Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy trẻ mầm non tại lớp 5TC - Trường Mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà huyện Cát Hải

docx 13 trang skkn 18/09/2024 612
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy trẻ mầm non tại lớp 5TC - Trường Mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà huyện Cát Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy trẻ mầm non tại lớp 5TC - Trường Mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà huyện Cát Hải

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy trẻ mầm non tại lớp 5TC - Trường Mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà huyện Cát Hải
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2021
 Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Cát Hải
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Tỷ lệ (%) 
 đóng góp 
 vào việc 
 tạo ra 
 Ngày Nơi công Trình độ 
 Số Chức sáng 
 Họ và tên tháng tác (hoặc nơi chuyên 
 TT danh kiến (ghi 
 năm sinh thường trú) môn
 rõ đối với 
 từng đồng 
 tác giả, nếu 
 có)
 01 Đặng Thị Thu 19/01/1992 Trường mầm Giáo Cử nhân 100%
 Hiền non Sơn Ca viên
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Giải pháp sáng tạo ứng dụng 
công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy trẻ mầm non tại lớp 5TC- trường 
mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà huyện Cát Hải. ” năm học 2020-2021 
 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ công tác giảng dạy, Lĩnh vực phát 
triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, lĩnh vực phát triển 
thẩm mỹ (âm nhạc và tạo hình), Lĩnh vực phát triển nhận thức( khám phá, toán, 
MTXQ), lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (truyện, thơ, chữ cái..) của trẻ mẫu giáo 3-5 
tuổi trường mầm non Sơn Ca
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 20 tháng 9 năm 2020
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến
 a. Tình trạng của giải pháp đã biết (ưu, nhược điểm):
 * Ưu điểm
 - Giờ học lôi cuốn trẻ, tạo được hứng thú và gây được sự tập trung chú ý cao 
nhất ở trẻ.
 - Nội dung truyền đạt hấp dẫn, phong phú và sinh động hơn. Những hình ảnh 
tưởng chừng như rất trừu tượng, trẻ chưa được nhìn thấy bao giờ nay bỗng trở lên 
gần gũi và giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ trong đầu.
 - Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên 
giáo dục qua mạng thông tin truyền thông internet. - Việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục mầm non 
còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế vì vậy chưa phát huy 
được hiệu quả tối đa của nó.
 + Về phía phụ huynh
 - Một số cha mẹ học sinh vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông 
tin nên trẻ chưa được sử dụng CNTT một cách tốt và hiệu quả nhất
 - Việc trao đổi với phụ huynh qua việc ứng dụng CNTT còn hạn chế vì nhiều 
phụ huynh chưa thành thạo việc sử dụng các thiết bị có CNTT
 b. Nêu các bước thực hiện giải pháp:
 * Công tác tự bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường.
 Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT 
vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu 
dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của 
nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn 
mang tính cấp bách giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, 
có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh đất nước.
 Nội dung tự bồi dưỡng:
 + Bồi dưỡng kiến thức tin học qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
 + Bồi dưỡng qua các buổi chuyên đề trường tổ chức.(Phụ lục 1)
 Ví dụ: Chủ đề là Cắt chỉnh ảnh trên photosop 7.0
 Tự bồi dưỡng qua dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm và rút ra bài 
học cho bản thân.
 Tóm lại việc tự bồi dưỡng của bản thân giáo viên là yếu tố quan trọng và 
quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và học của lớp mình phụ trách cũng như chất 
lượng của nhà trường để công việc tự bồi dưỡng này ngày càng tốt hơn. Tự bồi 
dưỡng chỉ thật sự mang lại hiệu quả cao khi nó trở thành nhu cầu, có sự tự nguyện, 
tự giác của mỗi giáo viên.
 * Bồi dưỡng qua tài liệu, Internet.
