Sáng kiến kinh nghiệm Làm tranh từ các loại lá cây trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm tranh từ các loại lá cây trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Làm tranh từ các loại lá cây trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : PHÒNG GIÁO DỤC TAM ĐIỆP PHỐ TAM ĐIỆP TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp năm sinh vụ chuyên môn vào việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị 18/06/1983 Trường mầm Giáo Đại học 100% Lan Phương non Tây Sơn viên I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Tên sáng kiến: Làm tranh từ các loại lá cây trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi Lĩnh vực áp dụng: Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho đội ngũ giáo viên trong trường và trong ngành giáo dục mầm non. II. Nội dung Trong chương trình chăm sóc giáo dục có rất nhiều các hoạt động , hoạt động nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết trong đó có hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là một hoạt động nằm trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, nhằm cung cấp kiến thức sơ đẳng về tạo hình cho trẻ. Ở trường mầm non hoạt động tạo hình giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm, tình cảm, nhân cách, trí tuệ, sự khéo léo, tính kiên trì. Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, nghệ thuật. Tạo cho trẻ khả năng thích hoạt động tạo nên một sản phẩm đẹp do bản thân trẻ tạo ra. Để làm được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi, tích cực học hỏi và đổi mới cách dạy, cách học cho trẻ. Tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình nên tôi đã chọn đề tài. “Làm tranh từ các loại lá cây trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”. Với mục đích làm cho thế giới của trẻ phong phú hơn. 1- Giải pháp cũ thường làm. - Từ trước đến nay khi giáo viên cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình chủ yếu là cho trẻ vẽ, nặn, xé dán và hầu như chưa đưa hoạt động tạo hình “ Làm tranh từ các loại lá cây” trong các hoạt động tạo hình. - Trước đây trẻ chỉ được làm quen với các loại lá cây qua các hoạt động ngoài trời, trong hoạt động góc, trong các hoạt động ngoài giờ, khi chơi với lá cây thì trẻ cũng chỉ cắt, xé, gấp uốn *Ưu điểm: - Không mất thời gian để tìm kiếm nguyên vật liệu tự nhiên cho trẻ. Làm khay đựng keo, bút màu, khăn từ chai nước giặt, nước rửa bát - Đồ dùng 2: Các loại cây xanh cây hoa, các con vật.. để bày mô hình + Từ những dây thép, tấm nhựa cứng, xốp màu, keo nến. tôi đã sử dụng và lựa chọn màu sắc của xốp màu sao cho giống màu hoa thật, sau đó cắt tỉa + Những quả chứng, quả bóng cũ, hộp sữa chua để làm than con vật như gà, lợn, mèo.và dùng xốp màu để cắt các chi tiết như cánh, tai mỏ cho các con vật, nắp trai làm chân con lợn. Làm các con vật từ quả chứng, quả bóng, hộp sữa chua Từ thanh gỗ, gốc cây làm giá cheo tranh cho trẻ - Đồ dùng 4: Khung tranh cho trẻ vẽ, làm tranh + Tận dụng từ những đốc lịch đã qua sử dụng, hộp đựng lịch những tấm bìa cứng. + Khung tranh cho trẻ vẽ tôi không chỉ sử dụng cho một hoạt động học làm tranh từ lá cây mà còn dử dụng cho tất cả các tiết học hoạt động tạo hình khác và tiết làm tranh từ lá cây khác của trẻ và còn sử dụng trong các tiết học toán, học chữ cái. Trẻ tạo ra sản phẩm từ khung tranh cô làm Làm tranh con cá từ lá cây Làm tranh bông hoa từ lá cây Ví du: Trong chủ đề này cô đưa ra đề tài “ Làm tranh từ các loại lá cây” Trong phần: Gợi mở gây hứng thú. “Cô cho trẻ đi thăm vườn cây” cô cần chuẩn bị mô hình vườn cây cho trẻ quan sát. Tranh cây ăn quả làm từ lá cây Cô cho trẻ quan sát tranh bông hoa quả và hỏi trẻ: + Bức tranh gì đây các con? + Các con có nhận xét gì về bông hoa này? + Cô chọn những chiếc lá như thế nào để làm cánh hoa? Đến phần trẻ trực hiện: Cô chuẩn bị khung tranh cho trẻ làm sản phẩm Khung tranh cho trẻ làm tranh bông hoa, cây ăn quả Khi trẻ thực hiện xong: Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm của trẻ. Trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm * Trong chủ đề giao thông: Cho trẻ dán thuyền trên biển từ lá cây. * Trong chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ: Trong hoạt động học” Dán hoa mừng sinh nhật Bác” trẻ dán hoa làm bằng lá cây để mừng sinh nhật Bác Hồ. - Những bức tranh mà trẻ tạo ra từ lá cây cần được trưng bày nơi đẹp, dễ quan sát để trẻ có thể giới thiệu, khoe sản phẩm của mình với bố mẹ, bạn bè. Có thể cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên được những bức tranh rất là đẹp, và cho trẻ mang những bức tranh mà trẻ làm được về nhà cho gia đình xem để bố mẹ biết đực tầm quan trọng của hoạt động tạo hình. - Qua việc nghiên cứu và đưa hoạt động tạo hình làm tranh từ các loại lá cây vào hoạt động học cho trẻ tôi thấy trẻ rất tập trung chú ý, thể hiện sự phấn chấn, sảng khoái, hứng thú, tích cực và hoạt động học đã đạt kết quả cao. c- Giải pháp 3: Cho trẻ tiếp xúc và tạo ra sản phẩm từ lá cây ở mọi lúc mọi nơi - Ngoài việc cho trẻ làm tranh trong các giờ hoạt động tạo hình, tôi còn nghiên cứu tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ hoạt động góc, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều - Trẻ biết tên và đặc điểm nổi bật của một số loại lá cây, biết chọn các loại lá cây thích hợp và tạo ra các sản phẩm của mình. Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ nhặt các loại lá; sau đó cô và trẻ cùng quan sát và đàm thoại về các loại lá “ Màu sắc, hình dáng” + Cô giới thiệu với trẻ: Những chiếc lá dài và nhỏ thì có thể làm được: bông hoa, đuôi cá..Những chiếc lá to có thể làm thân cá, thân con gà.. qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. + Từ những chiếc lá có thể dùng kéo để cắt thành dạng tròn làm quả cho cây, làm nhị hoa, cắt thành thân thuyền, thành cánh buồm.. qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. - Được hoạt động, được chơi với sản phẩm của mình làm ra, trẻ rất thích thú tự hào, càng say mê với hoạt động học. Và từ những hoạt động này đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, khả năng thẩm mỹ, sự khéo léo của đôi tay trẻ đã được nâng lên rất nhiều. * Ưu điểm của giải pháp: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: - Về phía giáo viên: + Bản thân tôi tích lũy cho mình thêm những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm khi dạy trẻ hoạt động tạo hình một cách sáng tạo, linh hoạt, chủ động và tự tin hơn. + Các giáo viên trong lớp tôi cũng có thêm kiến thức về việc dạy cho trẻ “ Làm tranh từ các loại lá cây” và tham gia cùng tôi dạy trẻ đạt kết quả tốt. + Đã thường xuyên tổ chức các hoạt động về các loại lá cây vào các hoạt động trong ngày đạt hiệu quả. - Về phía trẻ: + Trẻ có được một số kiến thức mới về các loại lá cây. + Có kỹ năng về hoạt động tạo hình. Trẻ thích thú và tích cực hơn trong giờ học tạo hình. + Thông qua hoạt động tạo hình phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo và sự hợp tác cùng bạn qua đó trẻ có trí tưởng tượng phong phú hơn. + Giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh, cải thiện sự phối hợp tay và mắt. + Trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động học, đồng thời phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. * Tính mới của giải pháp: - Quan tâm đến từng cá nhân của trẻ coi trẻ là trung tâm trong trong tổ chức hoạt động, hiểu được tâm sinh lý của trẻ. - Thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động - Phát huy năng lực của cô, khả năng của trẻ. - Sáng tạo thêm một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ các đồ dùng phế liệu. - Ngoài ra cô giáo phải tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ. Và phải nắm được tâm sinh lí của trẻ để hiểu trẻ, qua đó tìm ra biện pháp phù hợp để hoạt động tạo hình: Làm tranh từ các loại lá cây trong các hoạt động học một cách linh hoạt, sáng tạo. - Cô giáo luôn luôn vận dụng nhiều hình thức, tổ chức các hoạt động giáo dục sáng tạo nhằm gây hứng thú cho trẻ và kích thích phát triển khả năng tư duy cho trẻ. - Bản thân tôi chịu khó tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề trong tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ. * Tính sáng tạo của giải pháp: - Đã đưa được nội dung mới vào trong hoạt động tạo hình.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lam_tranh_tu_cac_loai_la_cay_trong_hoa.docx