Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường Mầm non Hoàng Văn Thụ

docx 31 trang skkn 26/10/2024 711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường Mầm non Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường Mầm non Hoàng Văn Thụ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường Mầm non Hoàng Văn Thụ
 TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG VĂN THỤ
 ---***---
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Đề tài:“Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục 
 vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non 
 Hoàng Văn Thụ”
 Họ và Tên: Mai Thị Yến – Trần Cẩm Nhung
 Chức vụ: Tổ trưởng – Tổ phó chuyên môn Nhà trẻ
 Đơn vị: Trường mầm non Hoàng Văn Thụ
 Ngày 30 tháng 12 năm 2022 II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
1.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
 Để giúp giáo viên và phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục 
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng khi ở lớp cũng như ở nhà, qua đó lựa 
chọn được những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với tuổi của trẻ, đặc điểm cá nhân 
của trẻ để hướng dẫn trẻ thực hiện, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp sau: 
 - Giải pháp 1: Lựa chọn và xây dựng mục tiêu các kỹ năng tự phục vụ phù 
hợp với trẻ 24-36 tháng tại lớp phụ trách.
 - Giải pháp 2: Giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mọi lúc, mọi nơi
 - Giải pháp 3:Xây dựng môi trường giáo dục có nhiều góc trải nghiệm cho 
trẻ thực hành, trải nghiệm
 - Giải pháp 4: Phối hợp với đồng nghiệp để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 
 - Giải pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh duy trì luyện kỹ năng tự phục 
vụ cho trẻ hàng ngày khi ở nhà.
2. Tính mới, tính sáng tạo:
* Tính mới:
 - Đề tài“Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng 
tuổi tại trường mầm non Hoàng Văn Thụ” chúng tôi đã nêu ở trên chưa có trong 
bất kì một tài liệu hay văn bản sách báo nào, không trùng với bất kì nội dung 
giải pháp nào đã đăng kí từ trước hay đã được áp dụng hoặc áp dụng thử.
 - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kĩ thuật đến 
mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.
 - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng 
thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp 
dụng, phổ biến.
 - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải 
thực hiện. 
* Tính sáng tạo:
 - Đề tài“Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng 
tuổi tại trường mầm non Hoàng Văn Thụ”là một giải pháp sáng tạo của chúng 
tôi đã được áp dụng từ tháng 9/2022.
 - Khi áp dụng đề tài này, chúng tôi sáng tạo thêm hình thức xây dựng môi 
trường giáo dục có nhiều góc trải nghiệm, thực hành để trẻ được thoải mái lựa 
chọn đồ chơi, kích thích trẻ tích cực khám phá tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện, 
củng cố các vận động tinh để áp dụng vào các kĩ năng tự phục vụ. 
 - Ngoài ra, chúng tôi tích hợp các bài thơ ngắn, góp phần phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ tạo tiền đề cho việc thể hiện nhu cầu của bản thân trẻ bằng lời nói. 
Qua việc luyện tập các kỹ năng tự phục vụ các kỹ năng khác cũng dần được 
hình thành và phát triển như: kỹ năng phối hợp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải tự cất đồ dùng cá nhân. Trẻ nhận biết được kí hiệu đồ dùng cá nhân của bản thân, 
không lấy nhầm của bạn. Biết phối hợp cùng cô để thực hiện kỹ năng, biết giúp đỡ 
những bạn chưa biết. Biết thể hiện nhu cầu của bản thân cho cô giáo hiểu qua cử 
chỉ, hành động, lời nói. 
c. Giá trị làm lợi khác:
 Các kiến thức và thông tin về việc chăm sóc- giáo dục trẻ được phổ biến 
rộng rãi miễn phí, và có thể làm tài liệu tham khảo cho động nghiệp, làm nội 
dung tuyên truyền kiến thức chăm sóc giáo trẻ dành cho phụ huynh.
4. Khả năng nhân rộng:
 Đề tài áp dụng trên mọi trẻ 24-36 tháng tuổi nói chung và trẻ 24- 36 tháng 
tuổi tại Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ nói riêng.
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Trần Cẩm Nhung Mai Thị Yến Việc tạo thói quen tự phục vụ cho trẻ đã được nhiều đơn vị giáo dục quan 
tâm và áp dụng tuy nhiên lại chỉ chú trọng ở các độ tuổi lớn như 4-5 tuổi và tiểu 
học. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng thực sự chưa được quan 
tâm.