 +Đối với giáo viên
 Đối với giáo viên mẫu giáo việc thực hành với màu vẽ hay các bức tranh có 
nhiều chi tiết thường làm cho cô ngại cho trẻ “ tiếp xúc” bởi lẽ trẻ có thể bị dây bẩn 
màu ra quần áo, bạn có thể vào “socnhi.com” để cho trẻ vẽ tranh từ đó trẻ nhận biết 
màu sắc, hình dạng, luyện nét vẽ mà trẻ rất thích thú bởi các nội dung phong phú 
đa dạng và cho phép trẻ gửi bài thi của mình (Phụ lục 2)
 Bồi dưỡng qua sách “ Kiến thức tin học, tài liệu chuyên tin học 1” để có kiến 
thức soạn thảo văn bản. Như cách chỉnh sửa một số lỗi trên word bạn chỉ cần nhập thể đưa vào những phương pháp tính toán, thống kê tùy ý một cách rất dễ dàng.(Phụ 
lục 5)
 + Sử dụng hiệu quả phần mềm Powerpoint 
 Với phần mềm này chúng ta có thể sử dụng cho hầu hết các hoạt động: Khám 
phá khoa học, làm quen với toán, hoạt động âm nhạc, thơ, truyện, làm quen chữ cái, 
tạo hình
 - Với bộ môn khám phá khoa học:
 - Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn, khó hiểu, trẻ lại rất tò 
mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao 
nó lại như vậy?... Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần 
được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét, âm 
thanh “ thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thoả mãn được 
thắc mắc của mình. Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động làm quen với môi trường 
xung quanh, giáo viên không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan 
sát trực tiếp.
 VD1: Đề tài: Khám phá một số con vật nuôi trong gia đình
 - Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu 
quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô sử dụng phần mềm powerpoint 
cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ 
rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
 - Mục đích :Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của một số con vật nuôi trong 
gia đình . Trẻ biết so sánh đặc điểm của một số con vật nuôi. Trẻ biết phân nhóm 
động vật nuôi theo một vài dấu hiệu. Hiểu được từ khái quát: Gia súc,gia cầm. Có 
một số kỹ năng chăm sóc con vật gần gũi. Trẻ yêu quý các con vật nuôi. Trẻ hứng 
thú tích cực tham gia hoạt động học tập.
 - Chuẩn bị.
 + Giáo án điện tử có hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình.
 +Tranh ảnh thật về các con vật nuôi trong gia đình.
 - Tiến hành.
 + Cô cho trẻ xem hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình. Cô kết hợp cho trẻ 
vừa xem tranh vừa nghe nhạc. (Kích vào biểu tượng trên màn hình thì sẽ phát 
nhạc).(Phụ lục 6)
 Sau khi xem xong cô đàm thoại với trẻ
 + Cô cho cả lớp tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình . Do đó trước mỗi tiết học âm nhạc, sau khi xác định mục đích, yêu cầu của đề 
tài tôi lên mạng tài và tìm những bài hát theo đè tài, tải nhạc về máy lưu vào USB 
hay copy vào máy tính khi đến giờ học cho trẻ nghe Bên cạnh đó trò chơi âm nhạc 
cũng là phần gây hứng thú cho trẻ không kém, như với trò chơi “những nốt nhạc 
vui” tôi vào trang hình ảnh tải những hình ảnh có nội dung phù hợp với bài hát copy 
về máy, đưa qua power point vào slide show tạo hiệu ứng và trình chiếu với những 
hình ảnh sống động, đầy màu sắc, trẻ rất hứng thú khi tham gia trò chơi(Phụ lục 11)
 VD 4: Với bộ môn dạy đồng dao “Thằng Bờm”
 - Nếu như một tiết học đồng dao bình thường thì trẻ chỉ được xem tranh qua 
lời đọc của cô thì bây giờ tôi sẽ thay đổi hình thức bằng cách tạo hình ảnh, video 
trên máy tính kèm theo lời đọc của cô, Những hình ảnh chuyển động có hồn chắc 
chắn sẽ làm trẻ hứng thú và say mê vào bài học hơn rất nhiều.(Phụ lục 12-Trang 17)
 + Sử dụng phần mềm soạn giảng E-Learning.
 Presenter khác Powerpoint như thế nào?
 Powerpoint thuần tuý là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình 
và thuyết minh ( giáo viên, báo cáo viên).
 Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài E – Learning, có 
thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, 
chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash mà powerpoint không làm được, đưa 
bài giảng lên giảng trực tuyến làm bản quyền mà người khác không thể sửa của 
mình.(Phụ lục 13)
 Bước 1: Soạn bài trình chiếu trên Powerpoint
 Bước 2: Sử dụng các chức năng của Adobe Presenter hoàn thiện nội dung cho 
bài giảng.
