Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói trong độ tuổi 24-36 tháng tại lớp 2 tuổi C - Trường Mầm non Tây Sơn, Thành phố Tam Điệp, Ninh Bình

docx 18 trang skkn 28/10/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói trong độ tuổi 24-36 tháng tại lớp 2 tuổi C - Trường Mầm non Tây Sơn, Thành phố Tam Điệp, Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói trong độ tuổi 24-36 tháng tại lớp 2 tuổi C - Trường Mầm non Tây Sơn, Thành phố Tam Điệp, Ninh Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói trong độ tuổi 24-36 tháng tại lớp 2 tuổi C - Trường Mầm non Tây Sơn, Thành phố Tam Điệp, Ninh Bình
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Thành phố Tam Điệp
 Tỷ lệ (%) 
 Trình độ đóng góp 
Số Nơi công Chức 
 Họ và tên Ngày sinh chuyên vào việc 
TT tác danh
 môn tạo ra 
 sáng kiến
 Trường Tổ 
1 Tạ Thị Kim Dung 19/8/1980 MN Tây trưởng ĐHSPMN 100%
 Sơn Tổ CM
I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
 1. Tên sáng kiến : “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm 
nói trong độ tuổi 24 - 36 tháng tại lớp 2 tuổi C - Trường mầm non Tây sơn – 
Thành phố Tam Điệp – Ninh Bình”.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đề tài có thể áp dụng cho lĩnh vực phát 
triển ngôn ngữ trong các trường mầm non.
II. NỘI DUNG.
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
 Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh viết riêng cho các em nhỏ như một lời 
khuyên, lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với chúng ta. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều phải 
được ăn ngon, mặc đẹp và đặc biệt là phải được học hành đầy đủ. Muốn thế 
ngay từ khi còn nhỏ sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ là điều cần 
thiết trong đó ngôn ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng.Vì vậy việc phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non là cực kỳ cần thiết, ngôn ngữ của trẻ 
phát triển tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức và giao tiếp tốt. Việc phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa 
học như: Nhận biết, luyện tập phối hợp các giác quan, âm nhạc, làm quen với 
thơ truyện, hoạt động với đồ vật,...
 Ngay từ khi tiếp nhận các bé trong độ tuổi từ 24 - 36 tháng và cả những 
trẻ hơn 36 tháng, Tôi nhận thấy rất nhiều bé chậm phát triển về ngôn ngữ Trong 
tổng số 25 bạn đến lớp thì có tới 12 trẻ chậm nói (chiếm tới 48%). Điều này ảnh 
hưởng đến quá trình học tập của trẻ cũng như quá trình giảng dạy của lớp tôi. 
Do đó Tôi đặc biệt chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì khi ngôn 
 1 2. Giải pháp mới
 * Giải pháp 1: Nghiên cứu kĩ tài liệu, phân loại trẻ theo nhóm phát triển 
ngôn ngữ riêng, xây dựng kế hoạch
 Từ việc nghiên cứu kĩ tài liệu (căn cứ vào chương trình khung của BGD 
& ĐT, các tài liệu liên quan đến việc trẻ chậm nói), bản thân tôi phân nhóm trẻ 
theo sự phát triển ngôn ngữ riêng. Nắm bắt được những trẻ chậm nói xuất phát 
từ yếu tố chủ quan đó là trẻ chậm nói bẩm sinh, trẻ bị thăng lưỡi chúng tôi có 
trách nhiệm trao đổi với gia đình cần phải có sự can thiệp của y học. Tuy nhiên 
đối với những trẻ chậm nói do yếu tố khách quan (cha mẹ dành ít thời gian nói 
chuyện với con, hay môi trường giao tiếp của con bị hạn chế) từ đó xây dựng 
kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong một năm học như sau:
 Bộ phận 
STT Tháng Dự kiến nội dung
 phối hợp
 - Giáo viên 
 Luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính phụ trách lớp
 giác âm vị (nghe nhạc không lời, bài hát, câu - Cha mẹ trẻ
 Tháng 9
 1 chuyện, ca dao,...), tạo điều kiện cho trẻ tập 
 Tháng 10
 trung chú ý luyện khả năng thính giác thông 
 Tháng 11
 qua các bài tập, trò chơi (Tai ai thính, ai đoán 
 giỏi...), sửa sai lỗi phát âm cho trẻ.
 - Giáo viên 
 Sử dụng nhiều kỹ thuật lồng ghép và bổ trợ phụ trách lớp
 cho nhau. - Cha mẹ trẻ.
 Tháng 12 Tập cho trẻ phát âm rõ ràng với bài tập: Bà 
 2 Tháng 1 bảo bé, bé búp bê,... giải thích nghĩa từ khó. 
 Tháng 2 Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: 
 kể chuyện, đố con gì kêu, gọi tên đồ vật, mô 
 tả âm thanh, đoán tên bạn,...
 - Giáo viên 
 Tháng 3
 Luyện trí nhớ cho trẻ thông qua các bài thơ, phụ trách lớp
 3 Tháng 4
 đồng dao, bài hát,... - Cha mẹ trẻ
 Tháng 5
 Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng tôi tiến hành thực hiện lồng ghép với 
các giải pháp bổ trợ khác tạo hiệu quả cao khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm 
nói
 3 Trẻ nhà trẻ tư duy trực quan hành động phát triển rất mạnh và chiếm ưu 
thế, vì thế bên cạnh việc tạo môi trường học tập, chúng tôi nhận thấy việc sử 
dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết, trẻ nhà trẻ 
chủ yếu tri giác hình ảnh, đồ dùng trực quan thông qua các giác quan. Trẻ rất 
hứng thú bởi những tranh ảnh, đồ dùng trực quan có màu sắc rực rỡ và ngộ 
nghĩnh với sự cách điệu đa dạng phong phú, vui tươi sinh động tạo nên sức hấp 
dẫn lôi cuốn trẻ, kích thích ngôn ngữ cho trẻ. Có thể sử dụng tranh ảnh, đồ dùng 
đồ chơi, vật thật để cung cấp từ mới cho trẻ, gọi tên các sự vật, đồ vật xung 
quanh để trẻ biết từ mới, khi đã có vốn từ nhất định trẻ sẽ dễ dàng bật ra lời nói 
thể hiện sự nhận thức của bản thân. Hàng ngày đến lớp, cô luôn gần gũi cùng trẻ 
hoạt động với tranh ảnh, đồ dùng trực quan, sinh động 
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đồ dùng trực quan
 Qua đó trẻ sẽ nhận biết, gọi tên đồ vật, biết được đặc điểm, công dụng đặc 
trưng của các loại đồ dùng đó...Từ việc hứng thú tích cực hoạt động, tích cực trả 
lời các câu hỏi đàm thoại của cô, vốn từ của trẻ sẽ hình thành và ngôn ngữ sẽ 
phát triển.
 5 định, hoặc nhìn với khoảng thời gian ngắn. Do đó, việc lôi kéo sự chú ý của trẻ 
đầu tiên là nhìn vào người đối diện. Khi muốn dạy trẻ kỹ năng giao tiếp bằng 
mắt, chúng tôi phải lựa chọn tư thế ngồi sao cho ngang tầm mắt với trẻ và yêu 
cầu trẻ nhìn mình. Nếu như trẻ mất tập trung và không chịu nhìn thì cần sự hỗ 
trợ nhiều hơn, cô dùng những thủ thuật ngôn ngữ khéo léo để thu hút sự chú ý 
của trẻ. Khi trẻ chú ý, tầm nhìn của trẻ ở ngang tầm mắt của cô khi đó trẻ sẽ 
quan sát rõ khẩu hình miệng của cô để có thể bắt chước và phát ra ngôn ngữ một 
cách dễ dàng.
 Cô ngồi gần gũi với trẻ trong giờ phát triển ngôn ngữ
 Đồng thời trong quá trình trẻ hoạt động, trải nghiệm tôi luôn quan tâm, 
hướng dẫn tỉ mỉ tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động thực hành, vui chơi, 
giao tiếp giúp trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ, nhường nhịn lẫn nhau. Đối với những 
trẻ chậm nói hơn ngoài việc phát triển ngôn ngữ theo nhóm trong các hoạt động 
diễn ra trong ngày, chúng tôi tranh thủ mọi lúc mọi nơi (đi ngủ nằm cạnh trò 
chuyện kích thích ngôn ngữ trẻ phát triển và dần giúp trẻ có một giấc ngủ ngon; 
buổi chiều tranh thủ giờ trả trẻ chúng tôi thường gọi những trẻ nói chậm hơn lên 
hỏi, nói chuyện để kích thích trẻ nói. Thậm chí có những thời gian rảnh chúng 
tôi còn đến tận gia đình phối kết hợp với cha mẹ để tạo môi trường giao tiếp 
kích thích ngôn ngữ cho các con chậm nói phát triển mọi lúc mọi nơi). 
 7 - Bắt chước các khuôn mặt trong gương, tạo các nét mặt khác nhau: khuôn 
mặt với cái môi dẩu ra, khuôn mặt đang mỉm cười,
 Ví dụ: Chuẩn bị một chiếc gương đủ để soi vừa hai khuôn mặt của cô giáo 
và của bé sau đó tạo ra các nét mặt khác nhau ở trong gương: khuôn mặt có cái 
môi dẩu ra, khuôn mặt cười, khuôn mặt buồn, khuôn mặt thể hiện sự ngạc nhiên, 
khuôn mặt thể hiện sự cáu giận,...
 Sự kết hợp nhịp nhàng giữa môi, miệng và lưỡi sẽ giúp cho quá trình tạo 
âm của trẻ trở nên dễ dàng hơn đồng thời giúp giọng nói được hài hòa, tròn vành 
rõ chữ hơn. Chính vì vậy để có được sự kết hợp nhịp nhàng giữa môi, miệng, 
lưỡi cần có nhiều bài tập đa dạng giúp trẻ chuyển động miệng.
 Trong quá trình thực hiện chúng tôi kết hợp một số trò chơi hỗ trợ như 
trò chơi "Hãy làm theo tôi: Con hãy thè lưỡi của mình ra ngoài, đưa lên, đưa 
xuống, sang phải, sang trái, liếm quanh miệng, uốn cong lưỡi lên, phồng má bĩu 
môi,... và yêu cầu bé bắt chước theo. Hay bài tập “Bắt chước tiếng kêu của các 
con vật": như chó sủa: gâu gâu, mèo kêu: meo meo, gá gáy: ò ó o, lợn kêu: ụt ịt
(éc éc)..
 Trẻ soi gương và bắt chước Trẻ cùng cô bắt chước 
 làm giống cô tiếng kêu của các con vật
 9 Bắt chước âm thanh: Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, chúng tôi tổ chức các 
trò chơi như thổi bong bóng hoặc các mảnh giấy nhỏ. Nếu trẻ không sẵn sàng 
bắt chước, hãy sử dụng các nhạc cụ và quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy 
biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và 
thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có bắt chước hay không.
 Hình ảnh bé thổi bóng bay giúp trẻ biết cách lấy hơi
 (Các bài tập được tham khảo trong tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ trẻ chậm 
nói của Tiến sĩ Trần Văn Công và nhóm cộng sự tại Đại học giáo dục Hà Nội).
 *Giải pháp 4: Thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình
 Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò truyện 
và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện phải nói rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải 
để trẻ nghe rõ, cha mẹ người thân cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
 Bên cạnh đó tôi hướng dẫn phụ huynh một số bài tập matxa, đẩy hơi, tạo 
âm để phối kết hợp với cô giáo về nhà có thể chủ động dạy con giúp trẻ được 
học mọi lúc, mọi nơi giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển theo chiều hướng tích 
cực. Kết quả là phụ huynh đã phối hợp tích cực với giáo viên luyện tập cho con 
tại nhà theo sự hướng dẫn của cô giáo. Các con về nhà rất thích luyện tập.