 24 – 26 tháng là lứa tuổi lần đầu tiên trẻ rời xa vòng tay yêu thương của gia 
đình đến với môi trường lớp học hoàn toàn xa lạ với trẻ. Trẻ sẽ mất 1 khoảng 
thời gian để làm quen với môi trường mới, làm quen với nếp sống mới, với cô 
giáo mới. Vậy làm thế nào để các bé đang quen được người thân chăm sóc, phục 
vụ chiều chuộng có thể học được những kĩ năng tự phục vụ bản thân khi ở lớp 
học đó là điều làm chúng tôi trăn trở. 
 Kết quả việc khảo sát hoạt động tự phục vụ của trẻ 24 – 36 tháng trước khi 
áp dụng sáng kiến (đối với 42 trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng tuổi tại trường Mầm non 
Hoàng Văn Thụ):
STT Các kĩ năng tự phục vụ Số trẻ đã Tỉ lệ
 làm được
 1 Xếp hàng rửa mặt, rửa tay 11/42 26%
 2 Tự cầm cốc uống nước, uống sữa 13/42 31%
 3 Tự cầm thìa xúc cơm ăn 11/42 26%
 4 Chuẩn bị chỗ ngủ 14/42 33%
 5 Tự đi dép, tháo dép, cất dép đúng nơi quy 14/42 33%
 định
 6 Đi vệ sinh đúng nơi quy định 10/42 23%
 7 Tập nói với cô giáo khi có nhu cầu: uống 12/42 28%
 nước, đi vệ sinh...
 Trước kết quả khảo sát trên, tôi đã đề ra giải pháp “Một số giải pháp giáo 
dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non Hoàng 
Văn Thụ”nhằm giúp trẻ giúp trẻ hình thành thói quen tốt, nâng cao tính tự giác, 
đồng thời phát triển tính nhanh nhẹn, mạnh dạn cho trẻ.
III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 Để giúp giáo viên và phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục 
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng khi ở lớp cũng như ở nhà, qua đó lựa 
chọn được những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với tuổi của trẻ, đặc điểm cá 
nhân của trẻ để hướng dẫn trẻ thực hiện, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp 
sau:
A.Giải pháp 1: Lựa chọn và xây dựng mục tiêu các kỹ năng tự phục vụ phù 
hợp với trẻ 24-36 tháng tại lớp phụ trách.
 Ngay từ đầu năm học nhận thấy rằng trẻ lần đầu được làm quen với nề nếp 
lớp học giờ nào việc ấy nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ đòi hỏi giáo viên cần chăm sóc khích trẻ để trẻ có hứng thú thực hiện tốt hơn. Động viên những trẻ thực hiện tốt 
hướng dẫn bạn cùng thực hiện.
 Ví dụ: Giờ dạy kỹ năng đi dép cô giáo sẽ nói: “Hôm nay các bạn sẽ đóng 
vai làm anh, chị của em búp bê, đưa búp bê đi chơi, trước khi đi chơi phải đi 
dép, giày cho búp bê, sau đó đi dép, giày cho mình” sau đó cô giáo hướng dẫn 
cụ thể cho trẻ biết cách đi. Kết thúc, cô giáo cho trẻ đọc bài thơ "đi dép" hoặc 
hát bài "đôi dép xinh" trẻ vừa đi vừa hát đến chỗ giá để dép thì tháo dép cất lên 
giá.
 Khi thực hiện giáo dục kỹ năng qua các giờ học trẻ được trực tiếp thực 
 hiện các yêu cầu cô đưa ra và hứng thú tham gia qua đó nhanh chóng nắm bắt 
 được các kỹ năng một cách nhẹ nhàng không gò bó. Trẻ được phép thử và sai. 
 Giáo viên tích cực thay đổi hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với từng 
 cá nhân trẻ. Cô giáo có thể so sánh khả năng thực hiện của những trẻ trong 
 nhóm giảng dạy, nhanh chóng phát hiện ra trẻ làm tốt và chưa làm tốt để điều 
 chỉnh phương pháp hướng dẫn cho phù hợp với từng cá nhân.
 Một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia và một số trẻ không chịu 
 hợp tác cần cô giáo khích lệ, truyền cảm hứng cho trẻ để trẻ tự giác thực hiện. 
 Trẻ chưa nhận thức được làm thế nào là đúng, sai, giáo viên cần bao quát để sửa 
 sai cho trẻ, uốn nắn trẻ kịp thời.
 Ảnh 1: Giờ học đi dép, tháo và cất dép.
2. Lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định ở mọi lúc mọi nơi
 * Thông qua hoạt động đón, trả trẻ: Trong hoạt động đón, trả trẻ chúng tôi
vừa giao tiếp với trẻ, với phụ huynh đồng thời hướng dẫn trẻ cất dép vào đúng vị 
trí đã quy định.
 Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, lớp tôi còn có những trẻ khóc thì tôi sẽ hướng dẫn 
phụ huynh để dày dép và ba lô của trẻ vào tủ, khi trẻ đã ngoan, không khóc 
chúng tôi sẽ dẫn trẻ đến chỗ để dép và hướng dẫn các con cất dép lên giá – nơi 
có kí hiệu hình đôi dép.
 Sau đó tôi có thể nói cho trẻ biết các bước cất đồ dùng cá nhân như:mũ, 
dép, áo khoác đúng nơi quy định và cho trẻ thực hiện luôn. Cô giải thích cho trẻ 
việc trẻ cất không đúng sẽ làm cho lớp học không được đẹp
 * Trả trẻ: Cô sửa lại quần áo, đầu tóc cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ trong thời 
gian chờ đợi bố mẹ đến đón. Không phải lúc nào cũng là bố mẹ trẻ đón, có lúc là 
ông, bà, cô, chú đến đón trẻ sẽ không nhận ra đồ dùng của trẻ nên đặc biệt cô 
phải hướng dẫn cho trẻ thói quen nhận biết đồ dùng cá nhân và lấy đúng đồ 
dùng của mình khi ra về bằng các câu hỏi: Con hãy lấy mũ của mình, hay là 
“Dép của con là dép nào có hình gì?” ...
 * Thông qua hoạt động chơi ở các khu vực chơi trong lớp: Sau khi được cô hướng dẫn cách xếp hàng,đến giờ vệ sinh trẻ biết xếp 
hàng theo hướng dẫn của cô, không còn hiện tượng chạy lung tung khi đang xếp 
hàng, biết chờ đến lượt để rửa tay, rửa mặt, không chen lấn xô đẩy bạn trong 
hàng, không đùa nghịch với bạn. Trẻ còn nhỏ, sự tập trung, chú ý chưa cao, một 
số chưa kiên nhẫn để chờ đến lượt.Trẻ hiếu động, không chịu hợp tác, cô giáo 
cần luôn luôn bao quát, nhắc nhở trẻ.
3. Tự cầm cốc uống nước, uống sữa
 Trẻ thích được tự làm mọi việc liên quan đến bản thân mình trong đó có 
việc tự cầm cốc uống nước, uống sữa. Nhưng rất nhiều trẻ chưa biết cách cầm 
cốc dẫn đến việc trẻ làm rơi cốc, đổ nước, đổ sữa. Với kỹ năng tưởng chừng như 
rất đơn giản với người lớn thì với trẻ đây là một kỹ năng cần cô giáo hướng dẫn. 
Trước khi đưa cốc sữa, cốc nước cho trẻ cầm chúng tôi thường dặn trẻ cầm cốc 
bằng 2 tay, nếu trẻ nào chưa biết cầm thì cô cầm tay trẻ để vào thành cốc và nói 
"con cầm cốc bằng 2 tay để khỏi rơi" và động viên trẻ uống hết sữa. Và chúng 
tôi cũng không quên nhắc trẻ khi uống nước, sữa thì ngồi yên 1 chỗ không đi lại, 
tránh va vào bạn sẽ làm đổ hoặc sặc nước, sữa.Uống xong biết nhẹ nhàng để cốc 
vào khay để cô giáo đem rửa
 Ảnh 3: Trẻ tự cầm cốc uống sữa
4. Tự cầm thìa xúc cơm ăn
 Sử dụng thìa để xúc cơm ăn là một kỹ năng phức tạp đối với trẻ, đòi hỏi 
cần phải được luyện tập thường xuyên. Thời gian cho trẻ ăn là từ 10h đến 
10h50p, trong khoảng thời gian này chúng tôi vừa bón cho trẻ ăn vừa động viên 
trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn. Có thể nói để hướng dẫn trẻ thuần thục được kỹ 
năng là một vấn đề lớn đối với giáo viên, đòi hỏi cô giáo phải kiên nhẫn. 
 Đầu năm, khi mới tập cho trẻ cầm thìa nên cơm rơi vãi nhiều. Một vài trẻ 
không tự giác cầm thìa xúc cơm cần cô giáo phải nhắc nhở liên tục, còn có hiện 
tượng trẻ xúc cơm sang bát của bạn. Đôi khi còn làm rơi bát cơm do trẻ trêu đùa 
nhau trong giờ ăn, do cô giáo chưa bao quát kịp thời và nhắc trẻ kéo ghế sát bàn. 
 Đối với trẻ chưa biết cầm thìa xúc cơm: Cô vừa làm vừa phân tích cho trẻ 
biết cách cầm thìa bằng tay phải: Cầm thìa bằng 3 ngón tay, cầm vào giữa cán 
thìa, tay trái giữ bát. Đưa thìa vào bát, xúc 1 ít cơm và thức ăn, nhấc thìa lên 1 
chút, dừng lại để cơm không rơi ra ngoài sau đó từ từ đưa thìa có cơm và thức ăn 
lên miệng cho vào miệng ăn. Cứ như vậy xúc hết cơm trong bát. Cô nhắc trẻ ăn 
chậm, nhai kĩ. Khi trẻ đã xúc được cô động viên trẻ.
