Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non
BIỆN PHÁP Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non 1.Lí do chọn đề tài: 1.1 Nêu vấn đề Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”, đặc biệt là trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ. Ngôn ngữ luôn có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ,là phương tiện để phát triển tư duy, tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ.Phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ chăm sóc và trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít, do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, bởi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, trẻ nhanh nhớ chóng quên. Chính vì vậy mà qua các hoạt động của trẻ trên lớp, tôi thấy rằng trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn ít, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. 1.2 Đánh giá thực trạng Sự lĩnh hội ngôn ngữ là rất cần thiết cho việc phát triển tình cảm, xã hội và nhận thức. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ảnh hưởng đến khả năng học tập và cả tương lai sau này, ngôn ngữ nói và khả năng đọc viết là rất quan trọng cho những thành công trong tương lai của con người. Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có lôgic, có trình tự, chính xác, mạch lạc. Thông qua các hoạt động giúp trẻ hình thành và phát triển, tích lũy, mở rộng vốn từ phong phú, đa dạng giúp trẻ phát âm đúng tạo cho trẻ môi trường ngôn ngữ lành mạnh,là điều kiện chuẩn bị cho trẻ một hành trang ngôn ngữ tốt sau này. - Đặc điểm tâm lý của trẻ 24 - 36 tháng tuổi là nhanh nhớ, chóng quên, vốn từ còn hạn chế, trẻ thường trả lời không đầy đủ câu. - Là lứa tuổi mới bắt đầu đi học nên còn quấy khóc nhiều, chưa quen với các hoạt động của trường mầm non, cũng như các thói quen học tập dẫn đến việc cung cấp ngôn ngữ cho trẻ còn gặp khó khăn. - Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế, nếu cô truyền đạt một câu dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều trẻ sẽ không tiếp thu được nội dung mà cô cần truyền tải. - Vì chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho nên trong quá trình chăm sóc, giáo dục hầu như giáo viên chưa chú ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, tạo các tình huống cho trẻ thể hiện những tình cảm và yêu cầu của mình bằng các âm từ. 2. Các biện pháp đã thực hiện Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón trẻ. Lúc ở nhà trẻ có những người thân của mình, trẻ được sống trong tình cảm thân thương, nơi mà trẻ đã rất quen thuộc, trẻ được cưng chiều từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Khi đến lớp, trẻ đang còn bỡ ngỡ lạ lẫm, cô phải là người gần gũi, là người trẻ tin tưởng nhất để chia sẻ mọi chuyện. Vì vậy cô phải niềm nở, ân cần tích cực trò chuyện với trẻ để trẻ nói nhiều, trả lời cô, qua đó cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ nói mạch lạc, bởi qua trò chuyện cùng cô, trẻ được cung cấp vốn từ, trẻ sẽ khắc sâu hơn những kiến thức mà cô truyền đạt. Từ đó mà kinh nghiệm sống của trẻ sẽ tốt hơn. Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về những vấn đề liên quan gần gũi với trẻ. Hôm nay ai đưa con đi học? Trong gia đình con có những ai? Bố con đưa con đi học bằng phương tiện gì? Ở nhà ai thường nấu cơm cho con ăn? Ai hay đưa con đi chơi? Qua quá trình tiếp xúc với mọi người, với cô giáo, với bạn bè, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh. Trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn, ngôn ngữ của trẻ ngày càng mạch lạc hơn. xích đu, Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ mọi vấn đề đang diễn ra xung quanh trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa. Cô có thể hỏi: - Đây là cây hoa gì? Cô chỉ vào từng bộ phận của hoa (Lá hoa, Cánh hoa, Nhị hoa....) để cho trẻ gọi tên. - Lá cây màu gì? Hoa màu gì? Trồng hoa để làm gì? Hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất lớn đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những thứ cần thiết, mà còn hấp dẫn trẻ bởi những điều kỳ diệu mà không có gì thay thế nổi. Đồng thời trong quá trình dạo chơi trẻ được đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, công dụng của sự vật mà trẻ được tiếp xúc. Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ. Biện pháp 4: Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định. Việc lựa chọn nội dung lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định rất quan trọng vì qua giờ học trẻ được tri giác các sự vật hiện tượng, được trao đổi với cô giáo, bạn bè theo một trình tự có hệ thống, sắp xếp từ dễ đến khó, từ chi tiết đến tổng thể, giúp trẻ củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học. Vì vậy mà tôi đã lựa chọn và lồng ghép phát triển ngôn ngữ trong từng hoạt động sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao. * Phát triển ngôn ngữ qua giờ nhận biết: Thông qua giờ nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ xem xét sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật, những đặc điểm, cấu tạo của sự vật, hành động với sự vật... trên cơ sở đó cung cấp những từ tương ứng, từ đó rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ. - Trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, ngôn ngữ hay nói ngọng, nói lắp, nói không đủ câu. Vì vậy để trẻ nói nhiều, khắc sâu được biểu tượng thì trước tiên đồ dùng cô chuẩn bị phải đẹp, hấp dẫn đễ thu hút trẻ, hệ thống câu hỏi cô đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ nói đúng, nói đủ câu. Ví dụ: Cho trẻ nhận biết: “Qủa táo","Qủa xoài" - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, vâng lời người lớn. Tôi phải luôn thay đổi hình thức dạy để trẻ thực sự có hứng thú, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Như vậy qua thơ truyện có tác dụng làm giàu vốn từ (đặc biệt là vốn từ nghệ thuật), phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học. *Thông qua giờ âm nhạc. Khi nói và hát, trẻ cùng sử dụng một bộ máy phát âm. Vì thế, dạy hát cho trẻ cũng là luyện âm thanh ngôn ngữ, bởi trẻ phải lắng nghe rất cẩn thận để cảm nhận giai điệu, nhịp điệu của bài hát thì trẻ mới hát được. Dạy trẻ hát tức là rèn luyện cho trẻ khả năng điều khiển bộ máy phát âm của mình và khi trẻ hát các bài hát, trẻ phải làm chủ việc điều khiển bộ máy phát âm để hát vừa đúng nhạc, vừa biểu cảm Vì vậy, để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn, tôi đã lựa chọn những bài hát phù hợp, thay đổi hình thức tổ chức hoạt động để thu hút được trẻ tham gia. Qua giờ âm nhạc các kỹ năng của âm nhạc sẽ giúp trẻ thu nhận và sử dụng ngôn ngữ để miêu tả học các từ ngữ và cách phát âm. Từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ có vần, có nhịp, trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, ngôn ngữ lưu loát hơn, vốn từ tăng lên. Biện pháp 5: Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trò chơi chiếm giữ một vịt rí quan trọng trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Thông qua trò chơi trẻ sẽ được thực hành ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để nói ra những ý nghĩ của mình và học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn... Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học nói tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ lâu những từ ngữ mới học được * Luyện phát âm theo mẫu. Đặc điểm của trẻ nhà trẻ là còn nói ngọng, nói lắp nhiều. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ chúng ta cần phải tỉ mỉ, kiên trì. Trẻ đang học nói, câu chưa hoàn chỉnh. Vì vậy tôi thường xây dựng mẫu câu cho trẻ tập nói. Như vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giúp trẻ lĩnh hội cả ba thành phần của ngữ pháp đó là: phát âm, vốn từ, ngữ pháp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trẻ là chủ thể của quá trình phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển thông qua quá trình giao tiếp của trẻ với những người xung quanh, với môi trường thiên nhiên và xã hội. Để phát triển ngôn ngữ, trẻ phải được nghe lời nói, được bắt chước lời nói, được chủ động nói. Nội dung phát triển ngôn ngữ phải hướng vào trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải được thiết kế theo hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề. Thời lượng phải linh hoạt và phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú của trẻ. 3. Kết quả đạt được. *Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp TT Kỹ năng Tổng Kết quả số Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Khả năng nghe, hiểu ngôn 30 19 63% 11 37% ngữ 2 Khả năng phát âm chuẩn 30 18 60% 12 40% 3 Khả năng nói mạch lạc 30 18 60% 12 40% 4 Khả năng nói đúng ngữ 30 19 63% 11 37% pháp => Qua kết quả trên cho thấy sau khi đưa ra các giải pháp trên thì kết quả đạt được tốt hơn rõ rệt,cụ thể: * Đối với trẻ: Sau khi áp dụng: một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp trong cả năm học, tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ đã chuyển biến rõ rệt. Các cháu lớp tôi rất phấn khởi hào hứng tham gia học tập. Trẻ mạnh dạn tự tin, chú ý tập trung phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định và phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ như: Câu nói của trẻ đã rõ ràng và mạch lạc hơn. Trẻ đã ít sử dụng câu đơn thay vào đó trẻ đã sử dụng được nhiều kiểu câu khác nhau. 2 Đ ang chờ cập nhật Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022 Hình ảnh Tổng kết năm học 2021-2022
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cham_soc_nuoi_duon.doc