Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất: Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn. Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, việc tổ chức làm việc theo nhóm ngày càng phổ biến. Làm việc theo nhóm chính là sự tập hợp của hai hay nhiều nhóm người gộp lại, cùng đặt ra một mục tiêu nhất định để hoàn thành những công việc chung. Các thành viên trong nhóm phải tự nhận thức bản thân của họ như một cá thể trong xã hội, đồng thời cũng phải nhận thức việc làm của mình sẽ có ý kiến quan trọng trong một môi trường tập thể là như thế nào. Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mặt khác, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Kỹ năng làm việc nhóm luôn được hình thành và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Việc trang bị cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm giúp trẻ hình thành tính tự lập, tinh thần trách nhiệm và gắn kết tình cảm với những người xung quanh. Giai đoạn 5-6 tuổi là thời kỳ tạo nên những cơ sở ban đầu cần thiết cho quá trình hình thành nhân cách và chuẩn bị giúp trẻ trải qua “bước ngoặt” lớn trong đời sống tuổi thơ khi chuyển từ trường mầm non đến trường tiểu học. Để những công dân tương lai của đất nước có thể dễ dàng thích ứng với xã hội hiện đại, ngay từ lứa tuổi mầm non nhà trường cần quan tâm giáo dục những kỹ năng thiết yếu cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng hoạt động nhóm. Nếu trẻ 5-6 tuổi vẫn chưa hình thành được kỹ năng hoạt động nhóm thì có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào các hoạt động xã hội sau này. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ độ tuổi 5-6 tuổi, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả “Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen ” 1 động nhóm cho trẻ 5-6 là quá trình tác động của giáo viên đến trẻ trong suốt quá trình vui chơi và học tập nhằm hình thành và phát triển ở trẻ năng lực phối hợp với các bạn trong nhóm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của nhóm. 2. Cơ sở thực tiễn Trong các hoạt động học tập và hoạt động xã hội hiện nay, vai trò của nhóm chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Người xưa thường nói “1 cây làm chẳng nên non, 3 cậy chụm lại nên hòn núi cao” chính là đánh giá cao vai trò của nhóm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đối với trẻ thì làm việc nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Hơn thế nữa việc làm việc nhóm hiệu quả cũng giúp trẻ thuận lợi hơn trong công việc sau này, rèn luyện cho trẻ khả năng tổ chức tốt, lãnh đạo tốt, có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, quan trọng hơn cả là giúp trẻ có thêm sự gắn kết và có được tình bạn lâu bền trong học tập và đời sống, vì đôi khi tình bạn được xây dựng nên từ sự tin tưởng và ăn ý trong công việc với nhau. II. Thực trạng Trường Mầm non Hoa Sen là trường trực thuộc Sở GD&ĐT, trong nhiều năm qua nhà trường luôn đi đầu trong triển khai và thực hiện chương trình GDMN, qua nhiên cứu và chỉ đạo thực hiện chương trình tại nhà trường, tôi thấy trong Chương trình GDMN hiện nay, để đạt được mục tiêu và kết quả mong đợi theo yêu cầu của chương trình thì giáo viên phải linh, hoạt sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ với có thể đạt được. Qua tìm hiểu, tiếp cận với một số phương pháp giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, tôi thấy họ đều rất quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động theo nhóm, ở đó trẻ được thể hiện, được thỏa mãn những nhu cầu sở thích của mình mà không bị gò ép, bắt buộc, giáo viên dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra nếu có sự tác động phù hợp. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát trên tổng số 20 giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở các trường trên địa bàn thành phố (Trường MN Hưng Bình, Đại học Vinh, Hoa Hồng) thì tôi nhận được kết quả như sau: 3 tiết hơn, tôi đã khảo sát 166 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường tôi bằng nhiều hình thức: dự giờ thăm lớp, phân tích sản phẩm của trẻ, kết quả trên trẻ tôi đã thu được kết quả trên trẻ với thừng tiêu chí cụ thể theo bảng sau: Bảng II.2. Tổng hợp khảo sát kết quả trên trẻ trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm TT Kĩ năng hoạt động nhóm Số trẻ Mức độ Tốt % Khá % TB % Yếu % Hình thành, duy trì và 1 166 17 10,2 56 33,1 78 46,9 16 9,6 phát triển nhóm Phối hợp giữa các thành 2 166 22 13,2 70 42,1 63 37,9 11 6,6 viên trong nhóm Thực hiện nhiệm vụ của 3 166 16 9,6 48 29,5 91 54,8 10 6,0 nhóm Giải quyết xung đột xảy ra 4 166 12 7,2 45 27,1 88 53 21 12,6 trong nhóm Qua số liệu tại bảng II.2 ta có thể thấy nếu như giáo viên không chú trọng vào việc rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ, học và chơi thụ động, thiếu tính hợp tác phối hợp trong quá trình học và chơi thì hiệu quả cảu các hoạt động giáo dục mạng lại sẽ không cao, trẻ không có hứng thú, ít tích cực trong các hoạt động, kỹ năng hoạt động nhóm hạn chế; khả năng xử lý và giải quyết tình huống, giải quyết xung đột thiếu sự linh hoạt. Dựa trên thực trạng đó nên tôi đã mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiêm trong việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen. III.Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen. 1.Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ. Thực tế ở trường mầm non hiện nay cho thấy, việc rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ nói chung và cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng chưa được quan tâm đúng mức do giáo viên chưa nhận thức đúng vai trò của hoạt động nhóm cũng như chưa biết cách rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ qua các hoạt động hằng ngày. Vì vậy việc bồi dưỡng, cung cấp cho giáo viên kiến thức về việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ là hết sức cần thiết. Bản thân tôi luôn xác định phải cung cấp cho giáo viên các kiến thức cơ bản về việc tổ chức hoạt động nhóm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn; cụ thể: - Thế nào là hoạt động nhóm? Nhóm: Là một tập hợp gồm nhóm từ 2 người trở lên. 5 thêm kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm .cho giáo viên. 2. Chỉ đạo việc xây dựng nhóm linh hoạt trong lớp học. Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm đã được quan tâm chỉ đạo và định hướng cụ thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tổ chức cho trẻ làm việc nhóm là một thách thức và phức tạp, nhiều giáo viên hoặc là tránh không cho hoạt động nhóm hoặc giữ trẻ ở những nhóm cố định. Giáo viên thường ngại sự thay đổi, hay duy trì các “nhóm cố định” trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng có khi là cả năm, không có sự điều chỉnh thường xuyên theo mục đích của hoạt động và kết quả đánh giá cuối ngày, cuối các chủ đề. Điều này có thể khiến cho trẻ bị mất đi cơ hội được học hỏi và phát triển các mối quan hệ với tất cả các bạn trong lớp. Vì vậy, việc khuyến khích trẻ hợp tác với các thành viên khác trong lớp góp phần tạo lập nên cộng đồng, gia tăng sự đoàn kết và khiến trẻ trở nên tích cực hơn. Bản thân tôi luôn định hướng cho giáo viên về việc xây dựng nhóm linh Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn Hoạt động của tô chuyên môn hoạt trong lớp học, trước hết là giúp trẻ luôn được tiếp cận với sự thay đổi, cái mới, sự khác biệt Trẻ có thể được ghép nhóm với bạn không cùng sở thích, bạn có sự khác biệt về khả năng, tính cách , hoặc với những bạn mới đi học, 7 bù trừ về nhận thức và hoàn cảnh, giới tính, chia sẻ, niềm tin giúp trẻ dễ xích lại cùng nhau để hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: Khi giáo viên tổ chức hoạt động “Một số động vật sống dưới nước” cô giáo đưa ra nội dung bài học và nhiệm vụ: Cô có chuẩn bị một số loại động vật sông dưới nước: Tôm, cua, cá nhiệm vụ của chúng mình là sẽ cùng nhau quan sát và mô tả lại những đặc điểm của các con vật cho cô và các bạn cùng biết. Nào, ai sẽ chọn nhóm cá cùng về phía bể cá để quan sát, lần lượt với nhóm tôm, cua. cô cũng làm tương tự. Để tránh tình huống sẽ có nhóm trẻ rất đông, nhóm ít trẻ cố có thể quy định số trẻ trong từng nhóm hoặc có thể nói với trẻ số bạn vừa phải sẽ quan sát được rõ hơn, các con lần lượt sẽ được xem tất các con vật có ở các nhóm. ở trong nhóm, trẻ sẽ chơi với bạn, được nói lên suy nghĩ của mình, có những điều mình chưa biết, bạn nói mình sẽ biết dần dần sẽ giúp trẻ tự tin và tự cố gắng để hòa cùng các bạn trong nhóm. Trẻ tìm hiểu về 1 số động vật sống Trẻ tìm hiểu về 1 số loại quả dưới nước Hình thức tổ chức hoặc quy mô của nhóm nên liên quan chặt chẽ đến mục đích của nhóm. Chia lớp thành hai nhóm có thể phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: Nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái sẽ múa theo lời bài hát. Ba hoặc bốn vòng tròn gồm 6-8 trẻ có thể là tối ưu cho việc thảo luận về những những nhóm đồ vật, tìm ghép chữ Với bài tập ghép hình, làm tranh thì những nhóm nhỏ hơn gồm 3-4 người là tốt nhất. Để chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động nhóm linh hoạt, giáo viên luôn tạo thói quen cho trẻ về việc làm việc theo nhóm, sẽ không bao giờ có 1 nhóm bạn luôn được làm việc cùng nhau trong tất cả các hoạt động để trẻ luôn chủ động chấp nhận sự thay đổi, dễ dàng thích nghi với nhiệm vụ và những người bạn mới và luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng mà nhóm cần phải đạt được. Dưới đây là một số ví dụ giúp giáo viên có thể vận dụng, thực hiện để hình thành các nhóm linh hoạt thường xuyên trong lớp mình. - Nhóm linh hoạt theo chủ đề, tháng: Thường thì giáo viên hay cố định trẻ theo từng tổ từ đầu đến cuối năm học, giáo viên không nên sử dụng quá nhiều lần 9 thể từ chối để trải nghiệm những mối quan hệ mới. - Nhóm linh hoạt chống lại sự khác biệt. Khi tiến hành hoạt động nhóm linh hoạt giáo viên đã gửi thông điệp mạnh mẽ đến trẻ về vai trò của giáo viên đối với lớp học. Khi được sắp nhóm, hầu hết trẻ sẽ đặt ra các câu hỏi: Ai cùng nhóm với mình? Nhóm mình sẽ làm gì? Nhóm khắc sẽ làm gì. Nhóm linh hoạt giúp thử thách trẻ từ chỗ bị sắp xếp làm việc với bạn theo sự chỉ định, phân công của cô giáo. Các nhóm đôi khi được chia dựa trên độ sẵn sàng của trẻ hoặc khả năng .nhưng các thành viên trong nhóm kết nối với nhau dựa trên mối quan tâm, sở thích học tập, trải nghiệm. 3. Lựa chọn, thiết kế đa dạng các hoạt động trong ngày nhằm tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng hoạt động nhóm. Lựa chọn, thiết kế đa dạng các hoạt động trong ngày nhằm tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng hoạt động nhóm giúp trẻ được thực hành kỹ năng hoạt động nhóm thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động hằng ngày. Việc khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng hoạt động nhóm trong các hoạt động hằng ngày sẽ giúp kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ được củng cố, hoàn thiện, giúp trẻ ngày càng tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người, có ý thức hoạt động tích cực, độc lập, chủ động Từ đó, không những trẻ tự khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nhóm mà những kỹ năng xã hội khác cũng được phát triển và hoàn thiện, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập vào các hoạt động chung, dễ thích ứng với môi trường mới khi vào lớp một. * Trong hoạt động góc Chơi trong góc chơi là một môi trường rất tốt để giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Vì trong trò chơi sẽ có những tình huống mà nếu người chơi không phối hợp được với nhau thì sẽ không thể nào chơi được. Điều mà tôi quan tâm là phải làm sao giáo viên có thể tạo những cơ hội cho trẻ giao tiếp, thảo luận và làm việc cùng nhau nhiều nhất. Bên cạnh đó giáo viên chú ý đến cách trẻ xử sự với nhau, phân chia vai chơi, cách trẻ giao nhiệm vụ khi chơi và giáo dục kịp thời cách trẻ ứng xử với bạn chơi cho tốt. Ví dụ 1: Với chủ đề “Tết và mùa xuân” Tại góc bán hàng, 3 trẻ thực hiện vai chơi bố, mẹ và con, cùng nhau bán hàng với sự phân công bố và con dọn hàng còn mẹ thì bán hàng. Lúc đầu khách tấp nập người mua nhưng sau khi “Khách” đã mua đầy đủ đồ mình cần dùng thì góc bán hàng trở nên yên tĩnh hơn. Lúc đó nhiệm vụ của giáo viên là gợi ý thêm các tình huống chơi để trẻ không nhàm chán như: Bố đi nhận hàng bên xưởng “Tạo hình”, mẹ cắm thêm hoa, con lau giá và bày biện dọn hàng. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_viec_ren_luyen_ky_na.docx