Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non

doc 17 trang skkn 28/10/2024 671
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non
 1
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
 1.Tên sáng kiến:“ Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 
tháng tuổi tại trường mầm non”.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng dạy kỹ năng sống cho trẻ 24-36 
tháng tuổi tại trường mầm non 
 3. Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Ngọc
 Ngày tháng năm sinh: 02/10/1990
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non.
 Điện thoại: 0383189639
 4. Đồng tác giả:
 Họ và tên: 
 Ngày tháng năm sinh: 
 Chức vụ, đơn vị công tác:.
 Điện thoại: 
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Mầm non Vinh Quang
 Địa chỉ: Trường Mầm non Vinh Quang xã Vinh Quang huyện Vĩnh Bảo 
thành phố Hải Phòng
 II. Mô tả giải pháp đã biết.
 Giáo dục kỹ năng sống là một tiến trình giáo viên trang bị cho trẻ kiến 
thức giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành để có kỹ 
năng. Trẻ cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường ngày 
của trẻ. Điều quan trọng nhất là những thói quen này trỏ thành những kỹ năng tốt
 Trong năm học 2022-2023 tôi đã áp dụng một số giải pháp phát triển kỹ 
năng sống tại lớp nhà trẻ 2 đó là những giải pháp sau.
 Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Xây dựng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng cho trẻ trong 
năm, cụ thể theo từng tháng. 3
 1.1 Về mặt kỹ năng của trẻ:
 - Trẻ biết tự phục vụ cất dép gọn gàng đúng nơi quy định.
 - Biết cất đồ dùng đúng tủ của mình.
 - Biết tự lấy ghế về tổ, về bàn, và xếp gọn gàng khi không ngồi.
 - Khi ăn cơm không làm rơi vãi,nếu làm rơi biết nhặt cơm vào đĩa.
 - Đa số trẻ biết tự xúc cơm ăn hết suất của mình.
 - Biết lấy đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
 - Bước đầu biết một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt dưới sự 
hướng dẫn.
 - Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 - Hình thành thói quen vệ sinh rửa tay lau mặt trước và sau khi ăn, và 
những lúc tay chân bẩn.
 - Biết tự lấy gối của mình để ngủ.
 - Một số thói quen tốt trong sinh hoạt: vứt rác đúng nơi quy định.
 - Trẻ biết xúc miệng bằng nước muối sau khi ăn.
 -Biết tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, 
ghế/ lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn , phòng tránh nguy cơ không an toàn 
khi tham gia giao thông) khi được nhắc nhở.
 -Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: 
xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định.
 1.2. Về mặt giao tiếp: 
 -Biết thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và 
câu dài.
 -Nói được tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân khi được hỏi- 
Trẻ có kĩ năng chào hỏi lễ phép.
 Biết sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau:
 + Chào hỏi, trò chuyện.
 + Bày tỏ nhu cầu cảu bản thân.
 - Biết lắng nghe cô nói và trả lời câu hỏi của cô khi được hỏi.
 - Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người.
 1.3. Tự nhận thức: 
 - Trẻ thích tò mò và ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh .
 - Trẻ biết được việc mình vừa làm sai, làm cô giáo và bạn không vui. 5
vấn đề, thực hành các ý tưởng.
 2.2.Thông qua tác phẩm văn học.
 Giáo viên cần kể chuyện cho trẻ nghe mọi lúc mọi nơi như giờ hoạt động 
học, vui chơi ở một nhóm nhỏ, hoặc kể chuyện cho trẻ nghe vào buổi trưa đối 
với những trẻ khó ngủ. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích, qua 
đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. 
Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua câu truyện bằng tranh phù hợp vơí lứa tuổi của trẻ 
nhất là hiện nay công nghệ thông tin đang được phổ biến thì có thể sưu tầm 
nhũng hình ảnh minh họa nôi dung truyện để làm những hình động thì trẻ rất 
hứng thú, những câu truyện đó phải phù hợp bới lứa tuổi nhà trẻ đểgợi mở tính tò 
mò, ham học hỏi ở trẻ. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích, qua 
đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. 
Tạo hứng thú cho trẻ.
 2.3: Thông qua giờ ăn.
 Qua giờ ăn trẻ có thể học được những kỹ năng mà cô đã dạy trẻ ngay từ
 ban đầu đó là trẻ biết mời cô và các bạn cùng ăn cơm, tự xúc cơm ăn, biết 
nhặt cơm rơi vãi ở bàn khi ăn, biết cách cầm thìa thế nào cho đúng và trẻ ăn ngon 
miệng ăn hết xuất của mình. 
