SKKN Giải pháp rèn trẻ phát âm rõ tiếng và nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp cơm thường A trường Mầm non An Dương

docx 11 trang skkn 20/04/2024 2220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp rèn trẻ phát âm rõ tiếng và nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp cơm thường A trường Mầm non An Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp rèn trẻ phát âm rõ tiếng và nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp cơm thường A trường Mầm non An Dương

SKKN Giải pháp rèn trẻ phát âm rõ tiếng và nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp cơm thường A trường Mầm non An Dương
 1
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp rèn trẻ phát âm rõ tiếng và nói được câu đơn, câu 
có 5 - 7 tiếng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp cơm thường A 
trường mầm non An Dương”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ngôn ngữ.
3. Tác giả: 
Họ và tên: Đinh Thị Thùy Dương
Ngày/tháng/năm sinh: 18/12/1984
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non An Dương. 
Điện thoại: 0915178968
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non An Dương.
Địa chỉ: Tổ 5 thị trấn An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 
Mô tả giải pháp đã biết: 
 Để nâng cao chuyên môn của bản thân trong việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, 
đồng thời học tập áp dụng các biện pháp mới hiệu quả nhằm tăng vốn từ, khả năng sử 
dụng lời nói với các mục đích khác nhau của trẻ 24 - 36 tháng tôi đã chủ động tìm 
hiểu một số đề tài có liên quan của đồng nghiệp: 
Đề tài 1 “Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng” của cô giáo Nguyễn 
Thúy An lớp C3, trường mầm non tư thục Huệ Minh Quận Long Biên Hà Nội 
Đề tài 2: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25- 36 tháng của cô giáo 
Nguyễn Thị Hường, trường mầm non Song Khê, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc 
Giang.
+ Các đề tài đã đưa ra giải pháp sau: 
- Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua giờ học: Nhận biết tập nói, thơ chuyện, âm nhạc.
- Phát triển vốn từ thông qua chơi.
- Giáo dục ngôn ngữ thông qua giờ học, giáo dục ngôn ngữ ở mọi lúc mọi nơi.
- Phát triển vốn từ thông qua giờ đón trả và các hoạt động khác. 
* Ưu điểm:
- Giải pháp sử dụng tối đa các thời điểm, các hoạt động để phát triển và làm phong 
phú vốn từ cho trẻ. 
- Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động hấp dẫn.
- Quan tâm đến hệ thống câu hỏi và khuyến khích trẻ trả lời qua đó tăng vốn từ cho 
trẻ. 3
 Song trong thực tế hiện nay việc bố mẹ lạm dụng cho trẻ sử dụng các thiết bị điện 
tử dẫn đến trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với mọi người xung quanh, cùng với đó công việc bận 
rộn bố mẹ không có thời gian trò chuyện cùng con nên khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn 
ngữ nói của trẻ ngày càng hạn chế.. Ngày càng nhiều trẻ ở độ tuổi 24- 36 tháng chậm nói, 
chưa biết thể hiện nhu cầu tối thiểu của bản thân bằng ngôn ngữ mà chỉ sử dụng các âm 
thanh ư,a mặc dù trẻ có thể nghe hiểu. Tình trạng trẻ ngọng, phát âm khó tương đối phổ 
biến bởi một suy nghĩ chủ quan của người lớn cho rằng đó là điều bình thường, khi lớn 
lên tất cả các vấn đề đó sẽ tự hết. Thậm chí một số ông bà khi thấy trẻ phát âm ngọng còn 
cho đó là một điều hết sức đáng yêu của trẻ thơ, ông bà rất thích được bắt chước lại câu 
ngọng , sử dụng cách phát âm ngọng đó để giao tiếp với trẻ, vô tình tạo thành thói quen 
cho trẻ. Rất ít trẻ nói được câu đơn câu có 5 - 7 tiếng, trẻ thường xuyên sử dụng câu cụt, 
câu thiếu thành phần. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này.
