Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa, Long Biên, Hà Nội
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa, Long Biên, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa, Long Biên, Hà Nội
I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng bởi nó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho các bậc học sau. Vì vậy các con phải được chăm sóc, phải được giáo dục khi trẻ còn ở lứa tuổi nhà trẻ. Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, nhiều trung tâm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ “kỹ năng tự phục vụ” còn rất mới mẻ nên chúng ta còn quan trọng hóa vấn đề mà không để ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được rèn luyện những “Kỹ năng tự phục vụ ” cơ bản. Những kỹ năng tự phục vụ rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Trong những năm gần đây, ngành học mầm non đã triển khai xây dựng lồng ghép chuyên đề “Giáo dục kỹ năng tự phục vụ” vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen xấu giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp. Về phía các bậc cha mẹ trẻ, còn số đông các gia đình còn chiều chuộng, làm hộ con khiến con không có kỹ năng tự phục vụ, chưa có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ không chú ý đến trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Một số cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhưng chưa chú ý dạy con kỹ năng tự phục vụ . Tôi nhận ra rằng, tất cả những kỹ năng tự phục vụ đó phải bắt đầu từ việc chúng ta muốn trẻ làm gì và làm được gì? Khi trẻ lớn lên trở thành những người như thế nào? Việc xây dưng kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Do đó cần giáo dục “Kỹ năng tự phục vụ ” cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có kỹ năng tự phục vụ ngay từ khi còn nhỏ. Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ mau quên đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những kỹ năng tự phục vụ sao cho phù hợp với cuộc sống, thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng. Là giáo viên đứng lớp, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ hiệu quả nhất, uốn nắn cho trẻ những hành vi đúng, cách cư xử lịch sự, văn minh. Vì thực tế qua công tác giảng dạy, tôi thấy được một số khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ, trẻ còn thực hiện theo ý thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình, chưa có nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt. Nhưng làm thế nào để cung cấp những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ một cách có hiệu quả nhất? Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa- Long Biên - Hà Nội. ”. 1/9 buổi kiến tập do phòng, Quận tổ chức, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của tổ, qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Trường lớp sạch sẽ khang trang, có khung cảnh sư phạm tạo cho trẻ hứng thú khi đến lớp Nhà trường đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, các học liệu cho các lớp. Bên cạnh các đồ dùng phục vụ giảng dạy, nhà trường còn chú trọng đầu tư các đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú, công tác vệ sinh . Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn được bồi dưỡng tốt về chuyên môn nghiệp vụ. Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm sóc giáo dục trẻ được tốt. Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, có nhiều tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trẻ . 2.3. Khó khăn: Trẻ từ 24 - 36 tháng, trẻ còn nhỏ, thể lực của trẻ yếu hay bị ốm và nhiều trẻ chưa hiểu lời nói của cô . Nhiều phụ huynh chỉ biết phối hợp với cô giáo về chương trình học của con và chăm sóc cho con thế nào cho tốt nhưng phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ bé. Phần đông các gia đình còn chiều chuộng, làm hộ con khiến con không có kỹ năng tự phục vụ, chưa có nề nếp, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ từ 24-36 tháng tuổi rất khó khăn vì ở độ tuổi này khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ, dễ quên và hay hành động theo ý muốn . 3. Các biện pháp thực hiện: 3.1. Biện pháp 1: Xác định các loại kỹ năng tự phục vụ phù hợp độ tuổi để dạy trẻ: Là một giáo viên mầm non, hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài việc cung cấp dạy kiến thức cho các con ở các môn học, các hoạt động trong ngày, các cô còn giúp trẻ hình những kiến thức ban đầu về kỹ năng tự phục vụ, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối giữa các mặt để khi lớn lên trẻ không bỡ ngỡ, xa lạ trước những cuộc sống khác lạ xung quanh. Kỹ năng tự phục vụ là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, có người nói:“ Dạy trẻ 24 - 36 tháng tuổi những kỹ năng tự phục vụ như vậy có quá sớm không”? Trẻ có thực hiện được không? Thật ra, việc học kĩ năng tự phục vụ với trẻ chẳng bao giờ là sớm. Trong trường mầm non có 31 kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã lựa chọn một số kỹ năng tự phục vụ cơ bản để cung cấp cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi cụ thể như sau: Bê và cất ghế; Đứng lên, ngồi xuống ghế; Đi vệ sinh đúng nơi quy định; Biết cách tháo giày, dép, cất giày, dép; Đóng mở tủ- Lấy, cất ba lô; Trẻ biết cách đi lên xuống cầu thang; Lấy nước và uống nước. 3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3/9 - Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện đóng mở tủ- lấy, cất ba lô.( Cô quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện.) - Giáo dục trẻ biết cất ba lô, đồ dùng các nhân của trẻ vào đúng tủ các nhân của mình. - Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát bài hát: Bé ngoan Ảnh minh họa 1: Trẻ biết đóng mở tủ- Lấy cất ba lô. Ví dụ 2: Trẻ có kỹ năng đứng lên, ngồi xuống ghế Mục đích yêu cầu: Trẻ biết đứng lên, ngồi xuống ghế - Chuẩn bị: Ghế của cô, ghế của trẻ. - Tiến hành: Cô cho trẻ đoán câu đố về cái ghế - Trò chuyện: Đây là cái gì ? Cái ghế dùng để làm gì? - Cô cho trẻ xem video cách đứng lên, ngồi xuống ghế. - Cô hướng dẫn trẻ cách đứng lên, ngồi xuống ghế .( Cô vừa làm vừa giải thích cho trẻ cách đứng lên, ngồi xuống ghế) - Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện .đứng lên, ngồi xuống ghế ( Cô quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện.) - Giáo dục trẻ biết ngồi ngay ngắn, thẳng hàng. - Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát bài hát: Nhớ lời cô dặn Ảnh minh họa 2:Trẻ biết đứng lên, ngồi xuống ghế. 3.4.2. Thông qua hoạt động vui chơi Như chúng ta đã biết trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ: “Học mà chơi, chơi mà học”. Chơi là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách con người. Thông qua hoạt động vui chơi còn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Chính vì thế việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp trẻ hình thành kỹ năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ năng tự phục vụ. Ví dụ : Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ có kỹ năng lên, xuống cầu thang - Trẻ biết đi về phía bên phải tay vịn cầu thang, sát thang sát thành - Trẻ biết bước lần lượt từng chân, từng bậc một, bước chân nọ, chân kia Ảnh minh họa 3:Trẻ biết lên, xuống cầu thang khi tham gia hoạt động ngoài trời. 3.4.3. Thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi 3.4.3.1. Thông qua giờ ngủ Qua giờ ngủ, tôi thường dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ xếp hàng và tự đi vệ sinh đúng nơi quy định.Các con đã được cô giáo hướng dẫn cách đi vệ sinh sao cho sạch sẽ và đi vệ sinh khi có nhu cầu. Ảnh minh họa 4: Trẻ xếp hàng và tự đi vệ sinh đúng nơi quy định 3.4.3.2. Thông qua giờ đón, trả trẻ. Qua giờ đón, trả trẻ tôi thường dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ tự cất dép đúng nơi quy định.Các con đã được cô giáo hướng dẫn cất dép ở đâu để cho gọn gàng, ngăn nắp và giờ trẻ đã tự giác khi bước chân vào lớp cất dép như thế nào cho đúng quy định . Ảnh minh họa 5: Biết cách tháo giày, dép, cất giày, dép. 5/9 III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Việc rèn cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ là từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ và cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Qua một năm thực hiện tôi thấy trẻ lớp tôi ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ có thói quen, nề nếp trong sinh hoạt, chủ động tham gia mọi hoạt động và việc chăm sóc, giáo dục của cô giáo cũng rất dễ dàng và thuận tiện hơn. Phụ huynh rất vui mừng và phấn khởi khi con của mình tiến bộ từng ngày và trẻ đã có những kỹ năng tự phục vụ cơ bản. Trẻ về nhà đã biết tự làm một số việc tự phục vụ như tự xúc cơm, tự lấy nước và uống nước, tự đi vệ sinh khi có nhu cầu, khi chơi xong tự cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định... Bản thân tôi và giáo viên cùng lớp đã có thêm những kinh nghiệm trong việc xây dựng, hướng dẫn trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, nhận thức của trẻ ngày càng cao đòi hỏi những giáo viên mầm non luôn luôn phải đổi mới, trong quá trình trao đổi giao lưu với trẻ nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt. Trẻ đi học đều hơn, đạt tỉ lệ chuyên cần từ 85% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp. Cuối năm học trẻ ra lớp nhiều hơn so với đầu năm. Với những kinh nghiệm và biện pháp trên tôi mong muốn mang lại cho trẻ những trải nghiệm để trẻ hào hứng và tích cực hơn trong hoạt động, như câu nói “ một đứa trẻ được dạy bảo tốt sẽ trở thành người tốt” trẻ không những được giáo dục mà còn được hình thành ở trẻ những thói quen, những tính cách cần có của con người thế hệ mới nhanh nhẹn, năng động, đấy chính là mục tiêu mà giáo dục hướng tới. Sau khi thực hiện đề tài này với những kết quả đạt được tôi rút ra bài học kinh nghiệm và muốn trao đổi với chị em đồng nghiệp như sau: Để dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức về các kỹ năng tự phục vụ và biết lựa chọn ra những kỹ năng tự phục vụ sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Biết phối kết hợp với giáo viên trong lớp trong việc dạy kỹ năng tự phục vụ. Đặc biệt luôn có sự thống nhất cao trong cách rèn trẻ các kỹ năng tự phục vụ để làm sao đem lại hiệu quả cao nhất. Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc dạy kỹ năng tự phục vụ, luôn có sự thống nhất giữa giáo viên và cha mẹ dạy trong việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Thường xuyên cho trẻ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ có một thói quen và nề nếp tốt trong cuộc sống. 7/9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu Bồi Dưỡng Thường Xuyên chu kỳ II năm học 2004 - 2007 Nhà xuất bản Giáo dục Năm xuất bản 2007 2. Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non và huớng dẫn thực hiện trẻ 24 - 36 tháng tuổi Mã số : 0G012t9 - CDT Nhà xuất bản Giáo Dục Số ĐKKH xuất bản : 11 - 2009/ CXB/2- 2350/GD 3. Tạp chí Giáo dục Mầm Non Giấy phép xuất bản : 69/ GD - Bộ Văn Hóa thông tin 4. Chuyên đề đình và bé Giấy phép xuất bản : 69/ GD - Bộ Văn Hóa thông tin 5. Qua sách báo, tivi, mạng internet 9/9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_ky_nang_tu_phuc.doc