 2.4. Thông qua giờ đón, trả trẻ.
 Tôi đã giáo dục trẻ kỹ biết sắp xếp đúng nơi quy định, khi đến lớp xếp dép 
lên giá dép, mang đồ dùng vào tủ của mình... Những ngày đầu đi học khi được 
cô giáo hướng dẫn trẻ cất dép ở lên giá để cho gọn gàng ngăn nắp hàng ngày và 
từ đó hình thành cho trẻ thói quên nên trẻ đã tự giác cất dép như thế nào cho 
đúng quy định khi bước chân vào lớp, qua đó trẻ biết tự phục vụ mà không cần 
nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn .
 Hình ảnh 1: Trẻ cất đồ dùng vào tủ, cất dép lên giá dép.
 2.5 Thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời. 
 Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh 
hoạt một ngày của trẻ. Bởi thông qua đó trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên 
nhiên hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí tò 
mò của trẻ. 
 Đối với trẻ nhà trẻ là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. 
Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển về 7
những quy định chung của lớp như “Mạnh dạn tham gia chơi với bạn, đoàn kết 
với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn”.
 Thông qua các giờ đón, trả trẻ, những lúc rảnh rỗi, tôi sẽ tìm cách trò 
chuyện, hỏi han các con, tôi sẽ tự kể về những kỷ niệm vui buồn của bản thân 
mình để trẻ gần gũi với tôi. Từ đó tôi dần dần gợi hỏi trẻ, kích thích trẻ kể về bản 
thân mình trước lớp, trước các bạn và các cô. Trẻ sẽ dần dần tự tin hơn trong 
giao tiếp.
 Giao tiếp với bạn bè:
 Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho 
trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Và tôi đưa ra “tiêu 
chí” không tranh giành đồ chơi với bạn. Ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả 
trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm 
đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm và 
nhân cách sống của trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn.
 Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thân 
thiện, tự nhiên. Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa, không nói dối khiến cho buổi
nói chuyện trở nên thật thoải mái thật chân thành khi tham gia những hoạt động 
vui chơi ở lớp.
 Hình ảnh 4: Trẻ chơi với bạn.
 * Chào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi. 
 Khi trò chuyện cùng trẻ cũng nên chú ý tới cách diễn đạt của con, dạy bé 
kể hết câu trọn vẹn, nói chuyện có chủ ngữ, vị ngữ và thường xuyên “vâng”, 
“dạ” với người lớn. khi gặp người lớn tuổi hoặc giáo khi đến lớp cô giáo là người 
chào trước, và chào cùng với trẻ. Khen bé nếu bé làm đúng và chỉnh các lỗi sai 
của con một cách nhẹ nhàng.
 Giải pháp 4: Nâng cao bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng sống cho bản 
thân.
 Vì vậy, để giúp trẻ 24-36 tháng tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống 
cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng 
đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 24-36 
tháng tuổi như:
 - Tham gia các đợt kiến tập và các chuyên đề do trường, phòng tổ chức.
 - Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên mạng xã 9
 III.2: Tính mới, tính sáng tạo.
 Giáo viên được sáng tạo trong giảng dạy, đã tạo hứng thú tích cực cho trẻ 
khi tham gia các hoạt động cùng cô.
 Được áp dụng lần đầu trong phạm vi của nhà trường.
 Không trùng với nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước.
đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến, 
hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến.
 * Ưu điểm:
 Các giải pháp trên phù hợp với tình hình thực trạng của lớp, của trường. 
 Gắn liền với quá trình chỉ đạo , quản lí trong nhà trường.
 Mang lại hiệu quả rõ nét khi thực hiện các giải pháp trên.
 Giáo viên được sáng tạo trong giảng dạy, đã tạo hứng thú tích cực cho trẻ
khi tham gia các hoạt động cùng cô. Trẻ không nhàm chán, đơn điệu nặng nề
trẻ rất say xưa hứng thú tham gia mọi hoạt động của cô.
 * Khuyết điểm: 
 Việc áp dụng các giải pháp mang tính rộng rãi còn hạn chế.Chưa được quy 
định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
 III.3: Phạm vi ảnh hưởng khả năng áp dụng cuả sáng kiến: 
 *Đối với trẻ .
