Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói

docx 9 trang skkn 13/04/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 DẠY TRẺ 24 - 36 THÁNG “NHẬN BIẾT TẬP NÓI”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 "Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan"
 Con người dù lớn hay nhỏ, muốn xinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc. Vì 
 vậy giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
 Nếu làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ 
 sở quan trọng của con người việt nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát 
 triển toàn diện nhân cách.
 Vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong 
 suốt quá trình phát triển của trẻ.Việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 24 - 36 tháng, 
 nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đưa 
 lại hiệu quả cao, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng 
 tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ 
 động.Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức thì mới tạo ra được môi trường hoạt 
 động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo một cách 
 toàn diện. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 24 - 36 
 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ hoạt động dưới hình thức thông qua hoạt 
 động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi thì việc phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ sẽ 
 được kết quả cao hơn.
 Mặt khác phát âm đúng sẽ góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt và giữ 
 gìn giá trị văn hóa của dân tộc việt nam.
 Bên cạnh đó trẻ còn dùng ngôn ngữ để thể hiện tình cảm, khát vọng mong 
 muốn của mình để người khác hiểu được. Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện 
 giáo dục tình cảm, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Nếu ngôn ngữ của 
 trẻ phát triển chậm, sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện của trẻ.
 Tuy nhiên trong thực tế của lứa tuổi 24 - 36 tháng mọi bước đầu biết sử dụng 
 ngôn ngữ để giao tiếp, đặc điểm phát triển ngôn ngữ còn rất hạn chế do kinh 
 nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều và phạm vi tiếp xúc còn hạn hẹp, vốn từ của 
 trẻ còn nghèo nàn, nhưng nhu cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới xung 
 quanh của trẻ thì rất cao. Vì vậy mà nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần 
 thiết và quan trọng.
 Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
 Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng 
 của môn học này. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối 
 1/9 Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, cũng như 
 chỉ đạo chuyên môn.
 Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng cho 
 từng nhóm từng độ tuổi.
 Các cháu ăn bán trú 100% 
 Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm sóc 
 giáo dục trẻ được tốt.
 Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề mến trẻ.
2. Khó khăn:
 Lớp học có nhiều thành phần gia đình khác nhau phần đông là bố mẹ buôn bán 
 ở chợ, một số gia đình không có công ăn việc làm, một số bố mẹ đi làm xa ở với 
 ông bà. 
 Một số gia đình thì nuông chiều con.
 Các cháu phần đông mới ra lớp cho nên chưa có thói quen tập thể hay nói tự 
 do, phát âm chưa chính xác trẻ còn nói ngọng, còn rụt rè hay khóc.
 Đồ dùng phục vụ cho từng tiết dạy còn thiếu chưa đủ để đáp ứng được sự đổi 
 mới của môn học. Vì vậy ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
3. Kết quả khảo sát đầu năm:
 Nhận biết tập nói là một trong những nội dung mà chương trình đã có từ trước 
 nó quyết định một phần lớn đến chất lượng của các môn học khác. Do vậy ngay 
 từ đầu năm học khi sĩ số lớp đã ổn định tôi tiến hành khảo sát khả năng của từng 
 trẻ để tìm ra biện pháp giúp trẻ làm quen với môn học “Nhận biết tập nói” đạt kết 
 quả.
 Tổng số trẻ Tốt Khá Trung Bình
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 15 4 26 7 47 4 26
 Với kết quả khảo sát như trên tôi nhận thấy phát triển lời nói cho trẻ là một 
 trong những vấn mà người giáo viên phải chú trọng. Vì thế tôi luôn trăn trở làm 
 thế nào ra những biện pháp hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
1. Các giải pháp thực hiện:
 Là một giáo viên mầm non người trực tiếp giảng dạy cho trẻ 24 – 36 tháng, 
bản thân tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, xong 
kết quả phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố và nhiều các 
môn học như thơ truyện, nhận biết tập nói. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra một 
 3/9 Tôi chuẩn bị quả thật, quả có màu sắc rõ ràng, tranh quả, tranh lô tô. Điều quan 
trọng nữa để giờ học đạt kết quả cao đó là phải rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen 
trong học tập.
 Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp trong tiết dạy cô cần áp dụng linh hoạt, sáng 
tạo thay đổi hình thức dạy, lồng ghép các hoạt động để thu hút trẻ tập trung chú ý. 
 • Ví dụ: Khi cho trẻ nhận biết tập nói.
 Đề tài: “Hoa sen, Hoa đồng tiền”.
 Tôi cho trẻ quan sát vườn hoa thật bằng những bông hoa tôi đã chuẩn bị 
 và được tạo ra như một vườn hoa.
 Tôi hỏi trẻ: Các con thấy trong vườn hoa có những loài hoa gì? trẻ kể 
 tên các loại hoa.
 Các con thấy hoa sen như thế nào? (Rất đẹp)
 - Bông hoa này có màu gì? (Màu đỏ, vàng)
 - Khi ngửi hoa các con thấy như thế nào? (Mùi thơm)
 - Cánh hoa như thế nào? (Nhẵn)
 Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, tư 
duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệu quả hơn, 
trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, ý nghĩa của mình một cách mạch lạc hơn, vốn 
từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt.
2.3. Dạy trẻ trên tiết học chính:
 Trong lớp học tôi chia trẻ thành từng tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu bài 
khác nhau: giỏi có, khá có, trung bình có. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 
tháng đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra những cách dạy hay để gây hứng thú cho trẻ.
 • Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết tập nói “Con chó, con mèo”
 Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con.
 Với tiết nhận biết tập nói này, tôi làm mô hình một trang trại có các con 
 vật như: Chó, mèo sinh động hấp dẫn. Tôi để trẻ quan sát nhận xét, gọi 
 tên những con vật mà trẻ thấy trong mô hình, sau đó cho trẻ về chỗ ngồi 
 ổn định, tôi giả làm tiếng kêu hỏi trẻ. Đấy là tiếng kêu con gì? Sau đó 
 đưa mô hình con chó ra cho trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên các bộ phận 
 của con chó. Với cách giới thiệu như vậy, tôi thấy các cháu hứng thú 
 5/9 + Đây là cái gì? 
 + Được làm bằng gì?
 + Có đẹp không?
 + Các con có thích không?
 - Khi trẻ trả lời tôi uốn nắn sửa sai cho trẻ từng từ, từng câu hoặc nhắc lại để trẻ 
 nhớ. Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử 
 dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình. Từ đó đã giúp cho ngôn ngữ của 
 trẻ phát triển tốt. 
 - Tạo môi trường để phát triển lời nói: Mỗi nhóm lớp đều có trang trí xắp xếp 
 các góc hoạt riêng, các biểu bảng được treo trong lớp, không trang trí cố định 
 mà trang trí theo chủ điểm.
2.5. Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh:
 Ngoài việc củng cố kiến thức thông qua các môn học “Nhận biết tập nói” thì việc 
trao đổi với phụ huynh để thống nhất chương trình, phương pháp dạy trẻ là việc làm 
cần thiết và quan trọng. Phối kết hợp với phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và có 
nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp trong trường mầm non góp phần thực hiện 
tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế vào đầu năm học tôi có kế hoạch họp phụ 
huynh để thông báo về nội dung chương trình của bộ môn và trao đổi về tình hình 
học tập ở lớp và tính cách của từng trẻ.
 Ví dụ: Cháu Thùy Linh tham gia vào các hoạt động rất tích cực và nhanh nhẹn, 
 mạnh dạn trong giờ học.
 Những giờ phụ huynh đón trẻ, hay qua bảng tuyên truyền những điều phụ huynh cần 
biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết những nội dung cần phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ trong tuần, trong tháng.
Tôi hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ nhận biết tập nói, phụ huynh có thể dạy 
trẻ nhận biết tập nói bất cứ ở lúc nào ở đâu.
Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý. Nên dạy trẻ nhận biết tất cả các 
sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ.
Khi nhận biết tập nói thì phải tiến hành từ tổng quát đến chi tiết, nhận biết tên gọi 
trước rồi đến các đặc điểm nổi bật của các sự vật hiện tượng đó.
 Ví dụ: Nhận biết tập nói “Ô tô và xe máy”
Cô đưa mô hình cho trẻ quan sát và gọi tên rồi đến các đặc điểm nổi bật của xe ô tô, 
xe máy.
 7/9 và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng 
những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp cận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến 
việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này.
II. Bài học kinh nghiệm:
Qua các giải pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ về mọi hoạt động của trẻ nói 
chung và dạy trẻ môn “Nhận biết tập nói” nói riêng tôi đã rút ra được bài học kinh 
nghiệm như sau.
Cô phải là người mẫu mực yêu nghề, mến trẻ, kiên trì. Nắm chắc được tâm lý của 
từng trẻ để kịp thời uốn nắn dạy trẻ ngay từ ban đầu.
Luôn linh hoạt sáng tạo sử dụng nhiều hình thức dạy học để thu hút trẻ vào giờ học 
cũng như vui chơi.
Sử dụng đồ dùng, hệ thống câu hỏi phù hợp gần gũi với trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi 
phải đẹp đa dạng có tính hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
Phối hợp với gia đình nhà trường và xã hội, có kế hoạch và biện pháp luyện tập giúp 
trẻ phát triển toàn diện.
Trên đây là một số đổi mới nâng cao chất lượng của tôi trong quá trình học tập, 
nghiên cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt 
thời gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến đóng góp 
chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các cấp 
lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền 
thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
 9/9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_24_36_thang.docx