Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng - Trường Mầm non Hoa Sữa

docx 18 trang skkn 14/04/2024 4003
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng - Trường Mầm non Hoa Sữa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng - Trường Mầm non Hoa Sữa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng - Trường Mầm non Hoa Sữa
 UBND QUẬN LONG BIÊN
 TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24 – 36 tháng
 Lĩnh Vực/Môn: Giáo dục nhà trẻ 
 Cấp học: Mầm non
 Họ và tên tác giả: Lưu Thị Thúy Hằng 
 Chức vụ: Giáo viên
 ĐT: 0942428188
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Sữa
 Quận Long Biên – Hà Nội
 Long Biên, tháng 4 năm 2021 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục của nhà 
nước. Bậc học này rất đặc biệt vì nó mang tính tự nguyện rất cao và chỉ dành riêng 
cho trẻ từ ba đến 72 tháng tuổi tạo thành một quá trình giáo dục liên tục thống 
nhất cho trẻ mầm non.
 Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ hết sức 
quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Môi trường 
tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong 
cuộc sống. Với môi trường lý tưởng, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc 
theo nhóm một cách tích cực; qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình 
thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ. Môi trường 
phải vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt 
quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, 
tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ tự tin, năng động 
hơn.
 Một môi trường hạnh phúc và hòa bình giúp trẻ luôn có một thái độ sống 
tich cực, lạc quan, vui tươi, biết đồng cảm, chia sẻ  Với phương châm “Tình 
yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi.
 Đối với giáo viên khi một môi trường làm việc hạnh phúc giúp giáo viên 
tăng sự đoàn kết, sáng tạo, yêu nghề mến trẻ hơn. Đồng nghiệp có sự thông cảm 
chia sẻ với nhau những chuyện vui buồn, giúp giải tỏa những vấn đề ưu phiền 
muộn phiền trong cuộc sống.
 Đối với phụ huynh môi trường hạnh phúc tạo cho phụ huynh sự yên tâm, 
tin tưởng khi gửi con của mình đi học.Con cái là hi vọng của bố mẹ, khi con cái 
vui vẻ đến lớp, phụ huynh yên tâm làm việc. Từ đó, sự phối hợp nhà trường, gia 
đình và xã hội, tạo sự thống nhất, tin tưởng cùng nhau thống nhất quan điểm 
giáo dục và chăm sóc con dễ dàng hơn.
 Chính vì vậy cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi 
trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non. Bởi giáo dục Mầm 
non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan 
trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong 
bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện 
GD-ĐT thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi 
Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình 
học tập suốt đời. Tạo dựng môi trường hạnh phúc và hòa bình có ý nghĩa quan 
trong trong sự phát triển của trẻ về trí tuệ, thể chất và tinh thần, đặc biệt là sự tự 
lập và hành vi cư xử của trẻ. Môi trường hạnh phúc và hòa bình giúp trẻ luôn có
 1/10 Lớp học hạnh phúc là nơi trẻ cảm thấy "muốn đến". Hiểu một cách đơn 
giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". 
Khi đến lớp có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
 Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường 
 giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do 
 cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa 
 phong phú, còn mang tính áp đặt; cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, 
 chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi. 
 Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non vô cùng 
 cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong 
 công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động 
 của trẻ. Thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
 Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển 
theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu 
thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì 
có ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Từng hoạt động 
được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm. Để cảm nhận 
được sự hạnh phúc, trẻ phải được tích lũy kiến thức thông qua những hoạt động 
trải nghiệm. Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học mà còn được 
tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp, giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về thế giới tự 
nhiên xung quanh.
 Một điều quan trọng nữa, trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó trẻ 
được bày tỏ và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, 
hãy cho các em được sai, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học 
đường. Điều đấy sẽ giúp các em tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, 
rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân. Tôn trọng 
cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi 
nào, trẻ cũng có những cảm xúc như người lớn: cần được lắng nghe, tôn trọng và 
được yêu thương, giúp trẻ tìm và phát huy thế mạnh của riêng mình.
2. Thực trạng vấn đề
 2.1. Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD
-ĐT quận Long Biên cùng với ban giám hiệu trường nhà trường năng động, 
sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ, 
yêu mến trẻ, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên cứu.
 3/10 chính là đối tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục và là chủ nhân của “Trường 
học hạnh phúc”, cần được lưu tâm đầu tiên.
 Bản thân tôi luôn tích cực tự học, tự rèn luyện, bổ sung kỹ năng nghiệp tự 
học thông qua sách vở, qua mạng Internet để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, 
biến những khó khăn, thách thức trong nghề thành những cơ hội để khẳng định 
phẩm chất, năng lực của bản thân trước phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh.
 Bên cạnh đó, tôi cũng tham gia những buổi tập huấn của Phòng GD và ĐT, 
Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn ở trường tôi giúp cho những giáo viên 
như chúng tôi cũng nhau trao đổi, chia sẻ những vướng mắc trong quá trình xây 
dựng lớp học hạnh phúc.
 Việc tự tìm hiểu qua sách, qua internet và tham gia các buổi tập huấn, hội 
thảo giúp tôi nhận ra rằng phải dũng cảm phá vỡ lối mòn, thay đổi bản thân. 
Chuyển đổi phương pháp dạy học không áp đặt mặc định “cô luôn đúng”.
 Có ba tiêu chí quan trọng để xây dựng nên một lớp học hạnh phúc đó là 
yêu thương, an toàn và tôn trọng, đồng thời xác định hoạt động nâng cao năng lực 
ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo là yếu tố quyết định để xây dựng nên một 
trường học hạnh phúc.
 Biểu hiện của tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và 
bao dung giữa các cá nhân với nhau. Lớp học hạnh phúc là nơi tình yêu thương 
giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân 
trọng và bồi đắp hằng ngày.
 Ngoài ra, lớp học hạnh phúc phải là nơi an toàn cho các hoạt động dạy và 
học của cô và trẻ, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn ra các hành vi 
vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những sự việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm, 
tính mạng cô và trẻ.
 Lớp học hạnh phúc là nơi bên cạnh việc lưu tâm truyền thụ kiến thức, kỹ 
năng, thái độ cho trẻ, còn chú trọng giáo dục cảm xúc cho các con. Mọi xúc cảm 
riêng biệt, cá tính sáng tạo của cô và trẻ được tôn trọng, chứ không bị áp đặt một 
cách máy móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ lỗi thời, lạc hậu. Trẻ 
sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó các em được lên tiếng và được lắng 
nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, 
được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường. Điều đó sẽ giúp trẻ 
tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn.
 “Lớp học hạnh phúc ” là nơi học sinh, giáo viên cũng như phụ huynh đều 
cảm thấy hạnh phúc. Trẻ hạnh phúc khi chúng được tự quyết định hoạt động, được 
lựa chọn muốn học gì, được tự chuẩn bị đồ dùng và không thấy áp lực, hay căng 
thẳng. Giáo viên hạnh phúc khi học được chuẩn bị tiết dạy đơn giản, tiết kiệm thời
 5/10 trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, 
trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy 
nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở 
trẻ (Hình ảnh 3, 4, 5)
3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến.
 Mục tiêu các hoạt động của lớp không chỉ nhằm làm cho trẻ cảm thấy hạnh 
phúc trong quá trình dạy và học, mà còn từ nơi khởi đầu đó hạnh phúc sẽ lan tỏa 
đến các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Trẻ không chỉ được tiếp thu kiến thức, mà 
còn vui chơi, học bằng chơi, chơi mà học, tự do thể hiện tư duy, năng lực cá nhân 
và kỹ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi của mình. Một lớp học hạnh 
phúc là khi lớp học đó có chương trình đào tạo chất lượng. Vì vậy, tôi cũng đã áp 
dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến như Montessori, Steam và quan điểm 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào lớp học của tôi. Điều quan trọng nhất của việc 
ứng dụng phương pháp mới này giúp trẻ cảm thấy hứng thú với đang được học. 
Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ 
và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực 
tiếp của mình. Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu 
thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
 Phương pháp Montessori là phương pháp chấp nhận sự duy nhất của mỗi 
đứa trẻ và tạo điều kiện để trẻ phát huy khả năng riêng và cá tính của mình. Thay 
vì học một cách khuôn mẫu theo chỉ dẫn của giáo viên như cách học truyền thống, 
trẻ được tự do khám phá, tiếp thu thông tin, kiến thức mới bằng cách trải nghiệm 
với học cụ, vật dụng gợi mở tiềm năng trí tuệ. Tôi đã áp dụng phương pháp này 
để phát triển xúc giác và vận động tinh cho trẻ lớp tôi. Một số các bài tập về cảm 
nhận chất liệu, bài tập phát triển vận động tinh như đổ hạt từ cốc này sang cốc 
khác, gắp hột hạt, nhỏ giọt, dùng kẹp giấy, 
 Phương pháp STEAM là phương pháp ứng dụng giáo dục tương tác đa 
chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ
– Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật 
(Art) được áp dụng trong trường học. Trẻ được tiếp cận STEAM từ sớm mang tới 
những lợi ích tuyệt vời, hỗ trợ và giúp trẻ khám phá bản thân, xây dựng cho trẻ 
có những kỹ năng cần thiết có thể vận dụng và phát triển trong thế giới công nghệ 
hiện đại ngày nay. Vì vậy, tôi cũng áp dụng phương pháp này vào một số hoạt 
động của tôi. Như trong các giờ hoạt động nhận biết tập nhận biết phân biệt nói 
các phương tiện giao thông, tôi không chỉ đơn thuần cho trẻ quan sát qua tranh 
ảnh, mà tôi còn cho trẻ quan sát sử dụng một số sản phẩm của Steam, trên những 
mô hình với những động cơ có thể di chuyển được.
 7/10 Ngoài những buổi họp phụ huynh thì thông qua việc trao đổi trực tiếp với 
phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ cũng mang lại hiệu quả. Những trao đổi ngắn, 
gọn, cụ thể và thường xuyên giúp cho bố mẹ nắm bắt được nội dụng học của các 
con trong ngày để từ đó trò chuyện và động viên trẻ.
 Bảng thông tin tuyên truyên ở cửa lớp là một hình thức gián tiếp giúp gắn 
kết gữa giáo viên, phụ hynh và trẻ. Thông tin trên bảng được chúng tôi cập nhật 
thường xuyên và liên tục giúp phụ huynh có các nhìn tổng quan về lớp học. Từ 
đó tăng thêm hiệu qua trong sợi dây liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
 Một kênh thông tin hữu hiệu mà ba giáo viên lớp tôi thực hiện trong năm 
qua là hệ thông zalo nhóm lớp. Nhóm này giúp chúng tôi chia sẻ với các bậc phụ 
huynh về kiến thức, phương pháp và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình 
dạy trẻ của cả giáo viên và phụ huynh.
 Mỗi hoạt động khi chúng tôi tổ chức cho trẻ lớp tôi luôn mời phụ huynh 
đến trải nghiệm với bé.
 Sau một thời gian, phụ huynh đã thấy được hiệu quả thực của vệc xây dựng 
lớp học hạnh phúc và việc ứng dụng các phương pháp tiên tiên từ đó cùng phối 
hợp với cô giáo trong các tiệp cận và thực hiện phối hợp tốt cùng cô giáo ( Hình 
ảnh 9,10)
4. Hiệu quả của sáng kiến sáng tạo:
 - Tôi đã áp dụng SKKN ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy là lớp nhà trẻ D1
 - Số lượng học sinh khảo sát là 40 trẻ/ lớp.
 - Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
 Các nội dung đánh giá Học sinh lớp D1
 Đầu năm Tỉ lệ (%) Cuối năm Tỉ lệ (%)
 1. Trẻ hứng thú tích cực tham gia 25 62,5 40 100
 hoạt động trong lớp
 2. Trẻ mạnh dạn, tự tin 30 75 39 97.5
 3. Trẻ thích đến lớp (Trẻ không 28 70 38 95
 khóc, gặp cô chào hỏi vui vẻ bố
 mẹ, cô giáo)
 4. Trẻ hợp tác với cô và bạn 24 60 38 95
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Ý nghĩa của SKKN
 Một môi trường hạnh phúc khi mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui và 
với mỗi giáo viên, mỗi một ngày đến trường là một niềm hạnh phúc. Tại trường 
Mầm non Hoa Sữa hạnh phúc không chỉ là giấc mơ – ngôi trường giúp trẻ phát
 9/10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_ha.docx