Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ cái - Trường Mầm non Phú Xuyên
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ cái - Trường Mầm non Phú Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ cái - Trường Mầm non Phú Xuyên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ cái 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thúy Nga - Giáo viên trường mầm non Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 2. Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp 5 tuổi C trường mầm non Phú Xuyên - huyện Đại từ - tỉnh Thái nguyên. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 9 năm 2022. 4. Mô tả bản chất của sáng kiến 4.1. Tính mới của giải pháp: Thông thường chúng ta đều thấy được sự cần thiết phải xây dựng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua làm quen chữ cái, nhưng trong thực tế hầu hết chúng ta hay các bậc phụ huynh luôn chú trọng tới việc làm sao để dạy trẻ thuộc được bảng chữ cái, đọc được chữ và có thành tích cao trong học tập mà vô tình quên đi cần phải cho trẻ phát triển qua các hoạt độnghoạt động làm quen thơ, các bài ca dao, đồng dao, làm quen với tác phẩm văn học Điểm mới của sáng kiến này là bản thân trẻ hoàn toàn được trải nghiệm với các biện pháp của sáng kiến được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua chữ cái một cách phong phú sinh động Trong quá trình thực hiện tôi luôn luôn tìm tòi và lựa chọn những biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất thông qua các hoạt động. Các biện pháp mà sáng kiến đưa ra lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 5 tuổi C trường mầm non Phú xuyên và chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin hay sách tài liệu trước đó. 4.2. Tính khoa học: Trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay ngôn ngữ của chúng ta là một hoạt động cần thiết rất quan trọng để giúp chúng ta giao tiếp và giao lưu và thể hiện tình cảm, hiểu đối tượng giao tiếp giao lưu với môi trường xung quanh. Nói đến ngôn ngữ là nói đến một hệ thống ký hiệu ngữ âm, có ký hiệu, có những quy tắc về phát âm về ngữ nghĩa, ngữ pháp và là yếu tố khách quan tồn tại trong đời sống tinh thần con người. Ngôn ngữ có chứa đựng những tri thức , trí tuệ của con người. viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy khối mẫu giáo lớn nên tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp tìm ra những cái mới lạ để truyền thu đến trẻ một cách tốt nhất. Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học chữ của con em mình nên hàng tuần, tháng thường hỏi han cô giáo về tình hình học của con em mình và phối kết hợp với giáo viên để có những kinh nghiêm dạy trẻ học đạt kết quả cao. * Khó khăn. Tại lớp còn có học sinh bị tự kỷ tăng động , trẻ hay la hét, chạy ra ngoài lớp gây ảnh hưởng đến các hoạt động của lớp. Nhận thức và sức khoẻ của trẻ chưa đồng đều nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc giáo dục. Một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói câu chưa tròn, chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động,hầu hết trẻ học theo vần, theo thứ tự ( gọi là học vẹt). Về các trò chơi chữ cái còn chưa đa dạng phong phú. Đa số trẻ trong lớp còn ở với ông bà do bố mẹ đi làm xa, làm công ty để trẻ ở nhà cho ông bà chăm sóc nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con, còn ỷ lại cho ông bà, vì vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Trước những thuận lợi và khó khăn trên.Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá khả năng phát âm, khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ trong các hoạt động tại lớp. Bảng khảo sát khả năng phát âm , khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ trong các hoạt động cho trẻ 5 tuổi C Trường mầm non Phú Xuyên (Thời điểm tháng 9/2022) TT Nội dung khảo sát Tổng Kết quả số trẻ Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ (%) đạt (%) 1 Trẻ phát âm chuẩn, chính xác các chữ 33 12 36.3 21 63.6 cái 2 Trẻ mạnh dạn tự tin trả lời câu hỏi 10 30.3 23 69.7 3 Trẻ biết nghe, nói rõ ràng mạch lạc 13 39.4 20 60.6
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre.docx