Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi trường mầm non - Trường Mầm non Thanh Vân

docx 24 trang skkn 29/05/2024 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi trường mầm non - Trường Mầm non Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi trường mầm non - Trường Mầm non Thanh Vân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi trường mầm non - Trường Mầm non Thanh Vân
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, người lớn hãy viết lên đó những điều 
tốt đẹp nhất”
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là hết sức cần thiết, 
các bé ở lứa tuổi này nhận thức cũng như hành động đều trong sáng như một tờ 
giấy trắng, khi gieo vào các em những gì thì nó sẽ hình thành thói quen sau này 
cho các em như vậy
 Như chúng ta đều biết ở lúa tuổi mầm non trẻ rất là hiếu động, tò mò, ham 
hiểu biết, trẻ không biết cách tự bảo vệ bản thân mình trước nhứng nguy hiểm, 
do đó gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Lý do một phần là do bất cẩn, thiếu trách 
nhiệm của người lớn nhưng một phần là do trẻ thiếu kỹ năng sống đơn giản 
trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ là điều 
quan trọng.
 Muốn biết phải dạy trẻ kỹ năng sống ra sao? Như thế nào? Ta cần hiểu kỹ 
bản năng sống là gì?
 Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự bảo quản bản thân và kỹ năng xã 
hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
 Kỹ năng sống là gì? Là kỹ năng làm chủ bẩn thân và của mỗi người, kỹ 
năng ứng xử phù hợp với người khác và xã hội, kỹ năng ứng phó tích cực trước 
các tình huống của cuộc sống.
 Nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì sẽ thúc đẩy 
sự phát triển của cá nhân và xã hội. Trong thực tế, có khoảng cách giữa nhận 
thức và hành vi, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Vì thế, kỹ 
năng sống chình là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ hành vi 
và thói quen tích cực, lành mạnh, góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính 
xã hội tích cực năng cao chất lượng cuộc sống và xã hội giảm các vấn đề xã hội. 
Giáo dục kỹ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con 
người, quyền công nhận trong pháp luật Việt Nam và Quốc tế.
 Do đó, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có thể ứng phó tích cực trước sức 
ép của cuộc sống vì sự nôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan 
hệ với gia đình, bạn bè, và mọi người. Đặc biệt với trẻ mầm non, trong quá trình 
phát triển nhân cách của trẻ nếu trẻ sớm được hình thành và sớm được tôn vinh 
các giá trị của mình thì trẻ có một nhân cách phát triển toàn diện, biết tự khẳng 
định mình trong cuộc sống. Trẻ em là giai đoạn học sống và tiếp thu lĩnh hội giá 
trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần có biện pháp giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ để trẻ có thể nhận thức đúng và hành vi phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi thường tập trung lo lắng cho 
những trẻ có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trung những năm 
tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản vì ở độ tuổi này thường không có khả 
năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe, học tập và làm việc theo nhóm, 
 1 giúp trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập 
lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng cuộc sống sau này.
 Trong xã hội ngày nay kiến thức của con người ngày càng phát triển và 
mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường 
xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo 
dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc 
sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo 
dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức về tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải 
nghiệm trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các 
bạn cùng nhóm trong lớp tạo nhiều cơ hội cho trẻ tương tác, giáo tiếp với nhau 
trong lớp như thảo luận, trao đổi ý kiến giả quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệp, 
trải nghiện những vai trò khác nhau đặc biệt là trẻ mầm non rất muôn màu muôn 
vẻ, thỏa thích vui đùa cũng là quá trình học tập quan trọng nhất trong giai đoạn 
đầu nhận biết thế giới, sự hướng dẫn khéo léo có thể biến quá trình vui chơi của 
trẻ thành quá trình phát triển trí tuệ hết sức tự nhiên, giúp trẻ “Học mà chơi, chơi 
mà học”. Có câu nói “Khi bạn bắt cá cho con bạn ăn, chúng sẽ có cá ăn một 
ngày nhưng nếu bạn dạy cho con bạn cách bắt cá thì chúng sẽ có cá để ăn cả 
đời”.Tham gia hoạt động tập thể đòi hỏi trẻ phải tự nỗ lực rất nhiều, nếu như trẻ 
không có kĩ năng thì việc thực hiện là rất khó. Vui chơi chính là một hoạt động 
tạo nên tính tự lập ở trẻ. Trẻ được tự mình chơi, là chủ thể chơi không bị ép 
buộc. Vì vậy, cha mẹ và giáo viên có thể dựa vào hoạt động vui chơi mà có kế 
hoạch giáo dục khả năng tự lập cho trẻ theo định hướng mục tiêu có chủ đích. 
 7.1.2. Thực trạng về thuận lợi và khó khăn của trường lớp và giáo 
viên trong các trường mầm non 
 Sau khi đưa ra sáng kiến: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 
tuổi trường mầm non Thanh Vân - huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc.
 a) Trường mầm non Thanh Vân
 * Về cơ sở vật chất
 Có 2 khu, 1 khu lẻ có 10 phòng học và 1 khu trung tâm có 9 phòng học. 2 
Khu mới xây dựng khang trang rộng rãi, sân chơi rộng có đồ chơi và khuân viên 
cây xanh. Trường có điều kiện cơ sở vật chất tương đối khang trang, đầy đủ 
trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học.
 * Về đội ngũ giáo viên
 Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 33 trong đó có 2 cán bộ quản lý; 29 
giáo viên; 1 kế toán; 1 nhân viên y tế; 
 Hiện tại trường mầm non Thanh Vân có 29 giáo viên đứng lớp. Trong đó 
có 24 giáo viên có trình độ Đại học, 3 giáo viên có trình độ cao đẳng, 2 giáo 
viên có trình độ trung cấp. Các giáo viên đều được hưởng mọi chế độ và quyền 
lợi theo quy định của nhà nước nên các giáo viên đều yên tâm công tác. 
 * Nhóm lớp: 17 nhóm lớp trong đó nhà trẻ 3; Mẫu giáo 14 lớp.
 b) Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi
 3 Biều 1
 Đạt Chưa đạt
 Mức độ nội dung khảo sát Số trẻ/ Tỷ lệ Số Tỷ lệ
 Tổng số % Lượng %
 1. Kỹ năng giao tiếp 13 37% 22 62,8%
 2. Kỹ năng lãnh đạo 10 28,5% 25 71,4%
 3. Kỹ năng chăm sóc bản thân 12 34% 23 65,7%
 4. Kỹ năng quản lý cảm xúc 10 28,5% 25 71,4%
 5. Kỹ năng học tập 13 37% 22 62,8%
 + Về phía giáo viên
 - Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 - Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình trong việc giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ.
 - Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ.
 + Về phía phụ huynh
 - Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ.
 - Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc 
mà trẻ yêu cầu.
 - Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.
 Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực 
hiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp. Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn tìm cách trang 
bị, các kiến thức về kỹ năng sống và bền bỉ tận tâm rèn luyện những kỹ năng 
sống cơ bản nhất cho trẻ lớp tôi thông qua đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng 
sống cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thanh Vân- huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh 
Phúc”. Sau khi đã chọn đề tài tôi tổng hợp lại từng tiêu chí, cháu nào chưa đạt 
thì lập một danh sách riêng và có kế hoạch rèn trẻ thông qua các hoạt động vui 
chơi, hoạt động học tập, giờ đón trả trẻ... 
 7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến
 Suất phát từ cơ sở lý luận, căn cứ vào tình hình thực tiễn, từ nhận thức về 
tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bặc học mầm non và 
sau này, tôi quyết định tìm tòi, bồi dưỡng, lồng ghép, kết hợp với những phụ 
huynh và đưa ra các biện pháp như sau cho trẻ.
 7.2.1. Biện pháp 1: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp 
 Hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi nói chung và ở lớp tôi 
nói riêng chưa thực hiện tốt, chưa lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, giáo 
viên hầu như không mấy để ý và đi sâu vào hoạt động này. Tôi nhận thấy đây là 
 5 khi có cơ hội được tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng 
nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao 
tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng 
sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất. Việc 
xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa 
chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ có hiệu quả nhất. 
 - Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp ở đây là cách trò chuyện, cách diễn đạt ý 
để người khác hiểu về mình và mình hiểu về những người xung quanh.
 Mà những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm ở nhóm kỹ năng 
này là phát triển cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông qua đó giúp trẻ 
nhận được ra mình là ai? Sở thích của mình là gì?
 Để trẻ tự tin khẳng định mình, tôi luôn tôn trọng và và giúp trẻ xây dựng 
lên cái tôi của bản thân mình.
 Ví dụ: trong giờ hoạt động âm nhạc, khi tổ chức cho trẻ hát, vận động 
theo nhạc tôi luôn luôn khen ngợi trẻ rằng: con hát rất hay hoặc con múa rất đẹp 
lần sau con cố gắng phát huy nhé.
 Hay trong giờ hoạt động tạo hình ở lớp tôi có một số cháu có khả năng tạo 
hình rất tốt, nhưng còn một số cháu do nhút nhát, e ngại nên không giám thể 
hiện, đôi khi sợ còn khóc và nói ‘‘con không biết vẽ, hay con không biết nặn...”. 
Trong những tình huống như vậy, tôi luôn động viên trẻ bằng những lời nói ân 
cần: ‘‘cô biết con có thể làm được và còn làm rất tốt, con chú ý quan sát mẫu 
của cô nhé”.
 Và khi trẻ mắc sai lầm, đừng vội la mắng trẻ mà hãy hỏi xem tại sao trẻ 
làm như vậy. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn và nói cho trẻ hiểu làm như vậy là 
không tốt để trẻ sửa sai.
 Trong các mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình và mối 
quan hệ với người xung quanh. Kỹ năng sống này giúp trẻ tự khẳng định khả 
năng của mình, trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi lĩnh vực 
khác nhau. Nhờ có giao tiếp mà trẻ có thể thuyết phục người khác cùng tham gia 
hoạt động với mình và tự điều chỉnh được hành vi của mình trước những tình 
huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. 
 - Kỹ năng lãnh đạo: Bằng cách tổ chức các hoạt động, trò chơi, câu 
chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, với đội nhóm, 
đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Hình thành ở trẻ ý thức 
trách nhiệm đưa ra những quyết định để cùng bạn giải quyết nhiệm vụ được giao 
và đạt được những kết quả cao. Để giúp trẻ hình thành tốt kỹ năng này, tôi giúp 
trẻ như sau:
 + Trong giờ hoạt động góc: sau khi cô trò chuyện về chủ đề và giới thiệu 
các góc chơi, trẻ được về chơi tại góc chơi mà trẻ thích. Tại góc chơi, trẻ phân 
vai chơi cho nhau và cùng nhau thực hiện công việc. Trong khi trẻ chơi, cô trò 
chuyện với trẻ và có thể sử dụng các câu hỏi: Con và các bạn đang cùng nhau 
làm công việc gì? Con có thấy vui không khi làm cùng với bạn? Nếu công việc 
đó con làm một mình thì có làm được không?
 7 * Hoạt động học làm quen với văn học
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, nội 
dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Tùy từng nội 
dung câu chuyện mà tôi đưa nội dung kỹ năng sống vào để dạy trẻ sao cho, phù 
hợp với trẻ lớp mình.
 Ví dụ: Qua câu chuyện “Cáo, thỏ và gà trống”, tôi dạy trẻ học tập bạn gà 
Trống tính mạnh dạn, tự tin. Tuy nhỏ bé nhưng gà Trống đã biết dùng trí thông 
minh của mình để đuổi cáo ra khỏi nhà.
 Ví dụ: Câu chuyện “Tích Chu”, tôi dạy trẻ kỹ năng luôn quan tâm giúp đỡ 
mọi người đăc biệt là người thân trong gia đình học tập bạn Tích Chu không 
quản ngại khó khăn đi kiếm nước suối tiên về cho bà uống.
Bên cạnh những câu chuyện có trong chương trình, tôi còn sưu tầm thêm một số 
bài thơ câu chuyện có nội dung dạy kỹ năng sống để đưa vào dạy trẻ. Các câu 
chuyện mà tôi đã sưu tầm và thiết kế đã giúp cho trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin hơn 
và có những hiểu biết nhiều hơn về các kỹ năng sống cơ bản cần có trong cuộc 
sống hàng ngày của trẻ.
 * Hoạt động học khám phá
 Với hoạt động học này thông qua các chủ đề mà tôi giáo dục cho trẻ 
những kỹ năng sống cơ bản như: 
 - Ở chủ đề: Trường mầm non tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: Chào 
hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ 
thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ 
bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc
 - Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những 
người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em 
nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi 
vui vẻ với bạn, không quậy phá làm ồn, nhận biết và thể hiện cảm xúc, chia sẻ 
đồng cảm
 - Ngoài ra ở nhánh bản thân tôi lựa chọn kỹ năng tự phục vụ như: Tự mặc, 
cởi quần áo, cách sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, vệ sinh cá nhân, cách ăn uống, 
mặc quần áo phù hợp với thời tiết, sống gọn gàng ngăn nắp. biết bảo vệ bản thân 
trước những tình huống nguy hiểm, không chơi những nơi mất vệ sinh, không 
nhận quà người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết kêu cứu khi gặp 
nguy hiểm, biết một số thông tin về bản thân như, tên, tuổi, sở thích và sử dụng 
lời nói rõ ràng, mạch lạc để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu của bản thân.
 - Ở chủ đề: Nghề nghiệp Ở chủ đề này tôi thường lồng ghép các bài thơ 
câu đố để trẻ hiểu ý nghĩa của các nghề từ đó trẻ biết tuân thủ sự phân công, 
phối hợp với bạn bè để hoàn thành công việc chung, khả năng sáng tạo, diễn tả ý 
tưởng, kỹ năng sử lý tình huống.
 - Chủ đề: Phương tiện giao thông dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy định 
giao thông khi tham gia giao thông, những hành vi văn hóa lịch sự nơi công 
cộng.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.docx