Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MĨ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 3-4 TUỔI PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc đối với trẻ là cả một thế giới diệu kỳ nhiều cảm xúc. Như chúng ta đã biết, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi, được nghe tiếng ru à ơi ngọt ngào của mẹ, tiếng ấm trầm của cha đã giúp trẻ luôn cảm thấy ấm êm và hạnh phúc. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên việc tiếp xúc với âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu, bởi âm nhạc luôn được coi là một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi đối với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật, là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường, là một trong hai nội dung thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên lĩnh vực phát triển thẩm mỹ của trẻ ở trường mầm non chưa có điều kiện cho trẻ trải nghiệm nhiều. Bên cạnh đó, còn có một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mà chỉ chú trọng việc giáo dục phát triển nhận thức cho con em mình. Vì nguyên nhân đó, để giúp trẻ phát triển tốt lĩnh vực phát triển thẩm mỹ trong các hoạt động ở trường mầm non, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu và có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ để có những sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động phong phú và lôi cuốn trẻ. Bởi giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt với trẻ 3 - 1 Môi trường hoạt động của trẻ còn hạn chế ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ. - Về phía phụ huynh : Sự quan tâm đến trẻ ở một số phụ huynh chưa sát sao, nhận thức về việc giáo dục của trẻ mầm non nói chung và việc học âm nhạc nói riêng chưa thực sự sâu sắc dẫn tới sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh để bổ trợ cho con còn hạn chế. - Về phía học sinh: Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ mới đi học còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động âm nhạc, chưa nhận biết được nhạc cụ âm nhạc để lựa chọn và sử dụng nhạc cụ vào hoạt động cho phù hợp. Tôi đã tiến hành khảo sát 27 trẻ mẫu giáo 3 tuổi tôi phụ trách và kết quả trên trẻ như sau: Nội dung khảo sát Tổng số Số trẻ Tỷ lệ trẻ đạt (%) Trẻ thích hoạt động âm nhạc 27 11 40,7 Trẻ thể hiện cảm xúc âm nhạc 27 13 48,1 Trẻ có kĩ năng âm nhạc tốt 27 10 37 Qua bảng khảo sát trên cho thấy “ phát triển thẩm mĩ thông qua giáo dục âm nhạc" của trẻ còn thấp so với yêu cầu. Vậy làm thế nào để giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động âm nhạc nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Và tôi đã đưa ra những biện pháp sau: 2. Các biện pháp phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non 2.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường phong phú hấp dẫn. Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí, sắp xếp các nhạc cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. 3 Hoạt động âm nhạc là một hoạt động phát triển tính tư duy,sáng tạo của trẻ. Âm nhạc giúp cho trẻ thoải mái học tập và hoạt động tốt, ghi nhớ phát triển trí tưởng tượng ngày càng phong phú. Chính vì vậy để cho hoạt động học vui nhộn hơn, tôi còn cho trẻ làm quen với các nhạc dân tộc truyền thống cụ như: trống lắc, song loan, xắc xô, phách tre. Đây là một trong các nhạc cụ rất cần thiết cho trẻ biểu diễn phù hợp với các bài hát, đề tài đã lựa chọn.( Ảnh 5 phần minh chứng) Ví dụ:Với bài: “Cái bống” Cô chuẩn bị những cái thúng, cái mẹt. Với bài “ Trống cơm” cô chuẩn bị phách tre, trống, trẻ trai có thể chuẩn bị áo dài, khăn đống. Trong hoạt động âm nhạc khác với các hình thức cũ là: cô chuẩn bị dụng cụ âm nhạc để sẵn sau lưng trẻ, để trẻ lấy lên gõ, thì với hình thức mới cô bố trí các nhạc cụ xung quanh lớp. Cô cho trẻ lựa chọn nhạc cụ mà trẻ thích để trẻ gõ theo nhịp, theo phách, vì vậy trong hoạt động âm nhạc, giờ học trở nên rất sôi động tạo được sự hào hứng cho trẻ.