, biết đáp ứng lại và hay bắt trước những cử chỉ, hành động của người khác.Trẻ nhận ngay đượcvà hát được bài hát quen thuộc. Giai điệu quen thuộc, hát đi hát lại một bài hát, thích làm quên với nhạc cụ mới, biết nghe dạo nhạc, biết thể hiện tình cảm khi múa , hát. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng hìnhcảm xúc và hứng thú tương đối ổn định và hưởng ứng theo giai điệu bài hát. Chính vì vậy tôi luôn mong muốn các con luôn hứng thú với các hoạt động giáo dục ân nhạc để âm nhạc góp phần nuôi dưỡng phát triển đi sâu vào tâm hồn trẻ thơ . Lên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc” Trong quá trình thực hiện, tôi có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT quận Long Biên và Ban giám hiệu trường mầm non Hoa Sữa thường tổ chức kiến tập các hoạt động giáo dục, thông qua đó mà tôi có nhiều cơ hội được học hỏi, tham khảo và rút kinh nghiêm rất nhiều trong việc tổ chức các hoạt động trong đó có hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. - Trường đạt chuẩn quốc gia nên được đầu tư trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đầy đủ, hiện đại, dễ sử dụng. - Lớp tôi có 3 giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Luôn nhận được sự phối kết hợp của các giáo viên trong lớp, sự động viên kịp thời của Ban giám hiệu, của các bậc phụ huynh học sinh qua đó giúp tôi có thể tổ chức những hoạt động giáo dục âm nhạc sáng tạo, hấp dẫn đối với trẻ. 2.2. Khó khăn: - Còn một số trẻ không học qua lớp 24 - 36 tháng và một số trẻ hay nghỉ học, nên tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp kiến thức, rèn nếp cho trẻ. - Trong lớp còn một số trẻ nhút nhát chưa hứng thú tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc. 5/22 * Lựa chọn bài hát cho trẻ nghe Tương tự như lựa chọn các bài hát dạy trẻ hát hay những bài cho trẻ vận động lựa chọn các bài hát cho trẻ nghe tôi cũng phải dựa theo kế hoạch hoạt động giáo dục của từng tháng. So với việc lựa chọn các bài để dạy các cháu hát, hay dạy vận động thì bài chọn cho các cháu nghe có phạm vi rộng rãi hơn nhưng những bài hát đó phải phù hợp với sở thích cũng như năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ. Khi lựa chọn các bài hát nghe dành cho trẻ 3- 4 tuổi tôi thường lựa chọn những bài hát về người thân như “Chiếc khăn tay” “Bố là tất cả” các bài hát ru, những bài hát dân ca có giai điệu mượt mà như “Ru con”, “Hoa thơm bướm lượn” “Lý cây bông” hoặc những bài hát mẫu giáo nhỡ và lớn như: “Cô giáo miền xuôi”, “ Bố là tất cả” “Bác đưa thư vui tính” “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” . *Lựa chọn các trò chơi âm nhạc Trẻ ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Các hoạt động âm nhạc như ca hát, vận động, nghetổ chức dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ thường được nhiều trẻ yêu thích. Tôi đã lựa chọn hoặc cải biên một số trò chơi để phù hợp với trẻ nhà trẻ mà vẫn giúp trẻ luyện tai nghe, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, cảm thụ âm nhạc một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tôi thường sử dụng các trò chơi âm nhạc như : - Trò chơi luyện thuộc tính âm nhạc : “ Tai nghe” VD : + Trò chơi “Nghe đoạn nhạc đoán tên bài hát” Cách chơi : Cô bật đoạn nhạc cho trẻ nghe rồi hỏi trẻ đoạn nhạc đó trong bài hát nào? + Trò chơi “ Bắt chước các con vật” Cách chơi: Cô nói tên con vật, trẻ bắt chước tiếng kêu, tạo dáng các con vật. + Trò chơi “Nghe và đoán tên nhạc cụ” Cách chơi: Cô chuẩn bị một số dụng cụ âm nhạc, sau đó cô yêu cầu trẻ nhắm mắt. Cô sử dụng nhạc cụ nào đó để nó phát ra tiếng kêu. Cô cho trẻ mở mắt trẻ sẽ đoán xem đó là âm thanh của loại nhạc cụ nào. Hoặc :-Trẻ nghe làm các động tác minh họa vận động theo tiết tấu nhanh , chậm. - Với bài hát “ Em đi chơi thuyền” tôi chia trẻ làm 2 đội tặng mỗi trẻ 2 mái chèo. Trẻ nghe và chèo thuyền nhanh, chậm theo tiết tấu của bài hát, nhạc nhanh thì chèo nhanh và ngược lại. Với một số trò chơi như “ Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát” “ Chiếc nón kỳ diệu” “ ô cửa bí mật” tôi sử dụng trên bảng tương tác trẻ rất hứng thú, nhớ lâu... 7/22 làm nhép . Vì khi trẻ đươc thấy cô vừa đánh đàn, sử dụng nhạc cụ vừa hát thì trẻ cảm thấy rất thích thú. Đến phần hát và biểu diễn của trẻ nếu cứ để trẻ chỉ hát đi hát lại với cô và với đàn nhiều lần thì trẻ sẽ rất chán, chính vì vậy tôi đã làm những dụng cụ âm nhạc phù hợp để trẻ hát kết hợp với việc sử dụng những dụng cụ âm nhạc đó. Như vậy, phần biểu diễn của trẻ sẽ hay hơn, sinh động hơn mà trẻ lại cảm thấy thích thú hơn. Ngoài những dụng cụ âm nhạc ra tôi còn thay đổi các hình thức hát khác nhau như (hát theo tổ, nhóm, cá nhân) thêm vào đó với một số bài hát tôi còn chuẩn bị cho trẻ trang phục do tôi tự may, làm bằng một số nguyên liệu khác để trẻ mặc những trang phục đó để biểu diễn hoặc tôi cho trẻ đội những chiếc mũ xinh xắn, trẻ có thể vừa hát kết hợp với một số vận động phù hợp với nội dung của bài hát. Hình ảnh: Trẻ mặc trang phục và sử dụng dụng cụ âm nhạc để biểu diễn Với dạy vận động thì tôi tìm những động tác phù hợp nhất với khả năng của đa số trẻ trong lớp. Khi trẻ thực hiện các động thì cũng như dạy hát, để sự thích thú của trẻ tôi cũng cho trẻ biểu diễn kết hợp với trang phục hoặc những dụng cụ phù hợp với các động tác vận động. Khi trẻ biểu diễn các lời nhận xét cụ thể, khích lệ thích hợp sẽ tạo cho biểu diễn một cách sáng tạo tích cực. Với trẻ tôi không chê mà luôn đưa ra 9/22 (Hình ảnh: Trẻ vừa đi vừa hát kết hợp với đồ dùng và những vận động minh họa cho bài hát) Hình ảnh: Những cô gái hát dân ca quan họ Bắc Ninh Với những bài của các dân tộc, thì bài hát của dân tộc nào thì tôi đưa ra những hình ảnh của dân tộc đó (những hình ảnh trong mùa lễ hội). 11/22 Hình ảnh Bác Hồ với em bé *Các hoạt động khác Nếu cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc trên các giờ học âm nhạc thì chưa đủ. Vì vậy trẻ được tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sức chú ý của trẻ, làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ. Chuẩn bị tập thể dục sáng: Cô mở một đoạn nhạc giai điệu vui tươi, khỏe khoắn, để tạo không khí sôi nổi, phấn trấn giúp trẻ chuẩn bị tâm thế tập thể dục sáng tích cực hơn như dùng các bản nhạc: “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “nắng sớm” “ Con cào cào”. Giờ hoạt động có chủ đích cô dùng 1 bài hát ( đoạn nhạc) có tiết tấu vui tươi, trong sáng, để tạo không khí nhẹ nhàng khi bước vào giờ học. Chuẩn bị hoạt động góc: Dùng các bài hát (đoạn nhạc) vui tươi dí dỏm, có nội dung vui chơi, hoặc phù hợp với chủ đề để tạo tâm thế vui vẻ tích cực bước vào giờ chơi của bé. Ngoài ra, ở góc âm nhạc tôi trang trí với rất nhiều hình ảnh phong phú, bắt mắt và rất nhiều những dụng âm nhạc để khi chơi ở góc này trẻ tha hồ sử dụng những dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích để trẻ hát, trẻ biểu diễn 13/22
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.doc