Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng

docx 10 trang skkn 14/04/2024 5945
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục của nhà 
nước. Bậc học này rất đặc biệt vì nó mang tính tựnguyện rất cao và chỉ dành 
riêng cho trẻ từ ba đến 72 tháng tuổi tạo thành một quá trình giáo dục liên tục 
thống nhất cho trẻ mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là 
một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở 
lứa tuổi này.
 Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới 
lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Với môi trường lý tưởng, trẻ được tự lựa chọn hoạt 
động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực; qua đó kiến thức và kỹ năng ở 
trẻ dần được hình thành. 
 Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ. Môi trường 
phải vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong 
suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải 
nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ tự tin, 
năng động hơn. 
 Một môi trường hạnh phúc và hòa bình giúp trẻ luôn có một thái độ sống 
tich cực, lạc quan, vui tươi, biết đồng cảm, chia sẻ ... Với phương châm “Tình 
yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi.
 Đối với giáo viên khi một môi trường làm việc hạnh phúc giúp giáo viên 
tăng sựđoàn kết, sáng tạo, yêu nghề mến trẻ hơn. Đồng nghiệp có sự thông cảm 
chia sẻ với nhau những chuyện vui buồn, giúp giải tỏa những vấn đề ưu phiền 
muộn phiền trong cuộc sống. 
 Đối với phụ huynh môi trường hạnh phúc tạo cho phụ huynh sự yên tâm, tin 
tưởng khi gửi con của mình đi học. Con cái là hi vọng của bốmẹ, khi con cái vui 
vẻđến lớp, phụhuynh yên tâm làm việc. 
 Từ đó, sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất, tin 
tưởng cùng nhau thống nhất quan điểm giáo dục và chăm sóc con dễ dàng hơn. 
Chính vì vậy cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường 
hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non. 
 Bởi giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm 
mĩ và nhân cách của trẻ. 
 Tạo dựng môi trường hạnh phúc và hòa bình có ý nghĩa quan trong trong sự 
phát triển của trẻ về trí tuệ, thể chất và tinh thần, đặc biệt là sự tự lập và hành vi 
cư xử của trẻ. Môi trường hạnh phúc và hòa bình giúp trẻ luôn có một thái độ 
sống tích cực, lạc quan và vui vẻ. Điều này giúp trẻ học hỏi mỗi ngày thông qua 
những hành động nhỏ như cách cư xử lịch sự, nhã nhặn sẵn sàng nói cảm ơn, 
xin lỗi đúng lúc, phát huy được các tiềm năng của trẻ. Nhận thức được tầm 
quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc với sự phát triển và thành 
công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm 
ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chung 
 1 khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu 
thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì 
có ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Từng hoạt 
động được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm. 
 Để cảm nhận được sự hạnh phúc, trẻ phải được tích lũy kiến thức thông 
qua những hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn 
khổ lớp học mà còn được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp, giúp trẻ cảm 
nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh.
 Một điều quan trọng nữa, trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó 
trẻ được bày tỏ và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa 
dẫm, hãy cho các em được sai, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường 
học đường. Điều đấy sẽ giúp các em tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. 
 Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản 
thân. Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. 
Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có những cảm xúc như người lớn: cần được lắng 
nghe, tôn trọng và được yêu thương, giúp trẻ tìm và phát huy thế mạnh của 
riêng mình.
 * Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD -ĐT 
quận Long Biên cùng với ban giám hiệu trường nhà trường năng động, sáng tạo 
có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ, yêu mến 
trẻ, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên cứu
Nhà trường thực hiện mô hình trường học điện tử nên cơ sở vật chất, thiết bị 
dạy học của nhà trường ngày hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giảng 
viên như bảng tương tác thông minh, máy tính, máy chiếu, máy chiếu đa vật 
thể..
- Giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết 
về việc xây dựng lớp học hạnh phúc
- Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, được tham gia lớp tập 
huấn “Trường học hạnh phúc”, năng động, tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình trong 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh 
phúc.
-Một số phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng.
 * Khó khăn
- Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên phòng học 
để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp mới hiện nay của trường cũng 
chưa thể đáp ứng đầy đủ mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch.
- Do đặc thù công việc nên tôi không có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu.
- Tài liệu tham khảo xây dựng lớp học hạnh phúc chưa nhiều, chủ yếu giáo viên 
vẫn tự nghiên cứu, tìm tòi trên mạng.
 3 tập huấn, hội thảo giúp tôi nhận ra rằng phải dũng cảm phá vỡ lối mòn, 
thay đổi bảnthân. Chuyển đổi phương pháp dạy học không áp đặt mặc 
định “cô luôn đúng”.Có ba tiêu chí quan trọng để xây dựng nên mộtlớp 
học hạnh phúc đó là yêu thương, an toàn và tôn trọng, đồng thời xác định 
hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo là yếu tố 
quyết định để xây dựng nên một trường học hạnh phúc. Biểu hiện của 
tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao dung 
giữa các cá nhân với nhau.
 Lớp học hạnh phúc là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với 
nhau, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp 
hằng ngày
 Ngoài ra, lớp học hạnh phúc phải là nơi an toàn cho các hoạt động 
dạy và học của cô và trẻ, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn 
ra các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những sự việc xúc 
phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng cô và trẻ.
 Lớp học hạnh phúc là nơi bên cạnh việc lưu tâm truyền thụ kiến 
thức, kỹ năng, thái độ cho trẻ, còn chú trọng giáo dục cảm xúc cho các 
con. Mọi xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng tạo củacô và trẻ được tôn 
trọng, chứ không bị áp đặt một cách máy móc, rập khuôn theo phương 
cách giáo dục xưa cũ lỗi thời, lạc hậu. 
 Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó các em được lên 
tiếng và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa 
dẫm, hãy cho trẻđược sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình trong môi 
trường học đường. 
 Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn.“Lớp 
học hạnh phúc ” là nơi học sinh, giáo viên cũng như phụ huynh đều cảm 
thấy hạnh phúc.
 Trẻ hạnh phúc khi chúng được tự quyết định hoạt động, được lựa 
chọn muốn học gì, được tự chuẩn bị đồ dùng và không thấy áp lực, hay 
căng thẳng. 
 Giáo viên hạnh phúc khi học được chuẩn bị tiết dạy đơn giản, tiết 
kiệm thời gian và có không gian riêng cho chính bản thân mình.
 Phụ huynh hạnh phúc khi họ biết và hiểu con đang học gì, có thể 
học và chơi cùng con, có sự thống nhất về cách giáo dục giữa phụ huynh 
và cô giáo
 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học phù hợp.
 Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực 
chủ động của trẻ; từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết 
định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. 
 Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết 
đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi. Trẻ sẽ dần 
rút ra những bài học cho bản thân mình.
 5 Trẻ không chỉ được tiếp thu kiến thức, mà còn vui chơi, học bằng 
chơi, chơi mà học, tự do thể hiện tư duy, năng lực cá nhân và kỹ năng 
sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi của mình. 
 Một lớp học hạnh phúc là khi lớp học đó có chương trình đào tạo 
chất lượng. Vì vậy, tôi cũng đã áp dụng một số phương pháp giáo dục 
tiên tiến như Montessori, Steam và quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm vào lớp học của tôi.
 Điều quan trọng nhất của việc ứng dụng phương pháp mới này 
giúp trẻ cảm thấy hứng thú với đang được học. Điều này sẽ kích thích sự 
khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn 
nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của 
mình. Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu 
thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
 Tôi đã áp dụng phương pháp này để phát triển xúc giác và vận 
động tinh cho trẻ lớp tôi. Một số các bài tập về cảm nhận chất liệu, bài tập 
phát triển vận động tinh như đổ hạt từ cốc này sang cốc khác, gắp hột hạt, 
nhỏ giọt, dùng kẹp giấy, ...
 Trẻ được tiếp cận STEAM từ sớm mang tới những lợi ích tuyệt 
vời, hỗ trợ và giúp trẻ khám phá bản thân, xây dựng cho trẻ có những kỹ 
năng cần thiết có thể vận dụng và phát triển trong thế giới công nghệ hiện 
đại ngày nay. 
 Vì vậy, tôi cũng áp dụng phương pháp này vào một số hoạt động 
của tôi. Như trong các giờ hoạt động nhận biết tập nhận biết phân biệt nói 
các phương tiện giao thông, tôi không chỉ đơn thuần cho trẻ quan sát qua 
tranh ảnh, mà tôi còn cho trẻ quan sát sử dụng một số sản phẩm của 
Steam, trên những mô hình với những động cơ có thể di chuyển được. 
Việc dạy trẻ phải dựa trên nhu cầu, hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm 
riêng, cách học riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả.
 Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có khả năng và nhịp độ phát 
triển riêng. Mọi sự thay đổi của trẻ đều được tôi ghi nhận và quan sát.
Ví dụ trong lớp tôi có những trẻ đẻ cuối năm, vềvận động và ngôn ngữ 
chưa được tốt, các kĩ năng tựphục vụnhư đi vệsinh, xúc ăn còn hạn chế. 
 Vì vậy, tôi cũng quan tâm đến những trẻ này hơn, tăng cường thêm 
một số hoạt động để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn. Để các con yếu ở 
đâu thì tốt dần lên ở đó, không bạn nào yếu kém hơn các bạn khác, cùng 
nhau phát triển và không có bạn nào bị bỏ lại phía sau. 
 Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học mà còn 
được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp, giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về 
thế giới tự nhiên xung quanh. 
 Ngoài nội dung kiến thức, chương trình còn mở rộng phát triển kỹ 
năng xã hội, tình cảm, thể chất, sáng tạo, nghệ thuật thông qua các hoạt 
động hàng ngày.Vì áp dụng những phương pháp trên mà trẻ lớp tôi luôn 
 7 - Số lượng học sinh khảo sát là 30 trẻ/ lớp
 - Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau: 
 Nội dung Trước khi áp Sau khi áp So sánh
 dụng biện dụng biện 
 pháp pháp
 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 10 trẻ 25 trẻ Tăng 32%
 trong lớp Đạt tỷ lệ:33 % Đạt tỷ lệ: 83,3 
 %
 Trẻ mạnh dạn tự tin 12 trẻ 28 trẻ Tăng 
 Đạt tỷ lệ:40% Đạt tỷ lệ: 53,3%
 93,3%
 Trẻ thích đến lớp (Trẻ không khóc, 15 trẻ 28 trẻ Tăng 
 gặp cô chào hỏi vui vẻ bố mẹ, cô Đạt tỷ lệ: 50% Đạt tỷ lệ: 43,3%
 giáo) 93,3%
 Trẻ hợp tác với cô và bạn 11 trẻ 25 trẻ Tăng 
 Đạt tỷ lệ: 36% Đạt tỷ lệ: 47,3%
 83,3%
 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1 Kết luận:
 Một môi trường hạnh phúc khi mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui 
và với mỗi giáo viên, mỗi một ngày đến trường là một niềm hạnh phúc. Tại 
trường Mầm non Tuổi Hoa hạnh phúc không chỉ là giấc mơ –ngôi trường giúp 
trẻ phát triển cả về kiến thức, thể chất, kỹ năng qua các hoạt động phong phú và 
chế độ sinh hoạt đảm bảo sức khỏe, vệ sinh cùng dinh dưỡng hợp lý.
 Thông qua sự hỗ trợ của giáo viên, trẻ sẽ được học các để sống cùng 
nhau, để sống hòa hợp với những người khác, tạo dựng mối quan hệ có ý nghĩa, 
trởthành công dân có trách nhiệm và có thể đóng góp cho một xã hội hạnh phúc.
 Để lan truyền được những cảm xúc tích cực đó trước hết giáo viên phải 
luôn mang cho mình cảm xúc tích cực, tư duy tích cực, nói một cách khác đó là 
người giáo viên hạnh phúc và điều quan trọng nhất giáo viên dám chấp nhận 
thay đổi mình học tập và phát triển bản thân. Nuôi dưỡng những cảm xúc tích 
cực và xử lý cảm xúc mạnh mẽ của trẻ là những kỹ năng cần thiết để giáo dục 
trẻ. 
 Trẻ cảm nhận được yêu thương, sự đón chào, sự tôn trọng từ giáo viên, 
nhân viên và bạn bè trong trường học. Mỗi em bé đến trường đều được đón 
nhận sự yêu thương và sự hỗ trợ từ tất cả các thành viên trong trường học.Một 
ngôi trường mà ở đó, không chỉ có những thành công mà có cả những sai lầm, 
được mang ra trao đổi và rút kinh nghiệm giữa các thành viên, giữa nhà trường 
và gia đình. Nụ cười và lòng nhân ái tạo ra những cảm xúc tích cực là văn hóa 
trường học hạnh phúc.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_ha.docx