 11 Ngoài ra tôi làm bảng tuyên truyền về chương trình dạy trẻ phát triển 
ngôn ngữ theo các chủ đề trong tuần. Qua đó cung cấp đến cho các phụ huynh 
giúp phụ huynh phối hợp với giáo viên phụ trách lớp thực hiện một cách nhịp 
nhàng
 Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Những con vật đáng yêu” chúng tôi lên kế 
hoạch phát triển ngôn ngữ theo chủ đề thông qua các hoạt động phát triển ngôn 
ngữ (trò chuyện với trẻ theo chủ đề), hoạt động giáo dục dinh dưỡng: Lồng ghép 
dinh dưỡng vào trong các bữa ăn hay kể chuyện, dạy trẻ đọc thơ cho trẻ nghe về 
những con vật thân yêu đồng thời cho trẻ chơi các trò chơi bắt chước tiếng kêu 
của các con vật.
 Khi thực hiện chủ đề “Mùa hè đến” ngoài việc phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ thông qua các hoạt động trong ngày chúng tôi còn lựa chọn bài tập phù hợp 
với chủ đề như cho trẻ thực hiện bài tập “Mút kem”; “Liếm mật ong”, “ Thổi 
bong bay” , “Thổi giấy vụn” giúp cho lưỡi của trẻ được matxa, hơi được đẩy ra 
đều. Qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển.
 Phụ huynh cùng các bé luyện tập lấy hơi thổi những mảnh giấy nhỏ
 13 trẻ bình thường nói chung sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, tự tin trong 
các hoạt động, được vui chơi theo ý thích và thỏa sức hoạt động, trải nghiệm. .
 III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, HIỆU QUẢ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT 
ĐƯỢC
 1. Hiệu quả kinh tế: 
 Qua một năm áp dụng các giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói 
trong độ tuổi 24-36 tháng tại các trường mầm non”.cho trẻ lớp tôi phụ trách, trẻ 
tiến bộ rõ rệt, phụ huynh tin tưởng, ủng hộ lớp , nhà trường rất nhiều về tinh 
thần cũng như về cơ sở vật chất. Từ đó giúp tôi tự tin hơn trong công tác chăm 
sóc, giáo dục trẻ
 2. Hiệu quả xã hội: 
 Ngôn ngữ là chiếc vỏ của tư duy. Khi ngôn ngữ của trẻ phát triển thì tư 
duy cũng phát triển và đương nhiên thể - trí – ngôn – mỹ - TCKNXH cũng phát 
triển. Từ đó hình thành nhân cách và phát triển một cách toàn diện cho trẻ tại 
trường mầm non. 
 Tuyên truyền, vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ là cực kỳ cần thiết. Trẻ có thể mạnh rạn tự tin giao tiếp với cô 
giáo, với bạn bè và người thân,, trẻ có thể hát, múa, đọc thơ. Tự tin khi trả lời 
các câu hỏi khi được hỏi. 
 Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho thấy hiệu quả của việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhất là trẻ chậm nói là rất cần thiết và không thể 
thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động của cô và trẻ. Tôi thấy việc thực hiện đề 
tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai cho các lớp mẫu 
giáo cũng như lứa tuổi mầm non nói chung và có thể tiếp tục thực hiện ở những 
năm sau. 
 Việc nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi dễ dàng trong việc thực hiện các 
yêu cầu, kỹ năng cần đạt trong độ tuổi của trẻ. Khích lệ giáo viên cùng phụ 
huynh tích cực tạo tâm thế phấn khởi, vui vẻ cho trẻ trong hoạt động chăm sóc 
giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi mầm non, qua đó trẻ vui vẻ, hứng thú và 
mong muốn đến lớp, trường.
 IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
 1. Điều kiện
 - Các cô giáo phải nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển 
ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu kĩ các tài liệu có liên quan 
đến trẻ chậm nói để phát hiện ra trẻ chậm nói do yếu tố chủ quan hay khách 
quan. Từ đó phối kết hợp với phụ huynh trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ.
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx