Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

docx 10 trang skkn 14/04/2024 1530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch Covid-19
 1/10
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
 Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, 
dân tộc Việt nam có trở nên sánh vai với các cường quốc năm châu hay không 
chính là nhờ ở phần lớn công học tập của các cháu” 
 Đúng như thế, non sông Việt Nam có dược lớn mạnh hay không, xã hội Việt 
nam có trở nên phồn vinh được hay không điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự 
nghiệp giáo dục của nước nhà. Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là chủ 
nhân tương lai của đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng và 
nhà nước ta quan tâm, coi trọng hang đầu. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên 
trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân 
cách con người. Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi hiểu rõ vai 
trò trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc- giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hài 
hòa, cân dối về mọi mặt “Đức-trí- thể- mỹ”.
 Giáo dục thể chất tong môi trường Mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khẻo 
đồng thời cung cấp những những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể 
cân đối hài hòa và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hôi cho trẻ tham 
gia vào cá hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần 
kinh và các giác quan của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô khan, cứng 
nhắc trẻ dễ chán và khó thu hút trẻ.
 Đối với trẻ 24-36 tháng cơ thể đang trên đà phát triển nếu không có biện pháp 
giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện, khi trẻ 
kém vận động sẽ dẫn tới thể lực phát triển không đều. Nên giáo dục phát triển thể 
chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện đủ năng lực đức 
tài để trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu 
mạnh. Vậy làm thế nào để giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất? Đó là điều tôi 
đang băn khoăn suy nghĩ, để tìm ra những giải pháp cách làm hay để giúp trẻ 24-36 
tháng phát triển thể chất. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “ Một số kinh 
nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non Tuổi Hoa 
trong thời gian nghỉ dịch Covid -19”. 3/10
cho trẻ 24-36 tháng của trường mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch 
Covid-19 ”. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1.Thuận lợi:
 Bản thân tôi được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường 
về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và được trang cấp các trang 
thiết bị phục vụ cho việc dạy học cho trẻ.
 Nội dung hoạt động giáo dục trẻ phát triển thể chất đã được nhiều phụ huynh 
quan tâm, đặc biệt là một số phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc 
phát triển thể chất cho trẻ.
 Bản thân tôi nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ 
độ tuổi này.
 Bản thân tôi luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Ham tìm tòi. Với vai trò là 
người mẹ hiền thứ hai của trẻ tôi luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, thường 
xuyên nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo nhiều cái mới trong công tác giảng dạy có ý 
thức vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân, nhanh nhẹn hoạt bát trong mọi lĩnh vực, 
có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức cố gắng rèn luyện 
về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm gương cho trẻ noi theo.
 Điều may mắn nhất là tôi được sống trong một tập thể chị em đoàn kết, yêu 
thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, 
cùng nhau học hỏi trao đổi kinh nghiệm. Từ đó, tôi học được những điều hay lẽ 
phải, những kinh nghiệm quý báu.
 2.2.Khó khăn
 Do tình hình dịch bênh covid-19 kéo dài trẻ mầm non nghỉ học, dẫn đến sự 
truyền đạt thông tin bài dạy của giáo viên bị hạn chế. Trẻ không được giao lưu học 
hỏi từ các bạn dẫn đến trẻ không có sự phối hợp nhóm.
 Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển thể chất cho trẻ.
 Trong cùng lớp có cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm, có cháu sinh 
cuối năm, tỷ lệ nam nữ trong lớp còn chệnh lệch khá nhiều vì vậy đôi khi còn ảnh 
hưởng đến việc áp dụng trò chơi khi dạy trẻ. 
 Qua khảo sát đầu năm của trẻ cho thấy 
 *Khảo sát thực trạng
 Để lựa chọn được về hệ thống giải pháp có hiệu quả ngay đầu năm học tôi tiến 
hành khảo sát khả năng vận động của trẻ.
 Kết quả khả năng vận động: trên tổng số 25 trẻ 5/10
 Để giúp cho trẻ phát triển được thì trước hết giáo viên phải nắm được tâm 
sinh lý và hoàn cảnh của trẻ.
 Tâm lý trẻ 24 – 36 tháng Người ta thường nói "tâm hồn trẻ lên ba, tài người 
già trăm tuổi" câu nói ấy đã phần nào thể hiện sự đa dạng về tâm lý của trẻ em 2 
đến 3 tuổi. Thú tò mò tìm hiểu thế giới bên ngoài Sức cuốn hút chính ở trẻ vẫn là 
sự thích thú các vật nhỏ bé. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trẻ luôn tò mò muốn tìm 
hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện 
tập các kỹ năng đơn giản.
 Trong thời gian đại dịch Covid diễn ra còn phức tạp,trẻ ở nhà còn nhiều hạn 
chế vì ít tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi.Không gian thu hẹp lại khiến trẻ không 
được nhanh nhẹn trong vận động thể chất cũng như tinh thần.Trẻ muốn được khám 
phá,vui chơi,vận động và cần sự quan tâm từ phía nhà trường cũng như phụ huynh.
 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ
 Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát các kỹ năng của trẻ để xây dựng kế 
hoạch giáo dục trẻ một cách phù hợp nhất: 
 Tháng Đề tài
 9 Đi trong đường hẹp;Đi theo nhịp đếm;Đi theo hiệu lệnh.
 10 Ném bóng vào đích;Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay;Chạy 
 theo hướng thẳng;Đá bóng về phía trước.
 11 Đứng co 1 chân;Đi bước vào các ô;Đi đều bước.Đi bước qua vật 
 cản.
 12 Bò chui qua cổng;Đi có mang vật trên đầu;Đi theo đường ngoằn 
 ngoèo.Đi bước vào các ô.
 1 Tung và bắt bóng cùng cô;Tung bóng bằng 2 tay;Bò, trườn chui 
 qua cổng.
 2 Đá bóng vào lưới 1,5-2m;Nhảy xa bằng 2 chân;Bò trong đường 
 ngoằn ngoèo.
 3 Bò theo đường ngoằn ngoèo;Bật xa bằng 2 chân;Chạy đổi hướng.
 4 Tung bóng qua dây;Ném vào đích 1-1,2m;Bò trong đường 
 hẹp;Ném về phía trước bằng 1 tay.
 5 Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng;Ngồi lăn bóng;Đi có mang 
 vật trên đầu. 7/10
 Trong hội thi “làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu có sẵn ” Tôi có làm một bộ 
đồ chơi cát nước như sau:
 Cấu tạo:
 Gồm các chi tiết: Một giá đỡ mô hình, vỏ chai nước các loại để làm mô hình 
nước chảy từ trên cao xuống
 Kích thước- giá đỡ: 90 cm
- Chai canh muối: 22 cm
- Phiễu:15cm
- Đầu cá 12cm
- Thùng xốp đựng cát: 40 x 50 cm
- Xô sơn đựng nước: 10 lít
- Ca múc nước, khuôn in trên cát.
- Can dầu ăn loại 5lit.
* Cách làm 
 Đầu tiên chọn vỏ chai nước cô ca cô la cắt phần trên phiễu dài khoảng 15cm, 
tiếp theo chọn vỏ chai chanh muối để có độ dày và đẹp, dung cây sắt nung lửa để 
khoét lỗ sao cho vừa với miệng của chai kia. Tiếp đến làm giá đỡ mô hình, chọn 2 
chân quạt để làm sau đó lấy ống nước gắn tiếp lên chân quạt để tạo thành khung. 
Sau gắn các chai nước đã gắn với nhau lên khung. Khi gắn chú ý sao cho khoảng 
cách giữa các chai phải đều nhau và chiều cao của khung phải phù hợp với chiều 
cao của trẻ.
 Tiếp theo là làm 2 cái ca để múc nước đổ vào mô hình đồ chơi với nước, 
dùng chai sunlight cắt phần trên để làm ca.
 Cuối cùng sau khi hoàn thành các công đoạn ta sẽ trang trí lên mô hình đồ 
chơi với nước, khung đỡ xô đựng nước, bình chứa nước và ca múc nước sao cho 
trẻ có thể phân biệt được 2 đội chơi.
 Thông qua mô hình này nhằm giúp trẻ hiểu được nước chảy từ cao xuống 
thấp, giúp trẻ khám phá sự kỳ diệu của nước và chơi các trò chơi vận động, kích 
thích sự tích cực, hứng thú và sáng tạo khi trẻ tham gia hoạt động.
 3.6. Biện pháp 6: Chú ý giáo dục đến từng cá nhân trẻ. 
 Tôi luôn chú ý đến việc giáo dục từng cá nhân trẻ vì thực tế lớp có trẻ nhanh 
trẻ chậm. Cùng một bài tập nhưng vẫn có những trẻ thực hiện được có trẻ không 
thực hiện được. Bản thân tôi chú ý bồi dưỡng rèn luyện cho những trẻ yếu phát huy 
cho trẻ giỏi. 9/10
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
 Qua quá trình thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, tôi đã thu được 
 những kết quả đáng phấn khởi so với đầu năm học.Trẻ đã có sự thay đổi đáng kể 
 sau khi được học các cách vận động ở trên lớp.Đại đa số trẻ xếp loại tốt,phát triển 
 sức khỏe,thể lực và mạnh dạn hơn trong học tập cũng như chơi cùng các bạn.
• Kết quả trên trẻ nâng lên rõ rệt:
 Khả năng vận Xếp loại Tốt Xếp loại khá Xếp loại TB Xếp loại yếu
 động
 Đi, chạy 6/25=24% 10/25=40% 10/25=40% 0/25=0%
 Bò, trườn , trèo 7/25=28% 9/25=36% 10/25=40% 0/25=0%
 Tung, ném bắt 6/25=24% 9/25=36% 10/25-40% 0/25=0%
 Bật, nhảy 8/25=32% 9/25=36% 8/25=32% 0/25=0%
 Kết quả cân đo
 Cân nặng Chiều cao
 Trẻ BT Trẻ SDD Trẻ SDD Trẻ BT Trẻ TC độ Trẻ TC độ 
 nặng 1 2
 25/25=100% 0 0 25/25=100% 0 0
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, khéo léo, năng động.
 Trẻ có kỹ năng vận động của trẻ được nâng cao và tiến bộ rõ rệt.
 Trẻ có sức khỏe và sự dẻo dai khi tham các hoạt động.
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Ý nghĩa
 Duy trì giấc ngủ, đúng giờ, đủ thời gian để đảm bảo sức khỏe toàn diện 
 cho trẻ. Tránh thức khuya, phụ huynh nên động viên và giúp trẻ xây dựng thói 
 quen dậy sớm để vận động thân thể. Khoảng 15 phút vận động trước bữa sáng, 30 
 phút đi dạo sau bữa tối cùng với cha mẹ mỗi ngày sẽ thực sự hữu ích cho sức khỏe 
 thể chất và tinh thần .
 2. Bài học kinh nghiệm
 Giãn cách xã hội đã khiến cho cuộc sống của gia đình bị đảo lộn, cũng 
 không quen với việc học online mỗi ngày. Hàng ngày, khi nghe tin số ca nhiễm 
 tăng lên liên tục, tôi cũng cảm thấy rất băn khoăn rằng bao giờ tình trạng này mới 
 chấm dứt. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_phat_trien_the_chat.docx