Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1 UBND HUYỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MNTT Độc lập-Tự do-Hạnh phúc , ngày . tháng năm 202 BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐẠT CẤP HUYỆN NĂM HỌC . I. SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: Giới tính: Nữ - Năm sinh: ngày tháng năm - Quê quán: - Nơi thường trú: - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: trường mầm non II. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẢI TIẾN KỸ THUẬT 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” 2. Thời gian thực hiện sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện một năm học từ tháng 09/202 đến tháng 02/202 3. Quá trình hoạt động để áp dụng giải pháp công tác đạt hiệu quả cao: 3.1. Lý do chọn sáng kiến: Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, để có sự phát triển và hướng tới một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói 3 Tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ. Đáp ứng yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo theo xu thế hiện nay. 3.3. Các giải pháp thực hiện Thứ nhất: Gây hứng thú Tôi sử dụng mô hình hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi để dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán Ví dụ: Nhận biết phân biệt “khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật”. Chọn chủ đề động vật, tôi đã dùng mô hình xây dựng “trang trại chăm nuôi” được xếp theo hình thức sau. Ao cá dùng có khối vuông xếp cạnh nhau. Chuồng gà xây bằng các khối chữ nhật. Cột trụ đèn chiếu sáng xây bằng khối trụ. Bóng đèn là khối cầu. Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn dắt trẻ đưa trực quan ra bằng bài thơ Ví dụ: Chữ số 7 chủ đề thế giới động vật. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Mèo đi câu cá”, sau đó tôi hỏi trẻ: trong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời : Nói về anh em nhà mèo đi câu cá! Tôi đã chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan của mình và trẻ giống nhau là 2 nhóm: Mèo và cá có số lượng 7 Tôi nói: Vậy chúng mình cùng nhau xếp tương ứng mèo và cá ra để tạo nhóm mới. Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoái mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học. Thứ hai: Lựa chọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ 5 tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chán, tôi thường sử dụng các câu truyện sáng tạo. Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã phát huy được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động. Ví dụ: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật tôi đặt câu hỏi? Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ? Bạn nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật? Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm. Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “Làm quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và bền vững. Thứ ba: Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp Môi trường cũng là một yếu tố trực tiếp, tác động hàng ngày đến trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặt biệt quan tâm. Trang trí, sắp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học, theo chủ đề, theo nội dung từng bài. Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí đồ dùng trực quan xung quanh lớp, giá đồ chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế. Ví dụ: Chủ đề gia đình Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục trẻ. Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm. Ví dụ: Chủ đề thực vật Trang trí những cây có chiều cao khác nhau để trẻ so sánh độ cao của các cây với nhau. 7 Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 95% Trẻ mạnh dạng hồn nhiên: 95% Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô là 90% Tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học. Bổ xung được nhiều đồ dùng đồ chơi, tiết học trở nên sinh động thu hút trẻ hơn. 5. Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng: Các biện pháp trên tôi đã thực hiện ảnh hưởng đến hội đồng sư phạm rất nhiều, được hội đồng khoa học nhà trường công nhận và áp dụng rộng cho các cháu trường mầm non thị trấn Châu Thành và có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện Châu Thành. TRƯỜNG MNTT CHÂU THÀNH NGƯỜI BÁO CÁO SÁNG KIẾN HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen.doc