(Ảnh 6 phần minh chứng) * Hình thức gây hứng thú cho trẻ Phương pháp dạy trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, trong các hoạt động nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với âm nhạc. Để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn nhất. Ví dụ: Khi tổ chức gây hứng thú theo hình thức cũ là: Với đề tài: âm nhạc hát về các con vật. Cô cho trẻ đọc một bài thơ rồi đàm thoại theo hình thức cô đặt câu hỏi trẻ trả lời rồi cô dẫn dắt định hướng vào hoạt động hướng dẫn trẻ làm theo cô. Có thể nói với hình thức này trẻ thụ động làm theo sự gợi ý của cô. 5 + Trẻ mời bạn lên tham gia vận động cùng. + Cô khuyến khích trẻ nhút nhát, chưa tự tin cùng tham gia vào hoạt động. Khác với các hình thức vận động cũ là mỗi giờ học âm nhạc cô sẽ cho trẻ vận động theo sự sắp xếp của cô. Thì bây giờ cô sẽ không cho trẻ vận động theo cô mà cho trẻ nêu ý tưởng vận động của mình. Sau đó trẻ tạo nhóm đứng thành vòng tròn, vòng cung hoặc đội hình thể dục để vận động theo ý tưởng của trẻ và từ những ý tưởng vận động của trẻ cô kết hợp các động tác vận động cho bài hát.( Ảnh 2 phần minh chứng) - Trong các hoạt động học, ngoài những lời ca, với những bài hát dân ca quan họ, tôi còn sáng tác điệu múa hết sức sinh động minh họa cho bài hát dạy trẻ múa. Tôi thấy rằng trẻ rất hào hứng tham gia múa cùng cô trong hoạt động. Ngoài ra tôi còn đưa ra những câu hỏi gợi mở với trẻ, giúp trẻ có những ý tưởng sáng tạo riêng, những điệu múa khác để trẻ thể hiện. Khi trẻ được lên biểu diễn bài múa của mình, trên đầu được đội những chiếc mũ minh họa cho bài hát hết sức ngộ nghĩnh, qua đó tôi thấy rằng trẻ đã thực sự hứng thú thể hiện điệu múa rất thành công.( Ảnh 7 phần minh chứng) * Hình thức trò chơi âm nhạc. Đối với trẻ thơ, khi được hoạt động âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc.Đây là các yếu tố góp phần làm nên sự cảm thụ âm nhạc của trẻ. Đặc thù của hoạt động âm nhạc là giúp trẻ hát đúng nhạc, vận động theo nhạc, cảm thụ được âm nhạc thông qua các bài hát. Vì vậy trong suốt giờ học là ca hát và vận động nên việc đan xen câu đố, bài thơ hay trò chơi vào giờ học sẽ 7 Ngoài giờ hoạt động âm nhạc, tôi còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, chuyện, tạo hình, khám phá khoa họccó sự tham gia của giáo dục âm nhạc sẽ làm cho hoạt động học trở nên phong phú hơn. * Ví dụ: Tích hợp âm nhạc trong hoạt động khám phá khoa học “ Trường mầm non của bé” ngoài những kiến thức trẻ nắm được qua hoạt động như nắm được đặc điểm, tên trường, tên lớp, cô giáo và các bạn thì việc lồng ghép tích hợp các bài hát như: Cháu đi mẫu giáo - Trường cháu đây là trường mầm non. Còn mang tính giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và các bạn, ham thích đến lớp. - Qua hoạt động chơi ở các góc: Cô hướng dẫn một nhóm trẻ chơi trò chơi “Cô giáo” trẻ hát và múa lại bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc vừa học.(Ảnh 3 phần minh chứng) - Hoạt động chiều:Cô tổ chức hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát múa, trò chơi âm nhạc. Cô động viên, khuyến khích trẻ tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. ngoài ra, cô có thể hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi, những làn điệu dân ca quan họ quê hương mình, những trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích.(Ảnh 6 phần minh chứng) - Tạo hứng thú cho trẻ thông qua các hoạt động ngoại khoá. Với tôi hoạt động âm nhạc không chỉ là hoạt động học tập mà tôi còn muốn trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình thông qua các bài hát đặc biệt thông qua các việc biểu diễn trong các ngày lễ lớn trong năm học, ngày kỷ niệm như: ngày sinh nhật của các bé, tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, noel, tết nguyên đán, ngày quốc tế phụ nữ mùng 8-3, ngày tết thiếu nhi 1- 6. Từ đó trẻ được mạnh dạn, tự tin thể hiện những khả năng, hiểu biết của mình về âm nhac thông qua các bài hát, múa tập thể hoặc cá nhân. 2.4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh. Trong các giờ đón, trả trẻ hàng ngày, tôi trao đổi về tình hình chung của trẻ ở lớp, Kết nối Zalo với phụ huynh nào không có thời gian đưa đón con hoặc trong giờ đón trả trẻ chưa kịp trao đổi, đồng thời liên lạc thường xuyên với phụ 9 Ngoài ra, các kỹ năng trong âm nhạc nói riêng và các kỹ năng ở các môn học khác cũng như kỹ năng sống của trẻ được hoàn thiện tốt hơn. Trẻ thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi giao tiếp và tham gia các hoạt động. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, phát huy được tính tích cực của trẻ. Giúp trẻ có cảm xúc với âm nhạc và với chính những bài hát mà trẻ đang thể hiện giúp trẻ thêm yêu mọi người, mọi vật xung quanh mình. Từ đó sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách của trẻ. * Về phía cô giáo: Qua 1 thời gian áp dụng một số phương pháp phát triểm thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non, tôi thấy mình đã trau dồi thêm được nhiều kiến thức cơ bản. Hát đã đúng nhạc hơn, đã biết cách sử dụng đàn thành thạo. Có thêm nhiều kinh nghiệm dạy tốt hoạt động âm nhạc. Về hoạt động giáo dục âm nhạc: + Hiểu biết về âm nhạc qua cuộc sống hàng ngày + Qua các hoạt động âm nhạc, tôi rèn luyện thêm được sự khéo léo, mềm dẻo và linh hoạt hơn. Đặc biệt hoạt động âm nhạc giúp tôi tự tin hơn trong các giờ giảng dạy khác. * Về phía phụ huynh: - Có sự thay đổi về việc nhìn nhận về việc học môn âm nhạc của con em mình, nhận thấy được tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ. - Giúp đỡ nhiều cho giáo viên trong việc cung cấp những đồ dùng, phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi. *Bảng kết quả trên trẻ: Nội dung khảo sát Tổng số Số trẻ Tỷ lệ trẻ đạt (%) Trẻ thích hoạt động âm nhạc 27 25 92,5 Trẻ thể hiện cảm xúc âm nhạc 27 24 88,8 Trẻ có kĩ năng âm nhạc tốt 27 20 81,4 11 4. Kết luận. Sau thời gian nghiên cứu để tài này tôi thấy việc thực hiện một số biện pháp phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non là rất cần thiết. Bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt vấn đề này thì cha mẹ trẻ và giáo viên cần có lòng quyết tâm, sự kiên trì bền bỉ, người lớn phải luôn cố gắng là tấm gương để trẻ học hỏi, không dọa nạt trẻ, không yêu cầu những điều không phù hợp với trẻ. Muốn dạy tốt hoạt động âm nhạc, trước hết người giáo viên mầm non phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất của giáo dục âm nhạc. Không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Có kế hoạc tổ chức, đầu tư phải có nhiều thời gian để tìm ra những hình thức tiết học mềm dẻo, linh hoạt, tạo môi trường thuận lợi, sáng tạo, phong phú để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức để nâng cao cảm thụ âm nhạc. Động viên trẻ kịp thời và thường xuyên, qua đó sẽ kích thích được cảm hứng của trẻ vào các hoạt động âm nhạc. Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn thể hiện tác phẩm. Ngoài ra cô luôn gần gũi với trẻ tạo cho trẻ thêm tự tin khi tham gia hoạt động. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, khuyến khích phụ huynh sưu tầm các tác phẩm âm nhạc để làm mầu thêm thư viện âm nhạc cho lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 5. Kiến nghị, đề xuất. a) Về phía tổ chuyên môn: 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_tham_my_thong_qua.doc