Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một
Phần A: Mở đầu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào lớp một là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Bác Hồ kính yêu đã từng nói “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng to lớn đến chất lượng ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ . Vì vậy việc chuẩn bị tốt cho trẻ 5 tuổi vào lớp một sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Nếu không chuẩn bị tốt sẽ là một thiếu sót rất lớn, tạo một lỗ hỏng lớn khó lấp và gây nhiều khó khăn, lúng túng khi trẻ bước vào lớp một. Chính vì vậy mà việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một được đặt ra một cách nghiêm túc và khoa học. Vậy làm thế nào để trẻ mầm non 5 tuổi có đủ kiến thức, hành trang vững vàng giúp trẻ mạnh dạn, tự tin bước vào lớp một với một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp một. Đó là một quá trình tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào. Vì vậy, việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một sẽ không đạt hiệu quả cao nếu giáo viên không thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy. 1)Thực trạng của vấn đề đòi hỏi có biện pháp mới để giải quyết Qua nhiều năm liên tục được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, tôi nhận thấy: * Về phía giáo viên: một số giáo viên trong quá trình giảng dạy còn đi quá xa và đã lấn át chương trình học của lớp 1. Trong khi đó một số nội dung quan trọng như: phẩm chất, thể lực, trí tuệ, tâm thế đi học, chưa được quan tâm đúng mức. * Về phía phụ huynh: nhiều phụ huynh vẫn còn quan niệm sai lệch, họ cho rằng chuẩn bị cho con vào lớp 1 là chuẩn bị cho con biết đọc, biết viết, biết làm toán,Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã cho con đi học thêm chương trình lớp 1. Họ chưa thấy được tầm quan trọng của việc chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp trẻ vào lớp một một cách vững vàng, tự tin, chưa phối hợp cùng với cô giáo trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. *Về phía học sinh: - Một số trẻ chưa có tính độc lập trong mọi hoạt động, hay ỷ lại ; một số trẻ chưa tự tin vào bản thân dẫn đến thực hiện công việc còn kém. - Còn nhiều trẻ chưa có hiểu biết nhiều về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về toán, khả năng vận động còn chậm chạp, số trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế 30 trẻ ở lớp Mẫu giáo 5 tuổi – điểm chính Thanh Lương đầu năm học 2015- 2016, cụ thể: -Tiến hành áp dụng thực nghiệm : Nghiên cứu quá trình chuẩn cho trẻ vào lớp trong thời gian tôi giảng dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. + Năm học 2013- 2014, 2014- 2015: Tại lớp mẫu giáo 5 tuổi đội 7- Vạn Hội. + Năm học 2015-2016: Tại lớp mẫu giáo 5 tuổi tại điểm chính Thanh Lương. - Thời gian tiến hành từ tháng 9/2013 đến tháng 01/2016. II.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài: * Cơ sở lý luận: Để vào lớp 1, trẻ cần phải được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Bởi vì đối với trẻ Mầm non đang từ cuộc sống thoải mái về thời gian cũng như tinh thần, chuyển sang giai đoạn mới- nơi học tập được xem là hoạt động chủ đạo là một việc không hề đơn giản với trẻ. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ, gặp không ít khó khăn với sự thay đổi này. Vì vậy nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là trang bị cho con thật nhiều tri thức cho việc đọc, viết, làm toán để khi nhập học hạn chế việc con mình không theo kịp các bạn. Mà họ đâu biết rằng trang bị cho con như thế tưởng chừng là có lợi nhưng thực ra là ngược lại. Vì vậy giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị toàn diện cho trẻ về các mặt: phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết. * Cơ sở thực tiễn: Bộ giáo dục đã ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và Chủ trương phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, đó chính là sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Dù trường Mầm non và Tiểu học có nhiều khác biệt nhưng trẻ đến trường Mầm non đã quen với giờ giấc, thực hiện các hoạt động theo quy định, hướng dẫn của giáo viên. Qua quá trình thực hiện, với vai trò là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy mình phải tìm biện pháp cụ thể để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nhằm thực hiện mục đích đầu tiên của Bộ chuẩn và hoàn thành Chủ trương phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi là rất cần thiết, rất cấp bách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, tôi nhận thấy một số giáo viên chưa thật sự đầu tư vào bài dạy, chưa bám sát chương trình Khung và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Các hoạt động trong ngày chưa được tổ chức đều đặn, còn cắt xén thời gian của trẻ, .làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của trẻ mà chính giáo viên là người phải trang bị cho trẻ những kiến thức , kỹ năng cần thiết để vào lớp 1. Cách đây vài năm trở về trước, phụ huynh có con học lớp lá, cháu đến trường phụ huynh chuẩn bị cho con nào là vở viết, và cuối ngày cháu về phụ huynh cứ việc mở vở của cháu xem con mình hôm nay cô giáo cho ghi mấy trang, cho mấy điểm. Và điều đó đã ăn sâu bám rễ vào tư tưởng của họ. Nhưng chương trình giáo dục hiện nay có nhiều đổi mới không như trước nữa mà phụ huynh đâu có nắm bắt kịp. Vì vậy, mỗi phụ huynh có những suy nghĩ, nhận thức khác nhau, có phụ huynh thì hoàn toàn không quan tâm đến việc học của con em mình mà coi đó là trách nhiệm của trường Mầm non. Một số phụ huynh vì quá lo lắng đã đánh cắp đi sự vui chơi của con trẻ: cho trẻ đi học chương trình lớp một trước mà không quan tâm đến việc phải phối hợp cùng cô giáo chuẩn bị cho trẻ về thể lực, trí tuệ, *Ví dụ: Môn LQCC: Không phải giáo viên dạy trẻ học thuộc chữ cái , viết chữ cái đó mà giáo viên dạy trẻ thông qua hình thức “học mà chơi, chơi bằng học” giúp trẻ nhận biết, phân tích chữ cái, nhận biết và phát âm chữ cái trong từ, trong tiếng, - Tôi đã thông báo cho phụ huynh về tình hình trường lớp, đặc điểm, đặc trưng của lớp 5 tuổi là cháu chuẩn bị tập trung những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất để lên lớp một. +Chuẩn bị về thể lực + Chuẩn bị về trí tuệ + Chuẩn bị về ngôn ngữ + Chuẩn bị về mặt tình cảm- xã hội + Chuẩn bị về mặt thẩm mỹ + Chuẩn bị các kỹ năng cho hoạt động học tập, - Tôi đã giới thiệu với phụ huynh về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn, thống nhất phối hợp cùng với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. - Tôi đã phổ biến các chủ trương, chỉ đạo của ngành về việc không được cho trẻ viết vở ô li, học trước chương trình lớp một. Giải thích cặn kẽ tác hại của việc cho con học trước chương trình lớp một ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. - Hàng ngày, vào giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình lúc ở trường và phối hợp với phụ huynh giáo dục cháu lúc ở nhà. Qua cách làm như vậy, tôi thấy phụ huynh rất thoải mái tư tưởng và không còn lo lắng cho con học trước chương trình lớp một. Phụ huynh đã hiểu để chuẩn bị cho con vào lớp một là phải làm gì và kết hợp với cô giáo như thế nào giúp cho trẻ học tập, sinh hoạt một cách tích cực nhất, góp phần giáo dục trẻ một cách toàn diện. 1.2) Chuẩn bị về mặt tâm thế học tập trẻ chuẩn bị vào lớp 1 1.2.1.Chuẩn bị về thể lực Một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của trẻ là sự phát triển thể chất. Vì vậy: - Vào đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu với trạm y tế khám sức khỏe cho trẻ. Tôi đã ghi kết quả cụ thể và trao đổi với phụ huynh về tình hình khám sức khỏe của trẻ để phụ huynh biết và có cách chăm sóc phù hợp. - Cứ 3 tháng tôi kết hợp với nhân viên y tế của nhà trường cân đo, chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Qua đó những trẻ nào tăng cân, giảm cân tôi trao đổi với với phụ huynh để giúp phụ huynh có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn. - Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo của nhà trường, tôi phối hợp với nhân viên y tế của trường mời những phụ huynh có con em suy dinh dưỡng, thừa cân đến để tư vấn cách chăm sóc, - Phát triển hoạt động nhận cảm: Để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tạo tiền đề cần thiết cho việc học tập của trẻ sau này, tôi rèn cho trẻ biết quan sát thế giới xung quanh . Qua đó giúp trẻ nhận biết những thuộc tính cơ bản, đặc trưng của đối tượng, phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Ví dụ : Chú Thỏ thì tai dài, mắt hồng; chú Hươu cao cổ thì có cái cổ cao thật là cao và da thật đặc biệt.... - Phát triển khả năng tư duy cho trẻ: Ở mẫu giáo bé thì tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế nhưng ở mẫu giáo lớn thì tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Vì vậy để phát triển tư duy hình tượng cho trẻ tôi luôn chú ý cung cấp cho trẻ các biểu tượng đa dạng, dồi dào về thế giới xung quanh giúp trẻ hệ thống hóa, chính xác hóa những biểu tượng đó. Ví dụ: ở mẫu giáo bé trẻ nhận biết xe ô tô qua hình dạng nhưng ở lớp 5 tuổi khi nói ô tô thì trẻ sẽ hình dung trong đầu rằng đó là cái gì? Dùng để làm gì?.... - Phát triển kỹ năng hoạt động trí óc đơn giản cho trẻ như so sánh sự giống nhau hay khác nhau của hai hay nhiều sự vật, hiện tượng; đối chiếu về kích thước; hỏi và thử trả lời; đếm số lượng, phân chia, tạo nhóm,..... - Định hướng vào môi trường xung quanh Khả năng định hướng về không gian và thời gian là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ. Nó không chỉ giúp trẻ thích ứng với môi trường sống mà còn là điều kiện giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức ở phổ thông. + Định hướng trong không gian: Cuối tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã định hướng được trên- dưới, trước- sau, trái - phải nhưng lớp tôi vẫn còn nhiều trẻ nhầm lẫn, chưa phân biệt bên trái, phải. Vì vậy trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, học tập tôi thường xuyên rèn luyện cho trẻ tập sử dụng tay trái, tay phải để giải quyết nhiệm vụ chơi, học tập. Vì nếu trẻ không phân biệt được vị trí trong không gian thì sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp thu kiến thức ở các môn học. Ví dụ: những chữ cái p, q, d, b chỉ khác nhau về vị trí các nét, các chữ cái trong không gian. Nếu trẻ nào xác định vị trí trong không gian tốt sẽ đọc, viết dễ dàng mà không bị nhầm lẫn. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tổ chức trò chơi, tiết học tôi luôn đặt ra nhiệm vụ mà trẻ phải dựa vào một vật chuẩn nào đó để giải quyết nhiệm vụ, đồng thời tăng dần độ khó, phức tạp để phát triển khả năng định hướng trong không gian của trẻ. Ví dụ: phái trên bên phải cái tủ có gì? Phía dưới bên trái cái bảng có gì, *Định hướng về thời gian: + Dạy trẻ biết các thời điểm trong ngày: sáng - chiều- tối -đêm. Ví dụ : buổi sáng mặt trời mọc, mọi người chuẩn bị đi làm. + Dạy trẻ biết các ngày trong tuần: trẻ biết được một tuần có 7 ngày, bắt đầu là thứ 2 và cuối cùng là chủ nhật. Cuối tuần mọi người được nghỉ ngơi, giải trí. Sự phát triển về mặt tình cảm- xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này. Vì vậy tôi luôn chú ý hình thành cho trẻ một số chuẩn mực về hành vi đạo đức, xã hội phù hợp với yêu cầu xã hội như những hành vi đúng mực trong lớp, ở trường Mầm non, gia đình, nơi công cộng như đi ra vào lớp phải xin phép cô, tự nhặt rác trong sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định,. Đồng thời tôi thiết lập cho trẻ hàng loạt các mối quan hệ mới như : quan hệ giữa trẻ với người lớn, quan hệ giữa trẻ với nhau,Cho trẻ làm quen một số hành vi đạo đức và ứng xử về những mối quan hệ ở trường Tiểu học ở Mầm non sẽ giúp trẻ thích ứng nhanh chóng khi lên lớp một. Giáo dục trẻ có những tình cảm đạo đức như lòng nhân ái, sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người. 5. dụ: Ở chủ đề “ Gia đình” thông qua hoạt động “Mái ấm tình thương”, tôi đã cho trẻ thực hiện trang trí ngôi nhà theo ý tưởng của trẻ, tôi là người gợi ý để trẻ sáng tạo khi thực hiện, sau đó cô trò cùng nhận xét: Hôm qua cô muốn các con chuẩn bị quà để tặng các bạn, vậy các con sẽ tặng bạn những gì? (Con tặng bạn ngôi nhà). Sau khi tổ chức thành công hoạt động “Mái ấm tình thương”, cô và trò cùng hát bài “ Ngôi nhà mơ ước”. Thông qua hoạt động này, tôi đã gợi được ở trẻ lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. 1.2.5) Chuẩn bị về mặt thẩm mỹ cho trẻ. Sự chuẩn bị toàn diện cho trẻ không thể không nhắc tới sự chuẩn bị về mặt thẩm mỹ bên cạnh trẻ có cơ thể khỏe mạnh, có những quy tắc ứng xử phù hợp với mọi người, có sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Thông qua các tiết học, tiết khám phá tôi luôn giáo dục cho trẻ thích tìm hiểu và biết bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, các tác phẩm nghệ thuật. Thông qua những giờ hoạt động âm nhạc giáo dục trẻ thích nghe nhạc, nghe hát, chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu khác nhau của bài hát, của bản nhạc. Giáo dục trẻ hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích. Giáo dục trẻ biết vận động nhịp nhàng, phù hợp với nhịp điệu của bài hát, biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ theo tiết tấu của bài hát. Ví dụ: với loại tiết dạy trẻ vận động theo tiết tấu chậm như dùng các dụng cụ âm nhạc, chỉ ngón tay, lắc đầu,tôi còn sáng tạo ra hình thức cho trẻ khiêu vũ và một bạn khác đánh đàn ( đàn được làm từ tấm nhựa và giấy đêcan) để thay đổi hình thức cũng như phát huy khả năng sáng tạo của trẻ, cuốn hút các trẻ khác hăng say, tự tin, nổ lực mình trước đám đông. Tôi dạy trẻ biết chọn và sử dụng các nguyên vật liệu đa dạng, biết phối hợp màu sắc để tạo ra sản phẩm tạo hình có nội dung, bố cục, màu sắc hài hòa. Ví dụ: Tôi tận dụng các nguyên vật liệu : hộp sữa, hộp bánh, lõi giấy vệ sinh, thìa sữa chua, chai nước khoáng,cho trẻ làm xe , cột đèn giao thông, mô hình sa bàn, phục vụ cho tiết học giúp trẻ vô cùng hứng thú . 1.2.6) Chuẩn bị tâm lý và một số kỹ năng cho hoạt động học tập
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_5_tu.docx