Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

doc 36 trang skkn 17/01/2024 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
 ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội. Trẻ em cũng vậy, nhưng so với người lớn, trẻ khác ở chỗ, trẻ là sản phẩm chưa hoàn hảo, một mặt trẻ mang trong mình những tiềm năng kì diệu về năng lực trí tuệ và bản tính tốt đẹp của con người. Nhưng mặt khác, mặc dù có nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển của đứa trẻ, nhưng cũng có những yếu tố làm cản trở sự hòa nhập của trẻ đối với cộng đồng, đó là những yếu tố di truyền từ tổ tiên loài người. Một trong những yếu tố nổi bật nhất là: tính cá nhân, tính ích kỉ, tính tham lam Muốn cho trẻ em trở thành người lớn theo đúng ý nghĩa của từ này, nghĩa là con người lớn khôn để trở thành chủ thể trong việc xây dựng và cải tạo môi trường sống, thì nhất định phải có sự tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Hơn thế nữa, nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các nước cho thấy, trí thông minh và tính cách của mỗi con người đã dược hình thành 50% từ 0 – 2 tuổi, đến 3 tuổi thì đã hình thành được 60% và đến 6 tuổi hình thành được 80%. Nếu có sự tác động của giáo dục, những số liệu trên mới thực sự có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Thông thường, người lớn ở bên cạnh trẻ em mới chỉ khai thác được khoảng 6% tiềm năng kì diệu sẵn có. Dưới tác động của giáo dục, phải là giáo dục với phương pháp khoa học, thì các số liệu trên có thể cao hơn nữa. Khi đó, đứa trẻ chắc chắn sẽ trở thành người lớn có đủ năng lực sử dụng, xây dựng và cải tạo tự nhiên. Trong cuộc sống hàng ngày, muốn tồn tại và phát triển, trẻ em phải tiếp cận với môi trường xung quanh. Trong quá trình tiếp cận ấy, các sự vật và hiện 1 của trẻ về môi trường xung quanh còn mang nặng cảm tính và tính trực quan hành động. Việc cung cấp tri thức cho trẻ về các sự vật hiện tượng không chỉ dừng lại ở mức độ biểu tượng, mà cần tăng cường yếu tố trực quan sinh động và hấp dẫn. Việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học phải đưa ra các biện pháp hữu ích và phải quán triệt được một điều là, trẻ phải được nói và làm, giáo viên không nên nói và làm thay trẻ (nhất là trẻ 5 – 6 tuổi). 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học 4. Giới hạn của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển nhận thức Phạm vi đối tượng: Học sinh 5 – 6 tuổi trường Mầm non Krông Ana Phạm vi thời gian: Năm học 2016 - 2017 5. Phương pháp nghiên cứu a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp trao đổi đàm thoại. c. Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp điều tra số liệu. 3 nhiều giáo viên trẻ, linh hoạt, sáng tạo, có khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên (nhất là giáo viên lớn tuổi, giáo viên mới ra trường). Khi tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non (mới), việc tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động còn cứng nhắc, rập khuôn, máy móc (nhất là cho trẻ khám phá khoa học) giáo viên chưa có kỹ năng, thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ khi hoạt động. Khi vận dụng đề tài này, giáo viên sẽ có những kiến thức cơ bản, những biện pháp, những kỹ năng để truyền thụ những kiến thức về môi trường xung quanh cho trẻ một cách có hệ thống. Tính hệ thống ở đây là, hệ thống các đối tượng từ gần đến xa, từ dễ đến khó, đó là tính đồng tâm phát triển trong chương trình giáo dục mầm non. Chương trình cho trẻ khám phá đối tượng xung quanh. Giáo viên đã biết lựa chọn khối lượng kiến thức dạy trẻ phải tăng dần một cách thích đáng. Từ các sự vật hiện tượng gần gũi cụ thể, quen thuộc đến khối kiến thức khái quát về những đối tượng ở trong một môi trường rộng lớn hơn. Tuy nhiên với những nội dung của đề tài này, nếu giáo viên không chịu khó suy nghĩ, rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào thực tế thì nhiều hoạt động cho trẻ khám phá khoa học không đạt được hiệu quả cao. Với nội dung của đề tài này giáo viên đã biết vận dụng trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động. Tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh với nhiều hình thức khác nhau như hình thức trong tiết học, hay hoạt động ngoài trời, đi dạo, đi tham quan đều vận dụng các biện pháp mà đề đưa ra để dạy trẻ, nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực. Trẻ biết phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tri thức đã thu lượm được, đồng thời trẻ biết thao tác, hành động và hoạt động với các đối tượng của môi trường xung quanh. Song nếu giáo viên không chịu khó suy nghĩ, đầu tư xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, không có sự linh hoạt sáng tạo khi vận dụng các nội dung 5 quanh (hoặc những đồ dùng trực quan thay thế) một cách có mục đích và có kế hoạch. Tùy tình hình thực tế, giáo viên phải dùng một hoặc hai thủ thuật nhằm kích thích hứng thú quan sát của trẻ. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như đặt một hoặc hai câu hỏi trước khi quan sát; giải một hoặc hai câu đố; chơi một trò chơi; hát; xem mô hình; vẽ; gây tình huống bất ngờ Khi trẻ đang hứng thú quan sát, giáo viên đưa đối tượng ra trước mặt trẻ. Sau đó, nên tổ chức cho trẻ thao tác hay hành động hoặc hoạt động với đối tượng. Tùy từng đối tượng và lứa tuổi trẻ em, thời gian này nên để nhiều hay ít. Nhưng tốt nhất là tất cả trẻ em đều phải được làm, trong điều kiện không cho phép thì có thể tổ chức cho một số em làm, những em còn lại phải theo dõi, bắt chước và nhận xét. Ví dụ: Quả cam đâu?Vỏ đâu? Múi đâu? Muốn ăn được quả cam con phải làm như thế nào ? Con gà đâu? Cái thìa đâu? Cái cốc đâu? . Khi trẻ chỉ tay không đúng hoặc gọi tên sai, giáo viên phải sửa ngay cho trẻ. Về trình tự hướng dẫn quan sát, không nên máy móc, cần phải dựa vào sở thích của trẻ, trẻ thích cái gì nhất thì nên cho trẻ tri giác cái ấy trước. Sau đó đối với mỗi đối tượng và mỗi lứa tuổi trẻ em, nên tổ chức trình tự tri giác cho hợp lí. Bên cạnh đó, trình tự tri thức đối tượng còn phụ thuộc vào hình thức tiến hành, đó là tiết học hay buổi chơi hoặc dạo chơi. * Sử dụng tranh ảnh: Đối với trẻ 5 – 6 tuổi cần sử dụng tranh cở lớn. Tranh ảnh loại này cần phải treo lên bảng, giáo viên dùng thước chỉ và nêu các câu hỏi để hướng dẫn trẻ tri giác. Những câu hỏi phải có tác dụng kích thích hững thú tri giác và rèn luyện tư duy. Ví dụ: Các con nhìn thấy những gì trong bức tranh này? Bức tranh này vẽ về mùa nào? Tại sao các con lại biết bức tranh này vẽ về mùa đông? 7 Thứ hai: Hướng dẫn