Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái
MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1/ Lý do chọn đề tài 1 2/ Mục đích nghiên cứu: 1 3/ Đối tượng , phạm vi nghiên cứu: 1 4/ Đối tượng khảo sát, thực nhiệm: 1 5/ Phương pháp nghiên cứu: 2 6/ Phạm vi kế hoạch nghiên cứu: 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1 – Cơ sở lý luận: 2 2. Cơ sở thực tiễn 3 2.1. Khái quát tình hình của trường 3 2.2 Thuận lợi: 3 2.3 Khó khăn: 4 3. Các biện pháp thực hiện 4 3.1. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái" 5 3.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi 5 3.3. Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. 6 3.4. Biện pháp 4 : Phối hợp với phụ huynh: 6 4. Kết quả 7 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8 1. Kết luận: 8 2. Khuyến nghị: 9 5/ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lý luận: Đọc tài liệu, thu thập , phân tích khái quát hóa hệ thống hóa tài liệu có liên quan tới tâm lý học, sinh lý học giáo dục học mầm non .- Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế. - Đối tượng nghiên cứu: Lớp giáo lớn A1. 6/ Phạm vi kế hoạch nghiên cứu: - Từ tháng 8 -9 /2018 : Chọn đề tài và trang bị lý luận - Từ tháng 9/2018 - 3/2019: Tổ chức cho trẻ thực hiện các biện pháp hoạt động - Từ tháng 3 – 4/2019 : phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cỏi không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái. Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái, Bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Và tôi đó chọn đề tài nghiên cứu "Biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái". Trong thực tế ở trường Mầm Non để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới thì hầu như các giáo viên đang còn bị vướng mắc giữa cái mới và 2/10 - Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ cái, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch. - Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đầu quay thuận lợi cho việc dạy và học. 2.3 Khó khăn: Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề "Làm quen chữ cái". Phụ huynh còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học, còn khi viết do phụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. * Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau: Số trẻ Mức độ đạt được TT Khả năng KS Đạt Chưa đạt 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 39 73,3% 26,7% 2 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 39 80% 20% 3 Trẻ tô, viết đúng chữ cái 39 83,3% 16,7% Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 4 39 86,6% 13,4% động làm quen chữ viết Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và 5 39 90% 10% quy trình đọc Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao, số trẻ nhận biết và phát âm đúng còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết đạt hiệu quả cao. 3. Các biện pháp thực hiện Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen chữ cái trong trường như sau: 4/10 những món hàng chứa chữ cái Đ Khi mua hàng xong trẻ phải nói được đó là loại gì? và có chữ cái gì? các tổ kiểm tra lẫn nhau và đọc to chữ cái. Đến trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ cái B, D, Đ "Mùa xuân đến cho chúng mình được đi chơi ở những đâu?" (Được đi xem pháo hoa, đi công viên) trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ cô cho các con đọc bài "Rềnh rềnh ràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học. Hoặc với trò chơi "Tìm đồ dùng học tập" trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ Ơ thì phải lấy thước kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Vịt con học chữ" sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó. Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó có giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ O giống quả trứng, quả cam, chữ Y giống cái nạng, chữ D giống cái giáo, chữ H giống cái ghế. 3.3. Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. Các hoạt động ngoài giờ học cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làm quen với chữ cái. Việc làm quen với chữ cái ở đây nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí cho trẻ, bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các tiết học trên lớp, giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các chữ cái đã làm quen, biết cách phát âm đúng, không nói ngọng, không nói tiếng địa phương. Từ đó giúp trẻ trau dồi kiến thức chữ cái của mình. a) Thông qua giờ đón - trả trẻ: Trong thời gian đón trẻ: Tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, hoặc tôi cùng trẻ giải các câu đố có chứa chữ cái. b) Thông qua lúc dạo chơi, tham quan: Khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên tôi có thể cung cấp kiến thức về chữ cái qua việc tìm hiểu một số loại cây và rau có trong vườn trường, đọc tên các loại cây, rau đó. Tìm các chữ cái đã học trong tên các cây, rau đó. 3.4. Biện pháp 4 : Phối hợp với phụ huynh: - Thông qua giờ đón, trả trẻ cô luôn tuyên truyền các hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái. Hướng cho các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường để dạy trẻ học chữ cái như: gia đình có thể gợi ý hỏi trẻ kể lại chuyện ở trường, chuyện cổ tích, truyện tranh, chuyện sinh hoạt hàng ngày - Sau mỗi lần tiếp thu chuyên đề tại huyện, tôi mời phụ huynh tham dự giờ dạy mẫu của cô. 6/10 2 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 39 98% 2% 3 Trẻ tô, viết đúng chữ cái 39 94% 6% Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 4 39 100% 0% động làm quen chữ viết Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và 5 39 100% 0% quy trình đọc Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ nhận biết và phát âm đúng tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng kể. Vì vậy có thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc như thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc làm quen với chữ cái sẽ được nâng lên rõ rệt. 4.3. Đối với phụ huynh: Những năm chưa sử dụng biện pháp phối kết hợp với phụ huynh một cách tích cực dẫn đến kết quả đồ dùng trực quan còn đơn điệu chưa phong phú. Nhưng từ khi phối hợp với phụ huynh bản thân tôi đã chú ý vận dụng tuyên truyền một cách thuyết phục cho bộ môn "Làm quen chữ cái". Đặc biệt phụ huynh rất quan tâm tới việc học chữ của con em, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà rèn luyện thêm như viết đúng cách, đúng dòng kẻ Tạo cho cô giáo một điểm tựa tốt hơn. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Từ những thực tế trên, cũng như các kết quả cao trước hết tôi phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho một tiết học của cô và trẻ, các đồ dùng đó có màu sắc, hình dáng đẹp, an toàn để kích thích tính tò mò của trẻ, những đồ dùng đó phải có sức hấp dẫn, biết lựa chọn trò chơi câu đó, bài hát, phù hợp với nội dung bài dạy và chủ điểm luôn tạo tình huống bất ngờ, thú vị. - Bám vào nội dung yêu cầu dạy đúng trọng tâm của bài dạy tích hợp các môn học khác vào tiết dạy một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao, ngôn ngữ diễn đạt của cô ngắn gọn, cụ thể, cô phát âm mẫu chính xác, rõ ràng, lời giới thiệu bài, bước chuyển tiếp linh hoạt gây được sự chú ý của trẻ và đặc biệt cô giáo phải nắm vững yêu cầu phương pháp bộ môn. - Để giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết và phát âm đúng đạt kết quả cao, trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, luôn đầu tư học hỏi kinh nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tính linh hoạt trong giờ dạy. 8/10 - Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức. - Biết kết hợp hoạt động trong tiết học và ngoài tiết học một cách phù hợp và khoa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Giáo viên nên có sổ nhật ký để cập nhật thông tin trong từng ngày để bổ sung, điều chỉnh cho trẻ một cách kịp thời. Trên đây là một số kinh nghiệm dạy bộ môn Làm quen chữ cái mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Với khuôn khổ một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn yêu thích. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Long Biên, ngày 22 tháng 3 năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Mai Hương 10/10 Hình 2: Góc chữ cái Hình 3: Trò chơi chữ cái 12/10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_chat_luon.doc