Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Krông ANa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Krông ANa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Krông ANa
MỤC LỤC Trang I.Phần mở đầu 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 5 3. Đối tượng nghiên cứu . 5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 5.Phương pháp nghiên cứu 5 II. Phần nội dung 6 1. Cơ sở lí luận 6 2. Thực trạng 6 2.1.Thuận lợi, khó khăn 6 2.2. Thành công, hạn chế . 7 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu . .7 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động .8 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 8 3.Giải pháp, biện pháp 8 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9 3.3. Điều kiều để thực hiện các giải pháp 20 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp . .21 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm 21 III. Phần kết luận, kiến nghị 23 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu. Trong học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy, lĩnh hội kiến thức, vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. Ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ Mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi Mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỷ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết. Cùng với quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, trẻ lĩnh hội và phát triển các năng lực tư duy như xây dựng và biểu đạt ý tưởng, chia sẻ thông tin và tiếp nhận, đáp lại ý tưởng, thông tin với người khác. Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển cách tư duy và tạo nên cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Vygotsky đã nhấn mạnh rằng ngôn ngữ nói rất quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ khó, tạo mối quan hệ xã hội và kiểm soát hành vi của những trẻ khác cũng như hành vi của bản thân. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài này nhằm bồi dưỡng cung cấp thêm cho giáo viên một số kiến thức, kỹ năng để tổ chức hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ có hiệu quả hơn. Kiến thức cung cấp cho trẻ phải có trình tự, hợp lý và thống nhất, đồng thời phải chính xác, thiết thực và mang tính ứng dụng cao. Nhiệm vụ của đề tài là giúp giáo viên biết cách tổ chức xây dựng môi trường tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giúp trẻ lĩnh hội cả ba thành phần của ngôn ngữ đó là phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp. Nhiệm vụ quan trọng nhất phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi là phát triển ngôn ngữ mạch lạc, lời nói nghệ thuật. Trẻ là chủ thể của phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển thông qua quá trình giao tiếp của trẻ với những người xung quanh, với môi trường tự nhiên và xã hội. Để phát triển ngôn ngữ, trẻ phải được nghe, được bắt chước lời nói, được chủ động nói những lời nói diễn cảm, mạch lạc, rõ ràng, nghệ thuật. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Krông Ana. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ Phạm vi đối tượng: Học sinh 5 – 6 tuổi trường Mầm non Krông Ana Phạm vi thời gian: Năm học 2015 - 2016 5. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này đã sử dụng: + Phương pháp điều tra + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Phương pháp trao đổi đàm thoại 5 việc tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động còn cứng nhắc, rập khuôn, máy móc (nhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi) giáo viên chưa có kỹ năng, thủ thuật, đọc thơ, kể chuyện chưa diễn cảm, chưa truyền được cảm xúc cho trẻ, chưa gây được hứng thú cho trẻ khi hoạt động. 2.2. Thành công và hạn chế Khi vận dụng đề tài này, giáo viên sẽ có những kiến thức cơ bản, những biện pháp, những kỹ năng, thủ thuật đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, để truyền thụ kiến thức, đưa đến cho trẻ những cảm xúc, những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ một cách có hệ thống. Từ đó hướng chú ý của trẻ vào phát âm chuẩn xác, vốn từ phát triển,lời nói mạch lạc, nghệ thuật Trẻ biết tự kể lại chuyện, biết sử dụng trong lời nói của mình bằng các từ mà trẻ đã lĩnh hội được. Điều này chứng tỏ đã chuẩn bị cho sự phát triển ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ. Tuy nhiên với những nội dung của đề tài này, nếu giáo viên không chịu khó suy nghĩ, rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào thực tế thì nhiều hoạt động giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ không đạt được hiệu quả cao. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu Với nội dung của đề tài này giáo viên đã biết vận dụng trong quá trình hướng dẫn trong các hoạt động. Tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi trong các hoạt động giáo dục với nhiều hình thức khác nhau như hình thức trong tiết học, hay hoạt động ngoài trời, đi dạo, đi tham quan đều vận dụng các biện pháp đưa ra để dạy trẻ, nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực Trẻ biết phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tri thức, đồng thời trẻ biết cảm nhận, rung động trước cái hay, cái đẹp của tác phẩm của đời sống xã hội. Từ đó trẻ không những thích đọc thơ, đọc ca dao, đồng dao, thích kể chuyện mà còn biết cách đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, lời nói của trẻ rõ ràng, mạch lạc, nghệ thuật, trẻ tự tin trong giao tiếp. Song nếu giáo viên không chịu 7 Giáo viên nắm được kỷ thuật truyền đạt cho trẻ. Giúp trẻ phát âm rõ ràng, sử dụng các phương tiện biểu cảm ngữ điệu ( tốc độ, nhịp điệu, ngừng nghỉ, điều chỉnh độ nhanh chậm, cường độ giọng). Làm cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ trở nên dễ dàng và sự ghi nhớ giàu cảm xúc để phát triển ngôn ngữ của trẻ trở nên bền vững và chính xác hơn. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp * Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn giáo viên rèn luyện khả năng nghe lời nói, khả năng phát âm, rèn luyện ngữ điệu của lời nói cho trẻ. Phản ứng nghe các âm thanh tự nhiên xuất hiện ở trẻ rất sớm. Nhất là trẻ 5 – 6 tuổi có thể phản ứng được với các mức độ khác nhau của âm thanh lời nói. Rèn luyện khả năng nghe cho trẻ bao gồm các thành tố: rèn luyện khả năng chú ý nghe, nghe cao độ, nghe từng âm vị, tri giác tốc độ, nhịp độ lời nói. Khả năng nghe tốt sẽ tạo điều kiện cho khả năng nói phát triển. Đối với trẻ năm tuổi, vốn từ tăng nhanh, trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ đã chính xác hơn, đã sử dụng được nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp, có thể kể một số chuyện ngắn một cách tuần tự, lôgic, có thể kể chuyện theo tranh Như vậy, điều kiện và khả năng giao tiếp được mở rộng. Mặt âm thanh của lời nói cũng nhanh chóng phát triển: Trẻ lĩnh hội được và phát âm đúng nhiều âm vị, phát âm từ, câu rõ nét hơn, trẻ bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cường độ của giọng nói. Nhiệm vụ của giáo viên là dạy trẻ phát triển khả năng nghe các âm tiết, phát âm đúng tất cả các âm vị tiếng Việt trong các từ, câu một cách rành mạch, rõ ràng. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh giọng nói với cường độ, tốc độ phù hợp với tình huống giao tiếp. Nếu ở giai đoạn trước sử dụng rộng rãi biện pháp bắt chước thì giai đoạn này giáo viên cần sử dụng biện pháp cho trẻ tập phát âm (sử dụng các bài tập – trò chơi) Tuần tự tập cho trẻ phát âm tất cả các âm vị trong tiếng Việt. Các âm vị 9 Mọi lúc, mọi nơi cô đều có thể luyện phát âm cho trẻ: khi tập thể dục, đi dạo, giờ chơi, trong thời gian đón và trả trẻ Giáo viên phải nắm vững khả năng phát âm của từng cháu để lựa chọn thời điểm thích hợp luyện phát âm cho trẻ. Để làm được điều này, giáo viên cần tiến hành khảo sát khả năng phát âm của trẻ ngay từ đầu năm học để tìm hiểu từng cá nhân trẻ. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Việc luyện tập cho trẻ phát âm đúng và dùng ngữ điệu đúng thích hợp được diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động của trẻ. Trước hết là trong giao tiếp hằng ngày của trẻ với người lớn, với bạn bè. Trong cuộc sống hằng ngày, cô cần thường xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ với trẻ. Khi giao tiếp với trẻ, cô phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng để trẻ bắt chước, uốn nắn, tập cho trẻ phát âm đúng các âm tiết của tiếng mẹ đẻ, nhất là những âm khó, những âm khó phân biệt, dẫn đến sự nói ngọng: l – m – n , p – q Trong giao tiếp hàng ngày, cô không chỉ rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, mà cần tập luyện cho trẻ biết sử dụng ngữ điệu đúng, thích hợp với những hoàn cảnh, tâm trạng cụ thể. Dùng ngôn ngữ êm dịu, nhẹ nhàng, tình cảm để biểu thị tình cảm yêu thương của trẻ Việc dạy trẻ phát âm đúng, sử dụng ngữ điệu thích hợp, đúng còn được thực hiện trong việc tổ chức cho trẻ chơi, trong hoạt động học tập, đặc biệt là trong khi kể chuyện cho trẻ nghe và khi trẻ kể chuyện cho người khác nghe. Khi kể chuyện, giọng nói và ngữ điệu là phương tiện rất quan trọng. Có thể nói rằng câu chuyện trở nên hấp dẫn nhờ giọng kể hấp dẫn, biết sử dụng ngữ điệu thích hợp để diễn tả tính cách nhân vật. Trẻ tập trung chú ý cao độ vào ngôn ngữ kể chuyện của cô, lắng nghe cách phát âm, ngữ điệu của cô, trên cơ sở đó trẻ học được cách phát âm, dùng ngữ điệu thích hợp, và kể lại chuyện theo sự sáng tạo của mình. Khi trẻ kể lại chuyện, cô cần uốn nắn cho trẻ cách phát âm đúng các âm khó, sử dụng ngữ điệu thích hợp, đúng với tính cách nhân vật, trong những tình huống cụ thể. 11 + Chọn đối tượng phù hợp: Đối tượng cho trẻ quan sát cần phải đẹp, hấp dẫn, lối cuốn chú ý. + Chọn những kiến thức cần thiết: Xe tải to, nặng (có cả xe tải nhỏ - taxi tải); để chở đồ đạc, hành lí, hàng hóa + Chọn các từ ngữ phù hợp (những từ mới cần cung cấp, những từ khó cần phải giải nghĩa ). + Chọn những bài hát, trò chơi để tăng sự hấp dẫn của hoạt động. - Tổ chức quan sát: + Bắt đầu chọn một bài thơ, câu đố, một bài hát phù hợp để khởi động. + Bắt đầu quan sát, cô cho các cháu tự do trao đổi những nhận xét đầu tiên và lắng nghe, chú ý đến vốn từ của các cháu được sử dụng như thế nào. + Cô tiến hành hướng sự quan sát của các cháu vào mục đích đã đặt ra. Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan công viên hoặc trường tiểu học.Cô dự kiến mục đích quan sát có thể là khung cảnh: (Cổng, đường đi, cũng có thể là các loại cây cối, các loài hoa). + Tri giác của trẻ cần được gắn liền với những từ ngữ (cô đã chuẩn bị trước). Tuy nhiên, cô cũng không hạn chế các từ ngữ do các cháu tự sử dụng. + Cô chú ý các cháu quan sát kĩ và được nói nhiều, các từ ngữ mới nêu được nhắc đi nhắc lại, kết hợp với tri giác các sự vật hiện tượng. + Cần lưu ý cung cấp cả những từ thể hiện tính chất của sự vật như: Màu hoa đỏ rực rỡ, cánh hoa dày, lá cây nhỏ, con đường kéo dài - Cũng cố kiến thức: bằng các bài thơ, câu đố, bài hát, cần củng cố các kiến thức học được ở tiết học sau hoặc ở các hoạt động khác. Cho trẻ xem tranh Trẻ nhỏ rất thích xem tranh; những tranh đẹp có nội dung vừa phát triển vốn từ, vừa giáo dục thẩm mĩ nghệ thuật cho trẻ. Khi miêu tả bức tranh, trẻ tiếp thu thêm những từ mới, đồng thời huy động cả vốn từ cũ nữa. 13 Lời kể của cô giáo còn tạo ra mẫu mực ngôn ngữ cho các cháu noi theo (giọng nói, ngữ điệu, điệu bộ ). Yêu cầu lời kể của cô phải rõ ràng, đơn giản, dể hiểu đối với trẻ, chủ yếu là mô tả các đặc điểm, tính chất các hành động của đối tượng. Lời kể còn cần ngắn gọn, có lôgic đầy đủ các phần: Mở đầu, mô tả, kết thúc. Mở đầu của lời kể là giới thiệu về đối tượng cho trẻ làm quen và sau đó mô tả các chi tiết, các đặc điểm, tính chất của đối tượng. Kết thúc lời kể là những nhận xét, đánh giá lời kể của trẻ. Có thể tiến hành kể trước hoặc sau trò chuyện, nó tùy thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ và mức độ phức tạp của chủ đề cho trẻ làm quen. Khi cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học, giáo viên cần chú ý vận dụng các biện pháp phù hợp để giúp trẻ hiểu nghĩa từ, nhất là những từ ngữ nghệ thuật. Để giải thích cho trẻ hiểu từ trong tác phẩm văn học bằng biện pháp này thì trước hết cần phải chọn từ có nghĩa cụ thể. Có như vậy thì việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích mới có hiệu quả. Ví dụ: Cô định giải thích cả câu từ “phe phẩy” trong câu thơ “phe phẩy quạt nan” của bài thơ “Giữa vòng gió thơm” thì cô phải đọc cho trẻ nghe cả câu một đến hai lần hoặc cả một đoạn thì từ mới không bị tách rời khỏi ngữ cảnh, và như vậy trẻ sẽ cảm nhận tốt hơn. Tiếp theo cô dùng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích để giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ mà tác giả dùng trong câu, trong bài thơ hay câu chuyện ấy. Sử dụng các trò chơi học tập Có thể sử dụng một số trò chơi học tập để phát triển vốn từ: Trò chơi: Cái gì đã thay đổi Trước mặt các cháu, cô bày một số đồ chơi. Yêu cầu các cháu nhắm mắt lại, cô thay đổi vị trí của đồ chơi hoặc cất đi và bổ sung đồ chơi khác vào vị trí đó. Yêu cầu trẻ mở mắt, quan sát và nói xem cái gì đã thay đổi. (ví dụ: Trong vườn bách thú có thỏ, khỉ, hươu cùng chơi với nhau – Có một số cây cối, đu 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc