Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

doc 21 trang skkn 19/10/2023 7944
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi MỤC LỤC STT Tiêu đề Số trang A. Đặt vấn đề: 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3 B. Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề 4 1. Nội dung lý luận 4 2. Thực trạng 4 2.1. Thuận lợi 4 2.2. Khó khăn 4 2.3. Khảo sát 5 3. Một số biện pháp cho trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học 5 3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm các loại thí nghiệm 5 3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức các thí nghiệm theo chủ đề 6 3.3. Biện pháp 3: Cách tổ chức một số thí nghiệm đơn giản . 7 3.3.1. Chủ đề: “ Trường mầm non” 7 3.3.2. Chủ đề: “ Bản thân” 9 3.3.3. Chủ đề: “ Gia đình” 11 3.3.4. Chủ đề: “ Nghề nghiệp” 12 3.3.5. Chủ đề: “ Động vật” 13 3.3.6. Chủ đề: “ Thực vật” . 14 3.3.7. Chủ đề: “ Nước và hiện tượng tự nhiên” . 16 3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh . 20 4. Kết quả 21 5. Bài học kinh nghiệm 22 C. Kết luận và khuyến nghị 23 D. Tài liệu tham khảo 24 1/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi việc tổ chức các thí nghiệm nên tôi đã lựa chọn đề tài: “ kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi” ở trường mầm non để thực hiện tại lớp mẫu giáo lớn mà mình phụ trách. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thí nghiệm, thực nghiệm cho trẻ mầm non và tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các thí nghiệm, thực nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và trẻ 5 – 6 tuổi. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp tôi phụ trách. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp thực hành. - Nhóm phương pháp trực quan: quan sát, trải nghiệm. - Nhóm phương pháp dùng lời: phân tích, so sánh, suy luận, giải thích. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này từ tháng 09 năm 2015 và dự kiến kết thúc vào tháng 04 năm 2016. 3/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi Diện tích phòng học chật hẹp khó xây dựng góc khám phá, trải nghiệm cho trẻ. Chưa có đủ đồ dùng dụng cụ chuẩn cho trẻ làm thí nghiệm. Hoạt động khám phá là một hoạt động mới nên giáo viên còn nhiều hạn chế về hình thức, kỹ năng tổ chức. Kinh phí cho hoạt động này không có, các thí nghiệm đôi khi cần phải sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau. 2.3. Khảo sát: Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm về nhận thức của độ tuổi 5-6 tuổi tôi đã đưa ra một vài tiêu chí để khảo sát trẻ trước khi tiến hành thực nghiệm đề tài này. Các Kĩ năng Kĩ năng thao Kĩ năng tiêu chí Kĩ năng so sánh suy luận, phán tác các thí phân tích đoán nghiệm Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Số trẻ: 23 15 8 14 9 10 13 14 9 Tỷ lệ: 65.2 34.8 60.9 39.1 43.5 56.5 60.9 39.1 % Dựa trên kết quả khảo sát cho thấy các kĩ năng so sánh, phân tích, phán đoán suy luận và thao tác các thí nghiệm của trẻ chưa cao. 3. Một số biện pháp cho trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học. 3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm các loại thí nghiệm. Việc sưu tầm, thiết kế các thí nghiệm, thực nghiệm sẽ giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn, sắp xếp các thí nghiệm phù hợp với chủ đề, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ tại lớp mình phụ trách. Dưới đây là một số hoạt động thí nghiệm có thể tổ chức cho trẻ mầm non: - Thí nghiệm với thực vật: Hạt nảy mầm như thế nào? Hạt nào nảy mầm được, hạt nào không nảy mầm được? Hoa có hút nước không? Sự chuyển màu của hoa nhờ nước màu. Vì sao hoa héo? Vì sao hoa tươi? Cành cây, lá cây có nảy mầm được không? Cây cần có gì để sinh trưởng và phát triển? - Thí nghiệm với động vật: Con này thích ăn gì? Con này phản ứng với âm thanh ánh sáng như thế nào? Phản ứng tự vệ của một số con vật? - Thí nghiệm với các nguyên vật liệu của thiên nhiên vô sinh và những đồ vật gần gũi xung quanh: Với nước (nước trong suốt, nước chuyển màu, nước chuyển màu chuyển vị, nước có thể hòa tan, không hòa tan các chất, nước bốc 5/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi Việc nắm bắt được nội dung, yêu cầu, cách tiến hành trò chơi thực nghiệm sẽ giúp tôi biên soạn và sáng tạo thêm các trò chơi thử nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp tôi phù hợp với nội dung giáo dục, linh hoạt trong việc lồng ghép vào trong chủ đề tương ứng giúp trẻ đạt được yêu cầu của quá trình học bộ môn khoa học. 3.3. Biện pháp 3: Cách tổ chức một số thí nghiệm đơn giản. Khi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm tôi luôn thực hiện theo chủ đề, đúng với kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm. Dưới đây là cách tổ chức một số thí nghiệm, thực nghiệm mà tôi đã tổ chức thành công và đạt kết quả cao trên trẻ. 3.3.1. Chủ đề: “Trường mầm non”. Đây là thời điểm đầu năm học trẻ bước vào một môi trường mới với vô vàn điều mới lạ. Đặc biệt, trẻ luôn muốn tìm tòi khám phá về những đồ vật gần gũi xung quanh trẻ. Tôi lựa chọn cho trẻ làm thí nghiệm chìm nổi và pha màu là những thí nghiệm mà trẻ được trải nghiệm với những đồ vật trẻ được tiếp xúc hàng ngày. Đây là những thí nghiệm không quá khó, phù hợp với kỹ năng đầu năm của trẻ. * Với thí nghiệm “pha màu”: Trẻ rất hứng thú và được nhận biết sự thay đổi của màu sắc, không đòi hỏi ở trẻ kỹ năng phán đoán mà trẻ được tự do chọn lựa màu sắc và trải nghiệm. * Thí nghiệm thứ hai mà tôi lựa chọn trong chủ đề này: Thí nghiệm: “Đồ chơi chìm nổi”: Nhóm trẻ lớp mẫu giáo lớn A2 làm thí nghiệm chìm nổi. - Mục đích: Trẻ biết xung quanh trẻ có rất nhiều đồ vật được làm từ các chất liệu khác nhau. Có những vật khi thả xuống nước sẽ chìm và có những vật khi thả xuống nước sẽ nổi. Phát triển tư duy cho trẻ thông qua việc phán đoán và so sánh. - Chuẩn bị: + 1 chậu nước to, 4 chậu nước nhỏ hơn. + Một số đồ vật như: Chai nhựa, gạch nhựa (trong góc xây dựng), những bông hoa, quả bằng xốp ; bi, sỏi, cao su - Cách tiến hành: + Cô hỏi trẻ về các đồ dùng đồ chơi mà cô chuẩn bị. + Cho trẻ đoán xem khi thả xuống nước thì đồ chơi nào sẽ chìm, đồ chơi nào sẽ nổi, vì sao. + Cô thả lần lượt các đồ chơi xuống nước và cho trẻ nhận xét kết quả. 7/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi * Thí nghiệm: “Lá thư bí mật”: Kích vào dòng chữ này để xem video thí nghiệm lá thư bí mật. - Mục đích: Trẻ biết được nước chanh là một dung dịch hữu cơ bị oxy hóa, nó sẽ chuyển sang màu nâu khi bị hơ nóng. Trẻ được trải nghiệm thú vị với một điều kì lạ mà trẻ chưa biết. - Chuẩn bị: Quả chanh, nước, bông tăm, giấy trắng, nến cốc. - Cách tiến hành: + Vắt chanh lấy nước rồi cho vào đấy vài giọt nước rồi khuấy đều. Dùng tăm bông nhúng vào nước chanh rồi viết lên giấy trắng. Khi để khô sẽ không nhìn thấy gì, khi hơ trên ngọn nến cốc nhờ hơi nóng của nến cốc sẽ làm những nét vẽ vừa rồi hiện ra. => Cô giải thích: Chanh là một dung dịch hữu cơ bị oxy hóa, nó sẽ chuyển sang màu nâu khi bị hơ nóng. + Cô cho trẻ vẽ thử và cô giúp trẻ khám phá lá thư mình vừa làm. 9/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi là đưa ra một số đồ vật để trẻ so sánh và phán đoán về trọng lượng và đặt chúng lên cân thăng bằng và kiểm tra kết quả). Hay chỉ với những non nước ngọt có gas không màu và vài hạt nho tôi có thể hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm “ hạt nho nhảy” ( đổ non nước ngọt có gas vào ly thủy tinh trong suốt rồi thả vào vài hạt nho, bong bóng khí sẽ đẩy hạt nho đi lên đi xuống trong ly rất vui mắt). Và xen kẽ những thí nghiệm đơn giản đó tôi cũng đã tổ chức thí nghiệm “ nến cháy được nhờ gì?” đòi hỏi ở trẻ kỹ năng suy luận, phán đoán nhiều hơn. * Thí nghiệm: “Nến cháy được là nhờ gì?”: - Mục đích: Trẻ nhận biết không khí có ở xung quanh trẻ. Trẻ biết nến cháy được là nhờ có khí ôxi, khi khí ôxi hết thì nến sẽ tắt. - Chuẩn bị: 2 cây nến, cốc thủy tinh ( cao hơn cây nến). - Tiến hành: + Cho trẻ quan sát, gọi tên các đồ dùng cô đã chuẩn bị. + Cô thắp 2 cây nến lên. Cô đặt úp cốc thủy tinh lên 1 cây nến. Cho trẻ đoán điều gì sẽ xảy ra với 2 cây nến. + Một lát sau cây nến bị úp lọ thủy tinh sẽ bị tắt. Hỏi trẻ tại sao? => Cô giải thích: Nến cháy được là nhờ có khí ôxi, cây nến bị úp cốc thủy tinh sẽ không được cung cấp thêm không khí nên khi khí ôxi trong cốc hết thì nến sẽ tắt. còn cây nến được thắp ở ngoài vẫn có không khí ở xung quanh nên nến vẫn cháy. Ảnh: Lớp A2 làm thí nghiệm nến cháy được nhờ gì?. 3.3.4. Chủ đề: “ Nghề nghiệp” Để giúp trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm trong chủ đề này tôi lựa chọn thí nghiệm: “Nam châm” ( sử dụng nam châm để kiểm tra chất liệu của một số dụng cụ lao động); “các lớp chất lỏng”; “tan, không tan” Giúp trẻ tìm hiểu khám phá về các nguyên vật liệu của các nghề. * Thí nghiệm: “Các lớp chất lỏng”: - Mục đích: Trẻ biết phân biệt lớp chất lỏng khác nhau: dầu, nước, si rô. Nhận biết lớp si rô nặng hơn nước nên chìm xuống dưới. lớp dầu nhẹ hơn si rô và nước nên nổi lên trên cùng. - Chuẩn bị: Dầu ăn, nước, si rô, ly thủy tinh, các thẻ số 1,2,3. - Tiến hành: + Cho trẻ quan sát gọi tên và đặt thẻ số cho 3 loại chất lỏng. + Cho trẻ chọn chất lỏng thứ nhất đổ vào ly, lấy thẻ số tương ứng gắn lên bảng. Cô cho trẻ lên chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Hỏi trẻ điều gì sẽ xảy ra? Theo 11/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi * Thí nghiệm : “Phản ứng tự vệ của con cua”: Ảnh: Cô và trẻ làm thí nghiệm “ Phản ứng tự vệ của con cua”. - Mục đích: Cho trẻ được trải nghiệm với những con vật mà mình thích, trẻ biết được cấu tạo của con cua, biết cua dùng càng để tự vệ và kiếm thức ăn. - Chuẩn bị: 1 Bể nước nhỏ, vài con cua, que chỉ. - Tiến hành: + Các con thấy cô có những con gì ở trong bể? + Ai có thể tả về con cua cho cả lớp nghe? + Con cua có mấy cái càng? Vì sao càng cua lại to? + Nếu cô đưa que chỉ này đến càng cua thì con cua sẽ phản ứng như thế nào? + Cô cho que chỉ tới để càng cua cắp chặt vào que chỉ rồi đưa lên cho trẻ quan sát. => Cô giải thích: Ngoài lớp mai cứng vững chắc con cua còn có 2 cái càng lớn để giúp cua kiếm mồi và tự bảo vệ bản thân nữa đấy. 3.3.6. Chủ đề: “ Thực vật” Trong chủ đề này trẻ được khám phá về các nhóm thực vật, các loại hoa quả. Với thí nghiệm “ pha nước hoa quả”: Trẻ được tự tay pha ra những loại thức uống từ những loại quả mà mình thích, suy luận phán đoán về hương vị của chúng là những trải nghiệm vô cùng thú vị đối với trẻ. Đối với những quá trình phát triển của cây từ hạt, cành, lá và việc được tạo ra những quá trình đó đối với trẻ là một việc cực kì hứng thú. Với những thí nghiệm này cần phải có quá trình nên cần phải ghi lại quá trình bằng những hình ảnh cụ thể. * Thí nghiệm: “Hạt nảy mầm”: - Mục đích: Giúp trẻ biết được cây cần có đất, nước, ánh sáng để phát triển và lớn mạnh. - Chuẩn bị: 4 cốc nhựa: đánh số thứ tự và ghi các nhãn: Cốc 1: Không có đất, Cốc 2: Không có ánh sáng, cốc 3: Không có nước, cốc 4: Có đất – nước - ánh sáng; đất trồng cây; hạt giống đậu (hoặc hoa); bao giấy; bình tưới. - Tiến hành: + Hướng dẫn trẻ dán nhãn lên các cốc theo thứ tự ở phần chuẩn bị. + Cốc 1 cho vào 1 ít giấy báo vò nhàu nát, cốc 2,3,4 đổ đầy đất. + Cho hạt giống đậu hoặc hoa vào cả 4 cốc trên. + Đặt 4 cốc vào chỗ có ánh nắng bên cạnh nhau. 13/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi - Tiến hành: + Đặt chậu nước dưới trời nắng, để cái gương soi vào trong chậu nước làm sao cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gương. – Theo các con điều gì sẽ xảy ra khi ánh nắng mặt trời chiếu vào gương? + Cô đưa tấm bìa trắng lên, di chuyển cho đến khi cầu vồng xuất hiện trên tấm bìa. + Hỏi trẻ: Các con nhìn thấy gì? Vì sao cầu vồng lại xuất hiện? Khi nào cầu vồng xuất hiện trong tự nhiên? => Cô giải thích: Bản chất của ánh sáng là có các màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Khi ánh nắng soi vào chậu nước, lớp nước giữa gương và tấm bìa làm việc như một thấu kính và mặt nước tách ánh sáng ra nên ta nhìn thấy các sắc màu của ánh sáng. Chính vì vậy trong những cơn mưa rào của mùa hè ánh nắng chiếu qua những giọt nước mưa tạo ra sự xuất hiện của cầu vồng. Các sắc màu của ánh sáng hiện lên trên tấm bìa. Lưu ý: + Cường độ ánh sáng càng mạnh thì sắc màu hiện lên trên tấm bìa càng rõ. + Giáo viên chú ý sắp xếp vị trí cho trẻ quan sát hợp lý ( trẻ dễ dàng quan sát mà không bị ánh nắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe). * Thí nghiệm: “Pháo hoa trong nước”: Ảnh: Trẻ làm thí nghiệm “ Pháo hoa trong nước”. - Mục đích: Trẻ biết được dầu ăn không hòa tan trong nước, dầu ăn nhẹ hơn nước, màu không tan trong dầu ăn nhưng nó hòa tan trong nước và làm thay đổi màu của nước. - Chuẩn bị: 1 bình nước, dầu ăn, các loại màu thực phẩm. - Tiến hành: + Điều gì xảy ra nếu cô đổ dầu ăn vào bình nước?- Trẻ đoán. + Cô đổ dầu ăn vào bình, trẻ quan sát và nhận xét. Dầu ăn có tan vào nước không? Dầu ăn như thế nào so với nước? => Cô giải thích: Dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên dầu ăn nổi lên trên mặt nước. + Nếu cô nhỏ những giọt màu vào bình thì điều gì xảy ra? + Cô nhỏ dầu ăn và cho trẻ quan sát. Các con thấy những giọt màu trong bình nước như thế nào? => Cô giải thích: Những giọt màu không tan vào dầu ăn và các giọt phẩm màu lại nặng hơn dầu nên sẽ chìm xuống dưới. Một khi phẩm màu chìm vào trong 15/24

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_thi_nghiem.doc