giáo viên thực hiện các phương pháp dùng lời nói * Phương pháp đàm thoại: Là quá trình tổ chức hỏi và đáp giữa giáo viên và trẻ em một cách có mục đích và kế hoạch. Đàm thoại trong lúc quan sát: Là quá trình hỏi và trả lời của giáo viên và trẻ em diễn ra trong bối cảnh đối tượng trực quan đang tồn tại trước mặt. Quá trình quan sát luôn luôn phải phục vụ mục đích và yêu cầu đã xác định. Muốn vậy, giáo viên phải dùng hệ thống các câu hỏi trong quá trình quan sát. Câu hỏi và biện pháp, vì nó có tác dụng hướng dẫn trẻ tri giác. Nhưng câu hỏi còn có khi là thủ thuật, vì nó, có tác dụng kích thích sự tập trung chú ý tri giác đối tượng của trẻ. Đôi khi, câu hỏi còn có tác dụng làm cho trẻ tri giác đối tượng kĩ hơn, sâu hơn và phát hiện ra những điều mới lạ của đối tượng. Ví dụ: Đây là con gì? Lông nó có màu gì? Thế nào là lông nhẹ và xốp? Tại sao nó lại bay được? Nó ấp trứng như thế nào? Có những câu hỏi yêu cầu trẻ phải so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa đối tượng. Đặc biệt, có những câu hỏi nhằm rèn luyện và phát triển trí thông minh của trẻ, đó là những câu hỏi có tính tư duy trừu tượng. Những câu hỏi này còn có tác dụng làm cho trẻ em nhạy bén trong tri giác đối tượng và nắm chắc đối tượng hơn. Ví dụ : Bông hoa có màu tím trong lọ hoa tên là gì? Hoa bằng lăng trong lọ hoa có màu gì? (Nhưng thực ra không có hoa bằng lăng). * Đàm thoại sau khi quan sát ngắn: Đàm thoại sau khi quan sát ngắn là quá trình hỏi và trả lời của giáo viên và trẻ em diễn ra trong bối cảnh không còn đối tượng trực quan trước mặt trẻ Trước hết, giáo viên cần phải hiểu rõ ý nghĩa và sự cần thiết đối với việc đàm thoại sau khi quan sát ngắn. Tổ chức cho trẻ đàm thoại sau khi quan sát 9 Trước khi tiến hành đàm thoại chủ đề, giáo viên cần giúp trẻ em tích lũy tri thức trước. Ví dụ : Trước khi đàm thoại về mùa đông giáo viên cần phải tổ chức cho trẻ dạo chơi, xem tranh ảnh, trò chuyện, kể chuyện về thời tiết, khí hậu, cây cối, hoa quả Đồ dùng trực quan cũng cần phải chuẩn bị nhưng không quan trọng bằng việc tích lũy tri thức. Hệ thống câu hỏi, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo trước khi tiến hành đàm thoại. Câu hỏi đàm thoại cần gắn gọn, rõ ràng, đúng ngữ pháp và có tác dụng rèn luyện, phát triển tư duy của trẻ. Không đặt những câu hỏi chỉ yêu cầu trẻ trả lời có hoặc không. Câu hỏi cần phải phù hợp với trình độ nhận biết của trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Khi bắt đầu đàm thoại, giáo viên nên dùng một hai thủ thuật để kích thích hứng thú học tập của trẻ. Khi hỏi trẻ giáo viên phải nhìn vào mặt tất cả mọi trẻ trong lớp, câu hỏi khó nên đặt đối với trẻ khá giỏi, câu hỏi dễ nên đặt cho trẻ yếu kém, không nên chỉ tập trung gọi đi gọi lại một vài trẻ em trong lớp, tất cả trẻ em đều được tham gia đàm thoại. Đối với câu hỏi khó trẻ em không trả lời được, giáo viên phải đặt câu hỏi phụ. Khi trẻ trả lời được câu hỏi phụ, giáo viên lại hỏi lại câu hỏi khó vừa rồi. Giáo viên cần phải biết dẫn dắt trẻ trở về đề tài đàm thoại khi câu trả lời của trẻ đi xa đề. Trong quá trình đặt câu hỏi với trẻ, lời nói của giáo viên phải diễn cảm, trìu mến, phải có những thủ thuật khích lệ, động viên khuyến khích trẻ trả lời. Trong quá trình đàm thoại, xen kẽ hỏi và trả lời, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan hay một số biện pháp khác phối hợp. Nhưng khi sử dụng chúng cần phải nhanh gọn tránh lạm dụng. Câu trả lời của trẻ yêu cầu phải gắn gọn, rõ ràng, diễn cảm, không lan man và đúng ngữ pháp. Câu trả lời phải to vừa phải, không ê, a, không nên nói như hét hoặc không nói lí nhí trong cổ họng. Khi trẻ trả lời câu hỏi phải nhìn vào mặt người hỏi, tư thế tự tin, không cho ngón tay vào miệng 11 Tùy từng chủ đề, từng đối tượng, giáo viên có thể sử dụng đồng dao, ca dao phù hợp. Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về quả khế, giáo viên sử dụng câu đố: “Quả gì năm cánh Xếp thành hình sao Bé nếm thử nào Ôi sao chua quá” Hoặc khi cho trẻ khám phá con cua, giáo viên dùng câu đố: “Con cua tám cẳng hai càng Không đi mà lại bò ngang cả ngày” Trẻ đoán ngay được là con cua và hình thành ngay biểu tượng về con cua: Con cua có hai càng to, có tám chân và bò ngang tiếp theo giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở: “Các con có biết con cua đi như thế nào không?” để trẻ trả lời. Như vậy không những trẻ biết được đặc điểm của con cua mà còn biết môi trường sống của chúng, cách vận động, các bộ phận của con cua ra sao. Khi đã năm rõ đặc điểm, trẻ quan sát dễ hơn, từ đó so sánh rõ ràng và phân loại cũng tốt hơn. Hoặc có những bài thơ giúp trẻ làm quen với các hiện tượng tự nhiên, như bài thơ “Cầu vồng” giúp trẻ biết đặc điểm và vẻ đẹp rực rỡ của cầu vồng. “Mưa rào vừa tạnh Tím, xanh, vàng, đỏ Có cái cầu vồng Ồ! Hai cái cơ Ai vẽ cong cong Cái rõ, cái mờ Tô màu rực rỡ: Ai tài thế nhỉ?” Thứ ba: Hướng dẫn giáo viên thực hiện các phương pháp, biện pháp thực hành. Các phương pháp, biện pháp thực hành là tổ chức cho trẻ hoạt động để tìm tòi kiến thức mới hay vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, vừa để 13 Sau đó giáo viên lại nói tiếp: Bây giờ các con nhìn xem hơi nước lại biến thành nước như thế nào nhé. Giáo viên làm tiếp: Đậy nắp xoong, tiếp tục đun, không ít phút sau, giáo viên mở nắp xoong và chỉ cho trẻ xem những giọt nước đọng dưới nắp (làm như vậy 2 - 3 lần). Giáo viên giải thích cho trẻ về hiện tượng này. + Tổ chức đàm thoại: Nước có màu gì? Nước có mùi gì? Nước có vị gì? (Dạy trẻ mẫu câu: Nước không màu, không mùi, không vị) Tại sao nước lại bốc hơi được? Hơi nước bay đi đâu? Khi nào hơi nước biến thành nước? Như vậy, thủ thuật sử dụng thí nghiệm cho trẻ trực tiếp làm hay trực tiếp quan sát tạo ghi nhớ lâu ở trẻ. Trẻ đưa ra được những kết luận từ thực tế. tùy theo đề tài cụ thể, giáo viên có thể đưa ra những thí nghiệm phù hợp, tạo sự tò mò tìm hiểu ở trẻ. Đồng thời trẻ ghi nhớ và nắm vững kiến thức đó được sâu hơn. Thứ tư: Hướng dẫn giáo viên làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh Thông qua các cuộc dạo chơi quanh vườn trường, cô cùng trẻ đàm thoại về các loại cây trong vườn trường (cây gì? Cây có những bộ phận nào? Lá cây này như thế nào? Cây được trồng để làm gì? ) cho trẻ nói lên những suy nghĩ của mình khi đi dạo quanh vườn cây. Bằng cách liên hệ thực tế, cô còn giúp trẻ hiểu được cây xanh là nguồn cung cấp nguyên liệu làm nên các sản phẩm : tủ, bàn ghế, giường . những loại cây này rất quý hiếm và trồng trong rừng. Qua 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc