Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức tốt hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi A1, trường Mầm non 1-6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức tốt hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi A1, trường Mầm non 1-6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức tốt hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi A1, trường Mầm non 1-6
PHÒNG GDĐT TP SÔNG CÔNG TRƯỜNG MẦM NON 1-6 BÀI THUYẾT TRÌNH Biện pháp tổ chức tốt hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi A1, trường mầm non 1-6 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Tâm Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh nhưng sức đê kháng còn yếu, các cơ quan đang phát triển còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất là bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển thể lực toàn diện. Làm thế nào để một hoạt động vui chơi ngoài trời thực sự có hiệu quả, hấp dẫn, lôi cuốn và phát huy được tính tích cực của trẻ ? THUẬN LỢI Khó khăn Bảng khảo sát trước khi áp dụng biện pháp SL trẻ đạt Đạt tỷ lệ SL trẻ Đạt tỷ lệ Nội dung % chưa đạt % Trẻ tích cực tham gia vào các 20 64.5 11 15,5 hoạt động Trẻ có hiểu biết về thế giới 14 45,2 17 54,8 xung quanh. Trẻ thực hiện được yêu cầu 15 48,4 16 51,6 khi được giao nhiệm vụ Trẻ chơi đoàn kết và biết 19 61,3 12 38,7 giúp đỡ bạn trong khi chơi Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích 18 58,1 13 41,9 khám phá và trải nghiệm Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cụ thể, nội dung phù hợp với điều kiện thực tế và độ tuổi của trẻ - Căn cứ vào thời gian biểu hằng ngày và điều kiện thực tế ở trường như: diện tích sân chơi, số lượng lớp học, thời lượng của giờ chơi và đặc biệt là khả năng nhận thức của trẻ trong lớp, tôi đã phối hợp với các giáo viên trong khối lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi ngoài trời một cách hợp lý. Xây dựng kế hoạch vui chơi cho từng chủ đề sao cho phù hợp với độ tuổi, đặc điểm và tình hình của trẻ trong lớp mình. - Thay đổi một cách linh hoạt sao cho phù hợp với chủ đề đang thực hiện - Tôi tìm tòi những nội dung hoạt động chơi ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ đề, thiết kế những trò chơi sáng tạo, mới lạ phù hợp với độ tuổi của trẻ nhằm tạo ra cho trẻ hứng thú trong hoạt động chơi ngoài trời. Vd: TC Ô tô vào bến, Ô tô và chim sẻ, bánh xe quay. Cđ Động vật: Mèo đuổi chuột, cáo và thỏ, bịt mắt bắt dê . Nhận thức được điều đó, tôi tự nhủ bản thân mình phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, từ bàn bè, đồng nghiệp cũng như những điều mới lạ, sáng tạo trên các công nghệ thông tin đại chúng để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiêu rõ hơn phương pháp giáo dục mầm non nói chung và phương pháp tổ chức hoạt động chơi ngoài trời nói riêng nhằm nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả ở trẻ. Hình ảnh: Chuyên đề PT ngôn ngữ trong sinh hoạt Cụm tại trường MN Bách Quang Ngoài ra, tôi thường xuyên tìm hiểu các thông tin trên mạng Internet được cập nhật hằng ngày, trên kênh VTV7, các chương trình về trẻ mầm non tôi khai thác những kiến thức mới, sưu tầm các phương pháp giáo dục tiên tiến, các hình thức giảng dạy mới và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để áp dụng trong giảng dạy Hình ảnh: Trẻ quan sát cây bóng mát Biện pháp 4: Tổ chức đa dạng các trò chơi, thay đổi tên trò chơi, cách chơi tạo hứng thú cho trẻ Việc tìm tòi, học hỏi và sáng tạo các trò chơi hay, mới lạ, hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia trò chơi là việc cần thiết của mỗi giáo viên, với những trò chơi trẻ đã từng được chơi hay trò chơi đã biết, tôi có thể đổi tên trò chơi, luật chơi, cách chơi tạo nên sự mới lạ nhằm kích thích trẻ chơi. Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi cũng đã linh hoạt thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi. Ví dụ : Trò chơi đổi chổ có thể thay đổi tên là bão thổi, gió thổi, tìm bạn Trò chơi kéo co có thể thay đổi tên là kéo pháo. Hình ảnh: Trẻ xếp hình từ sỏi sắc màu Hình ảnh: Trẻ làm con trâu từ lá cây Không chỉ sáng tạo với các sản phẩm chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên mà trẻ thực sự cảm thấy hứng thú khi được tham gia chơi với các đồ chơi sẵn có trong trường mầm non như: Cầu trượt, xích đu, bập bênh trẻ hoạt động, leo trèo trên các đồ chơi thiết bị ngoài trời sẽ rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai của đôi bàn tay và đôi chân. Các trò chơi vận động: Trò chơi vận động luôn mang lại niềm đam mê cho trẻ và sự thích thú, có thể dễ dàng nhận thấy trẻ hoạt động tích cực nhất thông qua trò chơi vận động. Trẻ được tham gia các trò chơi vận động với các trò chơi có sẵn ở trường như: Cầu trượt, xích đu, bập bênh trẻ hoạt động, leo trèo trên các đồ chơi thiết bị ngoài trời sẽ rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai của đôi bàn tay và đôi chân. Giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. Biện pháp 5: Lồng ghép các bài đồng dao, câu đố, hò vè, các trò chơi dân gian vào hoạt động “Ve vẻ vè ve Cùng nhau thi đua Thấy lá vàng rơi Nhặt lá vàng rơi Cùng nhau đi nhặt Xếp hình ý thích Sân trường thêm sạch Được các bạn khen Nào các bạn ơi Được khen, được khen” Biện pháp 6: Phối hợp với cha mẹ trẻ chuẩn bị tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương nhằm tạo sự gần gũi, hứng thú cho trẻ Việc tận dụng các nguyên vật liệu mở, sẵn có tại địa phương có thể giúp chúng ta tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ ở trường mầm non, nó đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, cảm xúc cho trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng nguyên vật liệu sẵn có giúp trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức làm ra làm ra một số sản phẩm để phục vụ học tập và hoạt động vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó việc sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương sẽ tiết kiệm được mua sắm nguyên vật liệu, giúp tôi có thể tuyên truyền tới toàn thể cha mẹ học sinh trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu mở cho trẻ sử dụng không chỉ ở lớp mà còn tại gia đình. Bảng so sánh trước và sau khi khảo sát của trẻ Tổng số trẻ: 31 trẻ T Kết quả khảo sát trên trẻ T Trước khi khảo sát Sau khi khảo sát Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ Tỷ lệ % trẻ % chưa % đạt chưa đạt đạt đạt 1 Trẻ hứng thú vào các 20 64.5 11 15,5 31 100 0 0 % hoạt động 2 Trẻ có hiểu biết về thế 14 45,2 17 54,8 28 90,3 3 8,7% giới xung quanh. 3 Trẻ chơi đoàn kết và biết giúp đỡ bạn trong 19 61,3 12 38,7 28 90,3 3 8,7% khi chơi 4 Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích khám phá và trải 18 58,1 13 41,9 31 100 0 0 % nghiệm 5 Trẻ thực hiện yêu cầu 14 45,2 17 54,8 27 87,1 4 12,9% khi được giao nhiệm vụ Đối với trẻ: 100% trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động chơi ngoài trời. Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh, về các trò chơi vận động, học tập và dân gian. Trẻ chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế giới xung quanh. Qua việc thường xuyên được tham gia vào các hoạt động chơi ngoài trời, trẻ nhanh nhẹn, tự tin trong giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó, khi tham gia chơi ngoài trời trẻ thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ. KẾT LUẬN Sau khi thực hiện các biện pháp tổ chức tốt hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi A1, trường mầm non 1-6, tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ, trẻ đã tự tin, đoàn kết, hợp tác tham gia vào các hoạt động tập thể, tạo ra nhiều sản phẩm theo ý thích từ những nguyên vật liệu thiên nhiên. Đồng thời cũng góp phần giáo dục trẻ bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động chơi ngoài trời. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_tot_hoat_dong_choi_n.pptx