 Là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng 
tôi nhận thấy việc rèn trẻ phát âm và biểu đạt bằng ngôn ngữ nói cho trẻ là một việc làm 
hết sức cần thiết. Ở độ tuổi này trẻ được nhận biết tập nói, sử dụng lời nói với các mục 
đích khác nhau, nói được câu đơn câu có 5 - 7 tiếng ...Các kỹ năng này giúp trẻ mạnh 
dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Vấn đề phát 
triển ngôn ngữ một cách hệ thống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là một nhiệm vụ vô cùng 
quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã quyết tâm thực hiện giải pháp Rèn trẻ phát âm rõ tiếng 
và nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng
1.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
Nội dung 1: Sử dụng các bài tập luyện phát âm 
 Khoa học đã chứng minh trẻ ở độ tuổi mầm non, việc luyện phát âm vô cùng 
hiệu quả những trẻ qua độ tuổi này mới bắt đầu học sẽ thường bị ngọng, phát âm sai 
câu từ, âm vần. Khi lớn lưỡi của trẻ đã cứng, việc luyện phát âm sẽ rất khó. 
 Luyện phát âm là những bài tập giúp trẻ biết lấy hơi, đẩy hơi, kéo dài hơi, rung 
lưỡi, rung môi, hay tạo âm thanh từ cổ họng, rèn luyện sự linh hoạt của lưỡi, môi, 
răng, khả năng hít vào nhanh, ngắn và thở ra nhịp nhàng làm tiền đề cho việc bật ra 
âm thanh và luyện phát âm rõ tiếng. Vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu, sưu tầm và sáng 
tạo bài tập luyện phát âm cho phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ qua 
đó áp dụng với trẻ lớp tôi trong các thời điểm khác nhau.
Ví dụ: Bài tập luyện phát âm trong giờ thể dục. 
1. Thổi nơ
Cách chơi: Trẻ cầm dây nơ,hít thật sâu và thổi thật mạnh để dây nơ bay. 
Tác dụng: Giúp trẻ biết cách lấy hơi sâu, thở mạnh tạo sức gió điểu khiển luồng hơi.
2. Thổi bóng ( Phụ lục 1: Hình ảnh bé chơi thổi bóng) 5
- Cách chơi: Đặt quả bóng ở trên bàn, hướng dẫn trẻ hít thở thật dài và thổi ra từ từ để 
quả bóng lăn ra xa.
2.Thổi màu: (Phụ lục 8: Hình ảnh thổi màu tạo tranh)
- Cách chơi: Trẻ ngậm ống mút thổi vào giọt màu nước trên tờ giấy để tạo thành pháo 
hoa. 
- Tác dụng: Rèn trẻ cách lấy hơi, đẩy hơi.
 Việc lấy hơi, đẩy hơi, bật môi, tạo rung lưỡi qua trò chơi giúp trẻ có thể bật ra 
âm thanh một cách ngẫu nhiên,bị động rồi dần thành chủ động. Các bài tập phát âm 
được tổ chức dưới dạng trò chơi cá nhân, nhóm nhỏ hoặc cả lớp nên rất linh hoạt với 
giáo viên khi rèn trẻ phát âm. Đồng thời linh hoạt trong thời điểm tổ chức, tận dụng 
tối đa không gian, thời gian dễ dàng tích hợp trong các hoạt động. 
 Nội dung 2: Thiết kế và tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định theo hướng học 
qua chơi qua đó cung cấp các mẫu câu dạy trẻ nói câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng.
 Thực tế giáo viên thường đưa mục tiêu trẻ nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng 
thông qua các nội dung giáo dục vào các thời điểm như: Đón trả trẻ, hoạt động chiều 
hoặc nội dung kết hợp. Nhưng tôi đưa mục tiêu trẻ nói được câu đơn câu có 5 - 7 
tiếng trở thành mục đích chính trong hoạt động chơi tập có chủ định. Hoạt động thiết 
kế theo hướng học qua chơi, trẻ có thể thỏa sức tò mò, trải nghiệm, khám phá và giải 
quyết vấn đề. Thông qua việc sử dụng tình huống dưới dạng trò chơi có hoàn cảnh 
chơi cụ thể, các tình huống có vấn đề để trẻ nhập vai. Giáo viên cung cấp mẫu câu, 
chỉnh sửa, rèn phát âm, gợi mở, khuyến khích để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. 
 Đây là nội dung cần tìm hiểu, khai thác của giáo viên để đưa ra các hoạt động 
hợp lý, hấp dẫn, phù hợp. Đầu năm học tôi đã lựa chọn hoạt động hợp lý sắp xếp vào 
từng chủ đề qua đó từng bước thiết kế hoạt động chơi tập có chủ định để cung cấp các 
mẫu câu cho trẻ phù hợp tình huống hoàn cảnh cụ thể giúp trẻ nói được câu đơn, câu 
có 5 - 7 tiếng.
 Ví dụ: Chủ đề trường mầm non tôi lựa chọn xây dựng hoạt động “Lời chào của 
bé ” dạy trẻ cách chào hỏi với ông bà, bố mẹ, người thân, chào bạn bè. Qua các tình 
huống đóng vai gặp ông bà, bạn bè cô đưa các mẫu câu trẻ tập nói lời chào “Cháu 
chào ông ạ” “Cháu chào bà cháu đi học” “Con chào bố mẹ ạ” “Chào em anh(chị) đi 
học nhé ” “Con chào bố mẹ, con đã về ”.”Với cách xây dựng tình huống chơi phù hợp 
hoàn cảnh, tôi cho trẻ đóng vai nhân vật ông,bà, bố mẹ bằng các đồ dùng đơn giản: 
râu, mũ, quần áo tạo sự hứng thú cho trẻ trong quá trình tham gia hoạt động.Từ đó trẻ 
tích cực sử dụng lời nói với các mẫu câu phù hợp. Để tăng sự hứng thú cho trẻ các vai 
chơi được hoán đổi để trẻ biết cách sử dụng mẫu câu phù hợp hoàn cảnh. 7
Nội dung 3: Rèn trẻ trả lời đủ câu trong các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
 Như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng ngôn ngữ đang trong quá trình 
hình thành, trẻ thường sử dụng các câu ngắn, câu thiếu các thành phần. Đây được coi 
là đặc điểm thường gặp ở trẻ. Và trong thực tế giáo viên cũng thường quan tâm câu 
trả lời đúng nhưng chưa chú ý rèn trẻ trả lời đủ câu. Ví dụ: Cô hỏi “Con gì đây? ” trẻ 
thường trả lời “Con gà ” hoặc “gà ạ” là giáo viên đã chấp nhận và không để ý sửa câu 
dài cho trẻ. Từ đặc điểm phát triển của trẻ và sự vô tình không để ý của người lớn, của 
giáo viên làm cho trẻ hình thành thói quen nói câu ngắn, câu cụt, câu thiếu thành 
phần. Vì vậy khi thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài việc quan tâm đến trẻ trả lời 
đúng tôi còn đặc biệt quan tâm hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt, cộc 
lốc. Việc này được tôi thực hiện thường xuyên, liên tục trong các thời điểm.
 Ví dụ trong giờ đón trả trẻ tôi rèn trẻ chào hỏi đủ câu: Con chào cô ạ, con chào 
các cô con về, con chào bố mẹ ạ. Khi trẻ nói được đủ câu, chào to cô khen trẻ bằng 
cách đập tay, thưởng một cái ôm, dán 1 tem bé ngoan. Với trẻ chưa nói đủ câu cô 
khuyến khích trẻ nhắc lại lời cô tạo thành thói quen cho trẻ. 
 Hoạt động chơi tập có chủ định khi trẻ trả lời tôi thường xuyên quan tâm rèn trẻ 
nói đủ câu. Bằng con đường tương tác trong các hoạt động, có hệ thống của cô và trẻ, 
thông qua các câu hỏi như: Con gì đây? Đây là con gì? Con gà đâu? cô giáo rèn trẻ trả 
lời đủ câu: “Thưa cô, con gà ạ, cháu thưa cô con gà ạ, “Đây là con gà ạ . 
 Ở hoạt động vui chơi khi cho trẻ tiếp xúc và hoạt động với các đồ vật, tôi hỏi trẻ 
“Đây là cái gì? Chiếc ô tô này màu gì? Quả bóng này to hay nhỏ ”. Từ những hoạt 
động này tôi thường mở rộng vốn từ, sửa phát âm sai cho trẻ, hình thành thói quen tư 
duy về mọi việc diễn ra xung quanh trẻ một cách tự nhiên nhất.
 Ví dụ: Trẻ quan sát vườn hoa và kể lại: Hoa hồng màu đỏ, hoa cúc màu vàng, rất 
thơm. Những lần sau tôi tích cực hóa lời nói của trẻ khi quan sát đồng thời đưa ra các 
câu hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng? Đối với trẻ 24- 36 
tháng biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi bổ sung câu trả lời đầy đủ cho trẻ: Hoa 
hồng màu đỏ có gai ạ, hoa cúc cánh dài có màu vàng ạ. 
 (Phụ lục 12: Hình ảnh bé thăm quan vườn hoa)
 Tùy theo khả năng của trẻ giáo viên linh hoạt trong việc dạy trẻ nói câu đơn, câu 
có 3-5, 5-7 tiếng để nâng độ dài của tiếng trong câu nói. Dần dần trong quá trình giao 
tiếp tạo thói quen cho trẻ nói đủ câu, nói câu dài từ đó khả năng sử dụng câu từ của trẻ 
trở lên linh hoạt hơn, trẻ có thể sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau, sử dụng 
ngôn ngữ nói để diễn tả hiểu biết của trẻ về thế giới quen thuộc xung quanh. 
2. Tính mới tính sáng tạo
*Tính mới: 9
bài tập này dễ dàng áp dụng, trẻ vô cùng hứng thú tham gia hoạt động và đạt được 
hiệu quả đề ra. 
 Ngoài những bài tập luyện phát âm giải pháp cũng đã thực hiện thiết kế hoạt 
động chơi tập có chủ đích dưới dạng trò chơi, đưa ra ra mẫu câu phù hợp hoàn cảnh 
giao tiếp. Các mẫu câu này cũng được đưa ra trong cuộc họp chuyên môn của khối để 
góp ý, thống nhất khi thực hiện trên trẻ.
 Sau khi quyết tâm thực hiện giải pháp, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế để 
đưa vào ứng dụng ngay từ đầu năm học. Thời gian áp dụng được 3 tháng bước đầu tôi 
đã có được kết quả tương đối khả quan từ trẻ lớp tôi. Trẻ phát âm rõ hơn, biết sử dụng 
lời nói vào các mục đích khác nhau tốt hơn. Từ đó chứng minh được khả năng áp 
dụng hiệu quả của giải pháp này Giải pháp cũng đã được nhà trường nghiệm thu, góp 
ý và chỉnh sửa để tiếp tục áp dụng tại lớp. Tổ chức nhân rộng tuyên truyền trong toàn 
khối nhà trẻ áp dụng giải pháp của tôi. Bước đầu khi áp dụng lớp CTB cũng đã thu 
nhận được kết quả và đánh giá giải pháp của tôi dễ thực hiện, phù hợp với nhu cầu 
khả năng hứng thú của trẻ. 
 Chính vì vậy giải pháp hoàn toàn có khả năng nhận rộng với các lớp nhà trẻ 
trong toàn huyện, toàn thành phố Hải Phòng để tổ chức tốt hoạt động phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ 24 -36 tháng.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến. 
a.Về kinh tế. 
- Giải pháp sử dụng các trò chơi phát âm với đồ dùng đơn giản dễ kiếm tìm như:dây 
nơ, chong chóng, ống mút. Đồ dùng có sẵn trong thiên nhiên như: cây cối, hoa lá, đồ 
dùng đồ chơi xung quanh lớp như: quả bóng, màu nước.... Chính vì vậy không mất 
thời gian để kiếm tìm. Nguồn đầu tư thấp, tiết kiệm nguyên học liệu. Đặc biệt đồ dùng 
có thể sử dụng nhiều lần khi cho trẻ thực hành các bài tập rèn phát âm. Từ đó thấy 
được khả năng tiết kiệm công sức, tiền bạc trong quá trình thực hiện giải pháp một 
cách hiệu quả.
Bên cạnh đó giải pháp tận dụng được các hoạt động khác trong ngày để xây dựng 
khéo léo việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nên không phải đầu tư một đồ dùng riêng 
biệt cho việc rèn trẻ nói câu đơn, câu có 5 – 7 tiếng. Từ đó càng chứng minh được 
hiệu quả tiết kiệm kinh tế tối ưu. 
b. Về xã hội: 
*Về giáo viên:
- Nâng cao được khả năng quan sát, đánh giá, phân tích và điều chỉnh trong quá trình 
thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả. 

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_ren_tre_phat_am_ro_tieng_va_noi_duoc_cau_don.docx