 Bước 3: Xuất bản, chuyển file Powerpoint sang dạng bài e-Learning(Phụ lục 
14)
 Khi sử dụng chúng ta có thể vào dao diện Adobe presenter sau đó vào các 
mục như Record Audio để ghi âm trực tiếp lời thoại, hay vào Capture video để ghi 
hình và lời thoạirất hữu ích để thiết kế bài dạy đồng thời chúng ta cũng chỉnh sửa 
được những đoạn ghi âm, video mà chúng ta vừa trèn hay coppy và dán sang một 
side khác.
 Khi sử dụng phần mềm E – learning chúng ta có thể sử dụng các dạng câu hỏi 
đúng sai, câu hỏi ghép đôi rất hợp với các tiết làm quen chữ cái, toán đây là một điều 
rất mới.
 Điểm mới của phần mềm này là cho phép ta ghi âm cũng như đồng bộ âm 
thanh và lời nói trực tiếp, với power point chúng ta không thể chèn trực tiếp video 
vào các side nhưng với E – Learning thì lại làm được chúng ta chèn video có đuôi năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó hiện nay 
dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh 
chụp hoặc hình vẽ). Các phần mềm phục vụ cho giáo dục Đối với giáo viên tôi 
khuyến khích học và sử dụng các phần mềm sau vì sẽ rất có ích trong việc xây dựng 
các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy(Phụ lục 17)
 + Adobe premiere (vào phần mềm adobe, ra file lưu video, âm thanh kéo 
video/âm thanh đó xuống phần mềm vừa mở, sau đó thả video/âm thanh vào V1/A1) 
giúp giáo viên cắt đoạn nhạc, đoạn video theo ý muốn. (Phụ lục 18)
 + Phần mềm adobe audition giúp ghi âm và lọc âm, chỉnh sửa âm thanh một 
cách dễ dàng(Phụ lục 19)
 c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng
 * Các văn bản chỉ đạo:
 - Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến.
 - Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN, ngày 01/8/2013 của Bộ khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số quy định 
của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị Định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ.
 - Căn cứ Thông tư 28/2016/TT-BGĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội 
dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng 
BGD&ĐT
 - Hướng dẫn số 153/HD-UBND, ngày 01/2/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải hướng dẫn xét công nhận sáng 
kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải.
 - Căn cứ công văn 924/PGD-ĐT ngày 12/11/2020 thông báo về việc nộp sáng kiến cấp cơ sở của ngành GD&ĐT
 * Điều kiện cơ sở vật chất:
 - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất máy tính, 
loa đài, máy chiếu, nối mạng internet, trang bị máy chụp ảnh. Tạo điều kiện cho giáo 
viên bồi dưỡng chuyên môn về UDCNTT đạt được hiệu quả cao
 - Đa số phụ huynh quan tâm phối hợp cùng các cô mỗi khi thực hiện một chủ 
đề mới như giúp trẻ tì kiếm hình ảnh, đồ chơi, đồ dùng liên quan đến chủ đề. Cho 
trẻ tìm hiểu trước các nội dung chủ đề liên quan đến bài học qua mạng công nghệ 
thông tin ở nhà trước khi đến lớp
 - Lớp học có 2 cô trẻ - khỏe, nhiệt tình. Có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, 
có chứng chỉ tin học, năng động, chịu khó tìm tòi, học hỏi, có nhiều sáng tạo trong 
công tác giảng dạy nên cũng dễ dàng tiếp thu, học hỏi và nâng cao trình độ về ứng 
dụng công nghệ thông tin hiện nay.
 - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới vào nghề , nhiệt tình, năng động, sáng 
tạo, bản thân cũng rất thích tìm hiểu những ứng dụng về công nghệ thông tin, tìm 
hiểu những phần mềm hay để làm giáo án. Lựa chọn những video, hình ảnh, âm 
thanh để thiết kế một bài giảng chất lượng cho tất cả trẻ hoạt động. Với tình yêu 
nghề mến trẻ, hăng say trong công việc tôi luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp 
giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_sang_tao_ung_dung_cong_nghe.docx