 Bước đầu tôi nhận thấy kỹ năng. trẻ biết tự làm một số công việc tự phục 
vụ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô như: Tự lấy ghế ngồi vào tổ khi đến lớp, 
lấy ghế ngồi vào bàn khi ăn, tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự lấy cốc uống nước, rửa 
tay lau mặt, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, xếp ghế khi ăn xong, lấy gối đi ngủ 
Bên cạnh đó thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn, trong quá trình chơi với 
bạn hợp tác, nhường nhịn nhau hơn, biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. Hợp 
tác thành thật chia sẽ với mọi người xung quanh và bạn bè.
 * Đối với giáo viên.
 Sau khi thực hiện biện pháp, sau một thời gian áp dụng những kinh 
nghiệm của bản thân vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy có những 
chuyển biến rõ rệt. Biết đựơc đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có thể chăm sóc, 
giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
 Những giải pháp mà tôi đề xuất và áp dụng ở trên được đưa ra trên cơ sở 
nghiên cứu đặc điểm nhận thức đối tượng trẻ, phù hợp với điều kiện thực tiến 11
 100% phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Ngày càng tin tưởng và gửi gắm con em 
mình học trong một môi trường an toàn, gần gũi và thân thiện. Phụ huynh quan 
tâm hơn và thường xuyên trao đổi với giáo viên về cách giáo dục kỹ năng cho 
con em mình, về tình hình của trẻ ở nhà
 Giáo dục kỹ năng sống góp phần tạo ra một xã hội tích cực.
 Việc giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy những hành vi tích cực nhất là khi 
phải đối mặt với những tình huống thử thách, hoặc dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh 
hưởng tiêu cực bởi môi trường sống, giảm thiểu những tệ nạn xã hội, chất lượng 
cuộc sống được đảm bảo và hạnh phúc hơn. Với xã hội hiện đại, kinh tế ngày 
càng phát triển việc giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ sống an toàn, khỏe mạnh với 
chất lượng cao và hiện đại.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
 (Xác nhận)
 .............
 .............
 .............
 Nguyễn Thị Ánh Ngọc
 .............
 .............
 .............
 13
 III.1: Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất:
 - Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch và xác định các loại kỹ năng sống phù 
hợp với độ tuổi 24-36 tháng để dạy trẻ. 
 - Giải pháp 2. Dạy kỹ năng sống của trẻ thông qua các hoạt động
 - Giải pháp 3. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 
 - Giải pháp 4. Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
 - Giải pháp 5. Nâng cao bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng sống cho bản 
thân
 - Giải pháp 6. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ 
 III.2: Tính mới, tính sáng tạo
 Giáo viên được sáng tạo trong giảng dạy, đã tạo hứng thú tích cực cho trẻ 
khi tham gia các hoạt động cùng cô.
 Được áp dụng lần đầu trong phạm vi của nhà trường
 Không trùng với nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước.
 Các giải pháp trên phù hợp với tình hình thực trạng của lớp, của trường. 
 Mang lại hiệu quả rõ nét khi thực hiện các giải pháp trên.Trẻ trẻ biết tự 
làm một số công việc tự phục vụ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô
 III.3: Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
 a. Hiệu quả về mặt kinh tế.
 - Tiết kiệm tối đa chi phí mua sắm đồ dùng phục vụ cho việc dạy trẻ, tận 
dụng tối đa các đồ dùng có sẵn trong lớp học để giáo dục trẻ những kĩ năng cơ 
bản của trẻ.
 b. Hiệu quả về mặt xã hội:
 Trẻ biết lao động tự phục vụ bản thân mình như: Lấy cất ghế, tự xúc cơm, 
uống nước, lấy gối ngủ. Trẻ biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. 
 Giaó viên cảm thấy tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho 
trẻ. Mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, để giúp trẻ có được những kỹ năng sống 
ngay từ khi còn nhỏ. 
 c. Gía trị hàm lợi khác.
 Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là xây dựng và củng cố nền tảng và những 
gì mà theo trẻ đến suốt cuộc đời, làm cơ sở tiền đề cho cuộc sống sau này của trẻ. 
Giúp cho trẻ phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khoẻ tốt, tự tin mạnh dạn để 
học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả năng và sở trường của mình. Giúp trẻ 
có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, trẻ có thể làm chủ bản thân, sống 
tích cực và hướng đến lối sống lành mạnh.
 III.4. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
 - Sau khi áp dụng có hiệu quả những giải pháp của sáng kiến tại lớp nhà 
trẻ 2 trường mầm non Vinh Quang. Tôi thấy hoàn toàn có thể áp dụng những 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc