Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường Mầm non Nắng Mai, Kon Tum

docx 32 trang skkn 17/05/2024 1871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường Mầm non Nắng Mai, Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường Mầm non Nắng Mai, Kon Tum

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường Mầm non Nắng Mai, Kon Tum
 “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
 Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum”
 IV. MỤC LỤC
 Trang
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 3
I. PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Đối tượng nghiên cứu 4
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 5
II. PHẦN NỘI DUNG 6
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
1.1. Sức khỏe và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cho trẻ MN 6
1.2. Tai nạn thương tích và yêu cầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 7
MN
2. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHÒNG TRÁNH TAI NẠN 9
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3, 4, 5 TUỔI LÀNG 
PLEIROHAI 2 TRƯỜNG MN NẮNG MAI, THÀNH PHỐ KON TUM
2.1. Đặc điểm tình hình trường, lớp MN 9
2.2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 12
lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2, trường MN Nắng Mai
2.3 Nguyên nhân thực trạng 14
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHÒNG TRÁNH TAI 15
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3, 4, 5 TUỔI LÀNG
PLEIROHAI 2 TRƯỜNG MN NẮNG MAI, THÀNH PHỐ KON TUM
3.1. GV tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng 15
tránh tai nạn thương tích cho trẻ để xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ trẻ 
hợp lý
3.2. Xây dựng MT an toàn, không có các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, 18
gây tai nạn thương tích cho trẻ
3.3. Sử dụng các phương pháp, hình thức phù hợp để chăm sóc sức khỏe, 20
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
3.4. GD trẻ có ý thức và thực hành chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn, 22
thương tích
3.5. Tổ chức, lôi cuốn trẻ tham gia các hoạt động: hát, đọc thơ, kể chuyện, đóng 24
kịch, vẽ tranh, trả lời câu đố, chơi trò chơi... để vừa khỏe mạnh, vừa an toàn; 
đồng thời tích hợp GD chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích vào các
hoạt động đó
3.6. Chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong mọi 26
phạm vi: nhà trường, gia đình và cộng đồng
 1 “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
 Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum”
 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
 1 GD Giáo dục
 2 GV Giáo viên
 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
 4 MG Mẫu giáo
 5 MN Mầm non
 6 VD Ví dụ
 3 “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
 Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum”
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các giáo trình, sách, báo, tài 
liệu về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn cho trẻ MN.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Quan sát khoa học: Quan sát đặc điểm, hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt 
của trẻ, theo dõi tình hình sức khỏe, tai nạn thương tích của trẻ để nắm được thuận lợi, 
khó khăn và kết quả đạt được.
 + Thực nghiệm khoa học: Đề xuất và áp dụng một số biện pháp chăm sóc sức 
khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 
trường MN Nắng Mai, thành phố Kon Tum.
 + Thống kê: Tổng hợp các số liệu về tình hình sức khỏe, tai nạn thương tích của 
trẻ để minh chứng cho ý kiến, kết luận.
 + Tổng kết kinh nghiệm: Rút ra các kết luận và viết hoàn chỉnh sáng kiến kinh 
nghiệm.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai, thành phố 
Kon Tum.
 Kế hoạch nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện từ tháng 9 năm 
2020, đến tháng 12 năm 2020 nộp cấp trường. Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong tháng 
1, 2, 3 năm 2021.
 5 “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
 Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum”
tích cực và thoải mái. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở 
thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Ngược lại, nếu sức khỏe của trẻ không 
tốt, tỷ lệ suy dinh dưỡng hoặc béo phì cao ảnh hưởng đến tư duy, công việc, cuộc sống 
thường ngày. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết 
hiện nay. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong 
công tác GD toàn diện cho trẻ trong trường học. Để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập 
thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn 
vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
 Cần chú ý là nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và 
mật độ dân cư đông đúc, nhận thức về dịch bệnh còn hạn chế nên bệnh dịch khá nhiều. 
Hiện nay, môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết, do sự tác 
động của con người mà trở nên xấu đi và thay đổi thất thường ảnh hưởng tới sức khỏe. 
Môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất khiến con người phải đối mặt với nhiều bệnh 
tật, với vi khuẩn, vi rút biến dịĐặc biệt là các đợt dịch: SAS, cúm A (H5N1, H1N1), 
Covid -19, tả, sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Khi 
khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp 
nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những 
bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ 
hơn, Riêng đối với trẻ em, do cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu nên rất dễ mắc phải 
các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hơn nữa, trẻ MN cảm thấy tất cả những 
gì ở thế giới xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, khám phá. Trẻ tích 
cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi MN MG, thích chơi với cát, với nước, thích 
trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá 
nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập 
trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch 
bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết và làm tốt công tác bảo vệ sức 
khỏe, phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ 
sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh.
1.2. Tai nạn thương tích và yêu cầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN
1.2.1. Khái niệm, phân loại tai nạn thương tích
 Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên 
thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác 
động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu 
yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
 Phân loại tai nạn thương tích theo nguyên nhân:
 - Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va
chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ 
quan người tham gia giao thông gây nên.
 - Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng
 7 “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
 Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum”
là mục tiêu đầu tiên, xuyên suốt trong kế hoạch năm học của các trường mầm non. 
Việc cung cấp, giáo dục các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là việc 
làm rất quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ bản thân. Phần lớn các trường hợp tai nạn 
thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai 
nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các cô giáo, các bậc 
phụ huynh và tất cả người lớn xung quanh trẻ. Mục đích của phòng chống tai nạn 
thương tích là: Không để xảy ra tai nạn thương tích, làm giảm mức độ nghiêm trọng và 
hậu quả trong trường hợp không may xảy ra tai nạn thương tích. Chính vì vậy, Bộ 
GD&ĐT ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định xây 
dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GD MN. Theo 
thông tư, tất cả các trường học cấp học mầm non đều phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi 
trẻ ở trường. Trẻ đến trường phải được chăm sóc và giáo dục trong một môi trường 
đảm bảo an toàn. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học 
mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối 
đa hoặc loại bỏ.
2. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN 
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3, 4, 5 TUỔI LÀNG PLEIRƠHAI 
2 TRƯỜNG MN NẮNG MAI, THÀNH PHỐ KON TUM
2.1. Đặc điểm tình hình trường, lớp MN
2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của trường MN Nắng Mai
 Năm 2003, trường MN Nắng Mai được tách ra từ trường Tiểu học – Trung học 
cơ sở phường Lê Lợi thành phố Kon Tum. Từ đó đến nay nhờ sự quan tâm của các cấp 
lãnh đạo, sự nhiệt tình tận tâm của đội ngũ cán bộ GV, trường đã không ngừng phát 
triển về số lượng và chất lượng. Hiện nay trường có tổng số cán bộ GV nhân viên: 21 
người, đã có 1 chi bộ đảng với 7 đảng viên, trong đó có 3 đảng viên là GV. GV điểm 
chính được biên chế đủ số lượng 2 GV/ lớp, điểm lẻ 1 GV/ lớp . Quy mô trường lớp và 
học sinh đã được củng cố và phát triển, năm học 2020-2021, trường có 4 điểm trường 
tại 2 làng đồng bào dân tộc thiểu số (Pleirơhai 1, 2) và tổ dân phố 5, tổ dân phố 4 của 
phường Lê Lợi rất thuận lợi cho trẻ đến trường. Trẻ ra lớp là 230 trẻ (106 trẻ dân tộc 
thiểu số) với 8 nhóm lớp từ nhà trẻ đến MG bao gồm:
 - Nhóm trẻ : 01 nhóm.
 - Lớp MG 3-4 tuổi: 01,
 - Lớp MG 4-5 tuổi: 01,
 - Lớp MG 5-6 tuổi: 01,
 - Lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi: 03 lớp
 - Lớp MG ghép 4, 5 tuổi: 01 lớp
 Thời gian qua trường đạt được nhiều thành tích trong dạy học. Năm học 2019- 
2020 có 7 (50%) GV giỏi cấp trường, 2 (14,3%) GV giỏi cấp thành phố, 1 (7.2%) GV
 9 “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
 Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum”
 - GV được biên chế đủ số lượng 2 GV/ lớp bán trú và 1 GV / lớp 2 buổi.
 - Trường có phòng y tế và 1 nhân viên y tế.
 - Phụ huynh luôn quan tâm tạo mọi điều kiện cho trẻ đi học chuyên cần.
 * Thuận lợi của riêng lớp ghép 3, 4, 5 tuổi thôn Pleirơhai 2 :
 - GV người Bana có điều kiện thuận lợi khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ với trẻ 
và phụ huynh.
 - Phần lớn là trẻ ở độ tuổi MG 4-5 và 5-6 tuổi, trẻ thường đã học 1 đến 2 năm, 
bước đầu quen với hoạt động vui chơi, học tập ở trường MN, có khả năng tiếp thu kiến 
thức và thực hành theo hướng dẫn của cô giáo về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai 
nạn thương tích.
 - Trẻ cùng thuộc một dân tộc Bana, có quan hệ thân thiết với nhau như trong 
một đại gia đình. Quan hệ giữa các em tự nhiên, phong phú, đa dạng, nhiều chiều.
 - Trẻ sống trong cùng một thôn (Pleirơhai 2) nên có hoạt động vui chơi cùng 
nhau ngoài giờ lên lớp, vì vậy dễ dàng hòa đồng, đoàn kết với nhau, ít mâu thuẫn, 
đánh nhau.
2.1.3.2. Khó khăn:
 *. Về phía GV
 GV ít có cơ hội tiếp cận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ ngoài phạm vi trường, thành phố, tỉnh. Trường MN còn có quá ít tài 
liệu tham khảo về chăm sóc sức khỏe, phòng tranh tai nạn thương tích nên bản thân tôi 
và các GV khác chủ yếu dựa vào kiến thức đã học ở trường sư phạm và kinh nghiệm 
tích lũy được qua quá trình công tác. Vì vậy việc sử dụng phương pháp chăm sóc sức 
khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích chưa linh hoạt. Nhân viên y tế chưa có nhiều 
kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹ năng xử trí các tai nạn thương tích 
do chuyên môn không được cọ sát thường xuyên như ở bệnh viện.
 Phòng y tế ở điểm chính, nhân viên y tế không thường có mặt ở điểm lẻ nên nếu 
có tai nạn thương tích thì việc xử lí sẽ chậm.
 Trẻ học 2 buổi nên cô giáo và nhà trường không quyết định được chất lượng 
bữa ăn của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của từng trẻ phụ thuộc vào điều kiện gia đình và sự 
hiểu biết, hành động của phụ huynh.
 Tóm lại do gặp rất nhiều khó khăn như đã nêu trên nên mặc dù các cô giáo MN 
đã dạy học lâu năm, thấy được sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ nhưng khi tiến hành GD vẫn còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả 
cao.
 * Về phía học sinh
 Phần lớn trẻ em của lớp thuộc gia đình có thu nhập thấp chủ yếu sống nhờ 
nương rẫy đời sống gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng phần nào đến chế độ dinh 
dưỡng của trẻ. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc CSGD trẻ, còn khoán trắng 
cho cô giáo và nhà trường. Một số bậc cha mẹ còn chưa có các kiến thức về vệ sinh,
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cham_soc_suc_khoe_pho.docx