Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tuổi
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi Người viết: Nguyễn Thị Hiền Lớp: B3 – (24 – 36 tháng tuổi) Hà Nội – 3/2008 1. Đặc điểm tình hình của lớp: Lớp tôi là lớp ghép cháu ở hai độ tuổi, cháu lứa tuổi mẫu giáo bé và cháu lứa tuổi nhà trẻ. Trong đó 20 cháu ở lứa tuổi nhà trẻ, 18 cháu ở lứa tuổi mẫu giáo bé. Các chấu ở lứa tuổi nhà trẻ là 100% trẻ đi học lần đầu, nên trẻ chưa có ý thức, thích gì làm đấy, trẻ chưa có nề nếp trong các hoạt động. Do đó các cô giáo trong lớp phải hướng dẫn, phải rèn cho trẻ từng li, từng tí, để đưa trẻ vào nề nếp chung của lớp. Tôi thấy đây là một vấn đề vô cùng khó khăn, đòi hỏi các cô giáo phải nhiệt tình chăm sóc trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Với bản thân tôi là một giáo viên dạy trẻ nhiều năm ở lứa tuổi này, tôi thấy cần phải rèn thói quen tốt cho trẻ trong giờ ngủ, tôi và các bạn đồng nghiệp trong lớp gặp không ít khó khăn và thuận lợi sau: 2. Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: - Nhà trường đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất - Trẻ đa số được phụ hinh quan tâm - Cô giáo tâm huyết với nghề, nhiệt tình và yêu thương trẻ - Được ban giám hiệu nhà trường chỉđạo và giúp đỡ sát sao * Khó khăn - Lớp tôi cháu ghép ở hai độ tuổi (tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé) - 100% cháu ở lứa tuổi nhà trẻ đi học lần đầu, trẻ còn nhỏ chưa có ý thức, thích gì làm đấy, hay đi lại lung tung, không dó nề nếp trong các hoạt động. - Một số phụ huynh nuông chiều con cái Xuất phát từ thực tế trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp sau: 3. Một số biện pháp 3 đồng thời chú ý đóng cửa chớp, kéo rèm để tạo ánh sáng phù hợp giúp trẻ đi vào giấc ngủ ngon. Ví dụ: Tôi thấy các cháu nhỏ khi đi ngủ cần được sự quan tâm của các cô giáo như: xoa đầu, vỗ về yêu thương...Do đó để giấc ngủ đến nhanh với trẻ tôi thường hát cho trẻ nge những vài hát ru hoặc đọc thơ và kết hợp với những động tác vỗ về âu yếm trẻ. * Biện pháp 3: Chăm sóc tốt giấc ngủ của trẻ Trong giờ ngủ của trẻ tôi luôn có mặt tại phòng ngủ để trông và quan sát trẻ ngủ, để sửa lại các tư thế nằm cho trẻ mà khi ngủ say trẻ thường đạp chăn ra khỏ người, có trẻ bị hở lưng, hở bụng tôi kéo quần áo cho trẻ kịp thời hoặc có trẻ nằm ngoài cựa mình dễ lăn ra khỏi đệm xuống nền nhà, nếu có cháu nằm sấp không đúng tư thế tôi sửa lại luôn cho cháu ngủ được thoải mái hơn. Có cháu khi ngủ say thường hay giật mình hoặc mê sảng khóc nhè, những lúc như thế tôi luôn có mặt kịp thời vỗ về và xoa đầu để cháu lại ngủ tiếp. Ví dụ 1: Trong giờ ngủ có trẻ cựa mình hoặc mở mắt tôi nhắc trẻ nhẹ nhàng và cho trẻ đi vệ sinh đẻ tránh tè dầm ra quần. Sau đó tôi đưa trẻ về chỗ ngủ tiếp. Ví dụ 2: Khi ngủ có trẻ tè dầm ra quần áo, trẻ lạnh, người khó chịu, có trẻ khóc và không ngủ được. Những lúc như thế tôi có mặt kịp thời để thay quần áo cho trẻ, rồi đưa trẻ vào ngủ tiếp. (ảnh 2) * Biện pháp 4: Chuẩn bị đủ đồ dùng để chăm sóc trẻ ngủ Muốn các cháu có một giấc ngủ say mà không bị gò bó, tôi luôn chú ý đến giấc ngủ của các cháu, trẻ có ngủ đúng giờ và đủ giấc, khi thức dậy tinh thần mới sảng khoái, hoạt động mới tích cực, ăn sẽ ngon miệng, người sẽ khoẻ và tăng cân đều. Đặc biệt về mùa đông, trước khi trẻ đi ngủ tôi thường cới quần áo, nới dây mũ, khăn cho trẻ, sau đó quần áo của trẻ được gấp lại gọn gàng để tránh nhầm lấn và khi trẻ ngủ dậy tôi lại mặc ngay cho cháu kịp thời để khảo bị lạnh. Mùa đông các 5 1. Cô giáo phải luôn luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày để tạo cho trẻ một thói quen tố. 2. Cô giáo phải nhiệt tình yêu thương trẻ hết lòng, chú ý chăm sóc trẻ tốt ở mọi lúc mọi nơi. 3. Cô giáo phải nắm chắc quy chế tổ chức giờ ngủ của trẻ và nắm đước đặc điểm tâm sinh lý của từng cháu lớp mình. Tạo tâm thế tốt để trẻ yên tâm khi ngủ ở lớp. 4. Cô giáo cần quan tâm tới những trẻ cá biệt, trẻ ăn yếu, trẻ mới vào, để trẻ nhanh chóng hoà nhập cùng các bạn. 5. Cô giáo phải nhạy bén có những đề xuất kịp thời với ban giám hiệu nhà trường để được bổ sung những đồ dùng còn thiếu. 6. Cô giáo phải thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình ăn, ngủ của từng trẻ trong ngày, để nhà trường cùng gia đình phối kết hợp giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Hoạ Mi, ngày 28 – 3 – 2008 Người viết: Nguyễn Thị Hiền 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_giac_ngu_cho.docx