Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức các hoạt động với đồ vật để năng cao chất lượng giáo dục trẻ 24-36 tháng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức các hoạt động với đồ vật để năng cao chất lượng giáo dục trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức các hoạt động với đồ vật để năng cao chất lượng giáo dục trẻ 24-36 tháng
1 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO TRƯỜNG MẦM NON VINH QUANG BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Một số giải pháp tổ chức các hoạt động với đồ vật để năng cao chất lượng giáo dục trẻ 24 – 36 tháng Tác giả: Phạm Ngọc Giang Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non Vinh Quang Ngày 10 tháng 01 năm 2023 3 Bước đầu thực hiện đề tài tại lớp nhà trẻ 3 bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Ưu điểm Bản thân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ tận tình từ đông nghiệp. Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, có ý thức tự học, tự rèn luyện, tích cực làm đồ dùng đồ chơi để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi tổ chức cho trẻ hoạt động Trẻ tuy còn nhỏ nhưng rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, thích chơi với đồ chơi mới lạ. Đa số phụ huynh nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và sưu tầm các nguyên vật liệu phục vụ cho việc học - chơi của trẻ. 1.2. Tồn tại Bên cạnh đó tôi nhận thấy bản thân xây dựng, tổ chức các giờ học đôi khi chưa sáng tạo, thu hút trẻ. Có nhiều trẻ mới đi còn quấy khóc nhiều, rất hiếu động, nhiều trẻ còn nhỏ được gia đình nuông chiều chưa có nề nếp nên chưa có thói quen tham gia vào các hoạt động cùng cô. Trong các hoạt động tại các góc, trẻ chông chờ vào sự chỉ dẫn của cô giáo, còn làm theo mẫu của cô hoặc của bạn. Đa số trẻ chưa chủ động tự tin, linh hoạt sáng tạo để trải nghiệm với các nguyên vật liệu sắn có. Một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục của nhà trẻ, chưa có thái độ hợp tác tích cực với giáo viên trong hoạt động giáo dục trẻ. Phụ huynh cho rằng trẻ ở độ tuổi nhà trẻ chỉ cần chăm sóc ăn ngủ là đủ, trẻ còn quá nhỏ thì dạy được cái gì Trẻ nhà trẻ dễ nhớ mà cũng nhanh quên nên lẫn lộn góc chơi này với góc chơi khác dẫn tới trẻ không hứng thú, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỉ lệ thấp. * Khảo sát thực trạng Kết quả Số trẻ STT được Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát khảo Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ sát cháu cháu Trẻ hứng thú tham gia các 1 23 trẻ 12 52 % 11 48% hoạt động 2 Trẻ có kỹ năng chơi 23 trẻ 10 43% 13 57% 3 Trẻ mạnh dạn tự tin 23 trẻ 9 39% 114 61% 5 nguyên liệu sưu tầm được phù hợp với các góc để làm nổi bật góc đấy, làm không gian cho trẻ vui chơi, tiết kiệm bảo vệ môi trường. Ví dụ góc nghệ thuật: Ngoài các các đồ dùng nguyên liệu phục vụ cho góc được bố trí hợp lí, để trong các hộp giấy vừa tầm lấy của trẻ thì tôi còn sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: Lá cây, cành cây, sỏi, cát, hột hạt, màu nướcđể trẻ có thể thoả sức sáng tạo, tạo nên các bức tranhTất cả được trang trí đơn giản, tạo sự gần gũi với trẻ. Góc thao tác vai: Các đồ dùng sưu tầm được trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình bị bỏ đi: Vỏ lon nước, vỏ dầu gội, ấm đun nước siêu tốc, nồi điện... được tôi sưu tầm và sắp xếp hợp lí, vừa làm nổi bật góc mở “Bán hàng” vừa là bước đầu cho trẻ làm quen, thực hành với các đồ dùng công nghệ. Như vậy việc xây dựng môi trường hoạt động góc đảm bảo tính thẩm mỹ, thân thiện đã khiến trẻ có hững thú hơn khi tham gia vào hoạt động. Giải pháp 2: Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu đa dạng để thu hút trẻ đến với các hoạt động Đồ dùng đồ chơi là phương tiện, là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong các trò chơi của trẻ. Đồ chơi tạo điều kiện cho trẻ nhập vai và hành động giống như thật, đáp ứng nhu cầu bắt chước. Đồ chơi giúp duy trì và phát triển hứng thú của trò chơi, nó là yếu tố quyết định kết quả của trò chơi. Để việc sưu tầm các nguyên vật liệu tái chế thành đồ dùng học tập có hiệu quả cao. Tôi lập một kế hoạch cụ thể về những nguyên vật liệu và đồ dùng đồ chơi cần làm cho từng góc. Vì thế tôi thiết kế nổi bật từng góc cụ thể: VD: Góc hoạt động với đồ vật, chủ đề động vật cô làm hình con cá từ bìa carton VD: Góc thao tác vai cô làm quần áo từ bìa carton để trẻ hoạt động Đặc biệt khi được chơi với những loại đồ chơi tự tạo sẽ giúp cho trẻ chơi một cách hào hứng hơn, đồng thời tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện hơn với môi trường hơn nữa việc chơi với đồ chơi tự tạo sẽ phát huy được ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá và trải nghiệm bằng cách có thể tự mình tạo ra những loại đồ chơi theo ý tưởng của trẻ. Tôi đã sưu tầm các loại hạt, các nguyên liệu tự nhiên cho trẻ sử dụng để luôn tạo cảm giác cho trẻ gần gũi với thiên nhiên. Vì trẻ đang ở độ tuổi nhà trẻ nên yếu tố đảm bảo an toàn cho trẻ là một trong các yếu tố đặt lên hàng đầu. Tất cả các loại hạt dành cho trẻ thực hiện hoạt động đều được tôi lựa chọn kĩ càng, đảm bảo không quá nhỏ để trẻ có khả năng hóc sặc. Sau khi trẻ hoạt động, tôi bỏ vào hộp nhựa có nắp chặt, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ và thu hút trẻ, đồng thời trẻ không thể tự do lấy ra chơi khi không có sự kiểm soát của cô nên giảm thiểu được những nguy cơ mất an toàn cho trẻ. 7 * Hoạt động 5: Đánh giá Trong các buổi hoạt động ngoài trời, tôi khuyến khích trẻ tư duy nắm bắt hình dáng, màu sắc, cách sắp xếp của sự vật hiện tượng xung quanh thực tế thông qua hoạt động: cầm, nắm, sờ, ngửi, nếm tích lũy thành kinh nghiệm cho trẻ. Giải pháp 4: Tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ từ các phế thải hay các vật dụng trong nhà. Trẻ là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục thì không chỉ giáo viên mà đòi hỏi phụ huynh cùng tham gia trong cả quá trình trẻ tham gia hoạt động ở trường. Thực hiện tốt sự phối kết hợp đó ngay từ đầu năm, thông qua buổi họp phụ huynh và zalo nhóm lớp để tuyên truyền về tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Các phụ huynh được tận mắt nhìn thấy các đồ dùng, đồ chơi mà cô và trẻ sưu tầm, các sản phẩm của trẻ tự làm để trưng bày ở các góc. Qua đó phụ huynh không còn quan điểm ‘Trẻ con biết gì mà học, chỉ cần ngoan ngoãn, sạch sẽ khoẻ mạnh như trước nữa mà rất chú trọng tới con. Vì thế qua nội dung của buổi họp phụ huynh, qua giờ đón trả trẻ, tôi đã chủ động trò chuyện với các bậc phụ huynh để họ hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi. Cho nên nhiều phụ huynh đã tò mò, bỏ thời gian ra quan sát các đồ dùng đồ chơi ở lớp, sau đó về sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có, các đồ dùng gia đình không sử dụng để cùng trẻ ở nhà làm đồ dùng đồ chơi ở nhà hoặc để trẻ mang đến lớp. Thông qua zalo của lớp, cứ gần đến một chủ đề mới, tôi trao đổi, huy động phụ huynh sưu tầm các nguyên liệu khác nhau mà tôi cần dùng để phục vụ cho các hoạt động góc của trẻ để phụ huynh cùng con mình đưa đến lớp Hình ảnh 7: Bé cùng mẹ làm đồ chơi tại nhà Với một số trẻ chưa thực sự đạt các yêu cầu về kỹ năng, thái độ trong các hoạt động nói chung, cụ thể là trong giờ hoạt động góc, tôi sẽ trao đổi thông tin tới các bậc phụ huynh về tình hình của trẻ để gia đình cùng các cô kết hợp rèn luyện. Như vậy thông qua việc tuyên truyền ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống đến với các bậc phụ huynh trong việc kết hợp cùng rèn luyện cho trẻ tại gia đình, dần dần trẻ có được sự tự tin, mạnh dạn cùng cô và bạn tham gia vào các giờ hoạt động. III.2. Tính mới, tính sáng tạo Sáng kiến đã đưa ra những giải pháp mang tính mới thiết thực cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Vừa đảm bảo nhu cầu chơi mà học của trẻ vừa 9 Trẻ hứng thú tham gia các 1 23 trẻ 17 73% 6 27% hoạt động 2 Trẻ có kỹ năng chơi 23 trẻ 14 61% 9 39% 3 Trẻ mạnh dạn tự tin 23 trẻ 13 56% 10 44% Trẻ có khả năng ghi nhớ và 4 23 trẻ 18 78% 5 22% lập lại các thao tác của cô Trẻ hứng thú hơn, có kỹ năng, mạnh dạn tự tin và khả năng ghi nhớ, thao tác với đồ vật mang lại hiệu quả cao hơn. Các giải pháp này hoàn toàn có thể áp dụng trong trường và nhân rộng trong toàn huyện trong việc phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ mầm non đặc biệt trẻ nhà trẻ III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến. Sau hai tháng áp dụng đề tài “Một số giải pháp tổ chức các hoạt động với đồ vật để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 24-36 tháng” tôi thu được kết quả sau: 1. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. 1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế. Khi thực hiện các giải pháp trên không qua tốn kém về kinh phí chủ yếu là đầu tư thời gian. Chi phí làm đồ dùng đồ chơi tại các góc cụ thể: Trung bình mỗi chủ đề tôi làm bộ đồ chơi với trị giá khoảng 200.000 đồng/chủ đề. Như vậy với 9 chủ đề tôi tiết kiệm được khoảng 1.800.000 đồng 1.2. Hiệu quả về mặt xã hội. 1.2.1. Đối với trẻ: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động các góc có kỹ năng hoạt động nhóm, say mê trong việc tạo ra sản phẩm. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu quý cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình. Trẻ được tìm tòi khám phá thiên nhiên, thế giới xung quanh một cách chân thật nhất. Trẻ tích cực đi học hơn, tâm thế vui vẻ háo hức hơn, trẻ yêu mến cô hơn. 1.2.2. Đối với giáo viên: Biết khai thác, sử dụng sáng tạo các nguyên vật liệu dễ kiếm, sẵn có tại địa phương để trang trí nhóm lớp, tạo ra nhiều đồ chơi các góc, có tác dụng giáo dục cao. Tạo được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ trong quá trình hoạt động góc. 11 PHỤ LỤC NỘI DUNG STT TRANG Báo cáo giải pháp Phần I Thông tin chung về giải pháp 3 Phần II Mô tả giải pháp đã biết 1,2,3 Phần III Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến III.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 3 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động các 3,4 góc đảm bảo tính thẩm mỹ, tính thân thiện. Giải pháp 2: Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi bằng 4,5 các nguyên vật đa dạng thu hút trẻ đến với các hoạt động Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động với đồ vật theo 5,6 hướng STEAM Giải pháp 4: Tuyên truyền và tăng cường công tác 6 phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ. III.2 Tính mới,tính sáng tạo 6,7 III.3 Phạm vi ảnh hưởng và khả năng ápdungj của sáng 7,8 kiến III.4 Hiệu quả và lợi ích thu được từ sáng kiến 8.9,10 Hình ảnh 1: Trẻ hoạt động với đồ vật ( Mục III.1 trang 3) Hình ảnh 2: Góc hoạt động với đồ vật (Mục III.1 trang 3) 13 Hình ảnh 5: Các hoạt động trải nghiệm của trẻ ( Mục III.1 trang 5) Hình ảnh 7: Bé cùng mẹ làm đồ chơi tại nhà (Mục III.1 trang 5) 15 xốp không thân thiện với môi trường, tốn kém, khiến trẻ phân tâm, không chú ý khi hoạt động với đồ vật. Có nhiều trẻ mới đi còn quấy khóc nhiều, rất hiếu động, nhiều trẻ còn nhỏ được gia đình nuông chiều chưa có nề nếp nên chưa có thói quen tham gia vào các hoạt động cùng cô. Một số trẻ quá nhút nhát gần như không hợp tác với các cô trong giờ hoạt động. Trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ dễ nhớ mà cũng nhanh quên nên chưa biết sử dụng đồ dùng đồ chơi nên còn lẫn lộn các góc chơi. Một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục, chưa quan tâm đến con. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: II. 1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động với đồ vật đảm bảo tính an toàn, hợp lý, thẩm mỹ, tính thân thiện. Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu đa dạng để thu hút trẻ đến với các hoạt động Tổ chức các hoạt động với đồ vật theo hướng STEAM. Tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ từ các phế thải hay các vật dụng trong nhà. III.2. Tính mới, tính sáng tạo Sáng kiến đã đưa ra những giải pháp mang tính mới thiết thực cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Vừa đảm bảo nhu cầu chơi mà học của trẻ vừa mang lại sự thoải mái, trẻ được học, được chơi và sáng tạo theo ý tưởng của mình, luôn phát huy được tính tích cực chủ động. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp đảm bảo tính an toàn thẩm mỹ, thân thiện đã khiến trẻ có hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động. Giáo viên biết khai thác, sử dụng sáng tạo các nguyên vật liệu sưu tầm, dễ kiếm, sẵn có tại địa phương để trang trí nhóm lớp, tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi có tính giáo dục cao, giảm chi phí đáng kể so với trang trí ban đầu. Trẻ được thoả sức sáng tạo chơi, khám phá theo ý tửng của bản thân mà không bị gò bó, sản phẩm được làm ra từ bàn tay của trẻ sẽ được tôi sử dụng để trang trí lớp học từ đó vừa khích lệ trẻ vừa giảm chi phí để mua đồ dùng trang trí lớp. Với phương pháp cũ, giáo viên là người truyền đạt, chỉ đường, người làm chính, với cách tổ chức hoạt động vơi đồ vật theo hướng STEAM thì giáo viên là người bạn đồng hành cùng trẻ. Trước đây trẻ chỉ nghe, nhìn và làm theo một cách thụ động, còn bây giờ trẻ được thực hành tham gia trải nghiệm khám phá và tự sáng tạo ra sản phẩm, nói lên ý tưởng của mìnhtừ đó hình thành và tích luỹ kiến thức các kỹ năng kỹ xảo cho trẻ. Cha mẹ trẻ từ thụ động chuyển sang chủ động tích cực phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ; từ việc dành ít thời gian quan tâm con tới việc đồng hành dành thời gian cùng trẻ hoạt động nhiều hơn từ đó giúp cha mẹ hiểu hơn về con, hiểu dược mong muốn, sở thích, sở năng sở đoán của con...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_to_chuc_cac_hoat_dong.docx