 Đối với trẻ đã biết cầm thìa nhưng chưa tự giác xúc cơm ăn: Cô luôn bao 
quát trong giờ trẻ ăn, động viên, khuyến khích trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn như: 
"Nào chúng mình cùng thi đua nhau xem bạn nào biết xúc cơm ăn giỏi nhé". 
Thường xuyên nói "con cầm thìa xúc cơm ăn đi"... Trẻ rất thích được khen giỏi, 
khen ngoan. Thao tác trẻ thực hiện còn chậm, đôi khi chưa chọn dép, giày chưa đúng 
bên, còn đi trái, cô giáo cần thường xuyên nhắc trẻ thực hiện cho đúng. Một số 
trẻ còn vội vàng có khi quên cài quai dép, giày.
 Ảnh 7: Bé đi giày, dép
7. Đi vệ sinh đúng nơi quy định
 Việc tự chủ trong điều khiển các chức năng bài tiết như "đi nặng", "đi 
nhẹ" sẽ đánh dấu được bước tiến lớn trong quá trình phát triển của các bé và 
chắc chắn đây là mong muốn chung của các bậc làm cha, làm mẹ và của các cô 
giáo trong trường mầm non nói chung và của các cô giáo chăm sóc-giáo dục trẻ 
lứa tuổi nhà trẻ nói riêng
 Tuy nhiên để có thể giúp cho các bé biết kiểm soát được quá trình này 
một cách tự chủ thì đòi hỏi người hướng dẫn phải kiên nhẫn và phải có hiểu biết 
về tâm sinh lý của trẻ. Ở lớp, các con được trang bị bồn cầu nhỏ, ngoài ra các bé 
trai được trang bị bồn tiểu đứng với độ cao và kích thước phù hợp với trẻ 24-36 
tháng tuổi. Đối với trẻ mới làm quen với bồn cầu: Không cho ngồi lâu quá 5 
phút, không đùa giỡn để trẻ có thể tập trung, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo cho 
trẻ phản xạ có điều kiện hình thành cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng 
nơi quy định.
 Trường hợp trẻ không chịu hợp tác: Khóc, không chịu ngồi lên bồn cầu, 
chỉ tè dầm ra quần...lúc này cô giáo cần khéo léo khuyến khích trẻ ngồi thêm 1 
chút xíu: có thể cho trẻ cầm đồ chơi trẻ thích. Khi cô đã làm hết cách mà trẻ vẫn 
không chịu ngồi bồn cầu thì phải tìm hiểu lý do của trẻ: có thể trẻ bị táo bón, 
hoặc là trẻ thấy không giống bô của trẻ ở nhà....sau đó cô khắc phục và giải thích 
cho trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái khi ngồi vào bồn cầu.
 Với bé trai, tôi hướng dẫn trẻ "tiểu" đứng, nhắc trẻ hướng nước tiểu vào 
bồn tiểu, tránh rớt ra ngoài.
 Với bé gái, chúng tôi hướng dẫn trẻ ngồi vào bồn cầu đúng cách, thường 
xuyên nhắc trẻ trước khi ngồi xuống hoặc đứng lên thì cầm chun quần, kéo quần 
xuống (lên), và từ từ ngồi xuống (hoặc đứng lên) .
 Hiện tượng trẻ đi vệ sinh tự do giảm dần và thay vào đó là trẻ đi vệ sinh 
đúng giờ, đúng nơi. Trẻ luôn sạch sẽ khi ở lớp. Giáo viên đỡ vất vả khi phải dọn 
dẹp quần áo bẩn của trẻ hay chăn chiếu ướt.
8. Tập nói với cô giáo khi có nhu cầu: ăn, uống nước, đi vệ sinh.
 Trong mỗi bữa ăn, khi chia cơm cho trẻ chúng tôi đều nhắc trẻ bạn nào ăn 
hết rồi và muốn ăn nữa thì bảo cô "cô ơi con ăn nữa", uống nước cũng vậy hàng 
ngày chúng tôi cho trẻ uống nước theo nhu cầu của trẻ, đặc biệt là thời tiết mùa 
hè, khi ở lớp giáo viên cho trẻ uống nước thường xuyên và tránh để trẻ bị khát, 
chúng tôi cũng thường xuyên nhắc trẻ khi nào muốn uống thì bảo cô "cô ơi con 
uống nước"

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_ki_nang_tu_p.docx