Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Tây Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Tây Sơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Thành phố Tam Điệp TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh chuyên đóng góp môn vào việc tạo ra sáng kiến 1 Tạ Thị Kim Dung 19/08/1980 Trường Mầm Tổ Đại Học 100% non Tây Sơn phóCM Nhà trẻ 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “ Một số biện pháp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -36 tháng’’ Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục cho trẻ Mầm non 2. Nội dung: Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ em. Bác Hồ kính yêu đã nói: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc - giáo dục trẻ, đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu 1 a. Giải pháp cũ thường làm. Trước đây, việc rèn thói quen trẻ 24 - 36 tháng của lớp tôi thường thực hiện như sau: - Trong các hoạt động trong ngày tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ các nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày. - Dành tình cảm yêu thương như quan hệ mẹ con, biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. * Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục. * Ưu điểm - Luôn được sự ủng hộ, quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên trong trường - Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Luôn có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn - Được nhà trường cho tôi đi dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn do PGD và SGD tổ chức. - Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao. - Giáo viên có kỹ năng rèn nề nếp thói quen cho trẻ qua sinh hoạt hàng ngày - Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. * Nhược điểm: - Do thường xuyên nhắc nhở trẻ các nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày nên chưa hình thành được thói quen, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ - Chưa tích cực phối hợp chặt chẽ giữa nhóm, lớp với cha mẹ trẻ để thống nhất việc rèn nề nếp cho trẻ. * Tồn tại cần được khắc phục: - Đối với trẻ mầm non thường “dễ nhớ, mau quên và hay bắt chước” cho nên việc rèn nền nếp sinh hoạt hàng ngày cần được sớm thực hiện và thường xuyên rèn luyện như các cụ xưa có câu “ Dạy con từ thưở còn thơ”. - Đa số các cháu chưa làm quen với môi trường sư phạm, chưa đến trường, lớp và bố mẹ các cháu là công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp thường xuyên phải tăng ca nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế. - Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con nên phần đa nuông chiều trẻ, trẻ không có thói quen tự phục vụ bản thân cũng như biết giúp đỡ những người xung quanh. 3 Hình ảnh sắp xếp góc chơi trong lớp học 5 Trong lớp tôi có thùng đựng rác, để vào góc lớp, sau mỗi giờ nêu tiêu chuẩn bé ngoan xong, tôi thường nhắc nhở, động viên trẻ sau khi ăn quà vặt nên vứt rác vào giỏ để giữ vệ sinh chung và trẻ thực hiện tốt, nhất là sau hoạt động tạo hình xé dán trong lớp không còn mảnh giấy vụn nào rơi xuống sàn. Ngoài giáo dục trẻ trong các hoạt động học, tôi còn luôn chú ý giáo dục trẻ trong giờ vệ sinh, hướng dẫn trẻ biết nhường nhịn nhau và đi đúng nơi quy định dành cho bạn nam và bạn nữ. Rèn cho trẻ có thói quen rửa mặt rửa tay. Có thói quen vệ sinh trước, trong và sau khi ăn. Cô giáo đang vệ sinh rửa mặt rửa tay cho trẻ trước khi ăn * Giải pháp 3: Rèn nề nếp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi Việc rèn nề nếp cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi là một việc làm không hề đơn giản. Để hình thành được thành thói quen nề nếp, phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ thì bản thân tôi luôn phải tích cực rèn nề nếp ở tất cả các hoạt động trong ngày: hoạt động đón trả trẻ, hoạt động chơi tập. Ví dụ trong giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ đến chơi góc thao tác vai, tôi chủ động chơi trò chơi “Mẹ con”. Mẹ trò chuyện với con trước khi đi học: con chào bố mẹ, đi học không khóc nhè.. 7 Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho trẻ chơi với lá cây. Khi hoạt động xong tôi hỏi trẻ: - Các con vừa được chơi với cái gì? Chơi xong tay các con như nào? Để có đôi bàn tay sạch thì phải làm gì? Từ đó rèn thói quen vệ sinh cho trẻ Chơi hoạt động ngoài trời Trong giờ trả trẻ tôi kết hợp với phụ huynh nhắc nhở trẻ ăn và ngủ đúng giờ, không ăn quà vặt, không đòi mẹ mua bim bim hay phải đi học đều thì sẽ được thưởng bé ngoan. Cô giáo trao đổi với phụ huynh giờ trả trẻ 9 Trẻ tự úp cốc vào giá Bên cạnh đó tôi bố trí các vực trong và ngoài lớp đảm bảo khoa học thuận tiện để cho trẻ hoạt động. Trang trí nhóm lớp hài hòa đẹp mắt. Ngoài ra tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua bổ xung đồ chơi ngoài trời đặt ngay trước cửa lớp để khi trẻ đến lớp khóc tôi cho trẻ hoạt động với đồ chơi và sau đó trẻ sẽ quên đi nỗi nhớ bố mẹ. * Giải pháp 5: Tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích trẻ hoạt động Là một giáo viên mầm non tôi luôn yêu thương trẻ như con của mình, sự yêu thương không chỉ là hành động ôm ấp, chăm sóc.mà nó còn thể hiện qua nét mặt. Tôi luôn dịu hiền, cởi mở tạo bầu không khí vui vẻ từ đó sẽ tạo cảm giác an toàn cho trẻ, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động. 11 VD: Tôi khuyến khích phụ huynh cùng kết hợp với cô trong việc rèn trẻ giờ đến lớp, giờ ăn, giấc ngủ để trẻ ngủ đúng giờ và ăn đủ bữa, nhắc nhở phụ huynh hãy rèn cho con mình thói quen vệ sinh, thói quen tự phục vụ bản thân hay thói quen giữ gìn vệ sinh chung vứt rác vào đúng nơi qui định. Khi gia đình và nhà trường cùng phối hợp với nhau trong việc rèn trẻ điều đó sẽ khiến cho việc giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. - Trao đổi thường xuyên với phụ huynh để nắm bắt được sự tiến bộ của trẻ để chỗ nào trẻ còn non thì cô và gia đình sẽ giúp đỡ trẻ. - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Cô giáo biết tận dụng hết khoảng thời gian, không gian ở để giáo dục trẻ, đồng thời tận dụng nguồn nhân lực gần gũi với trẻ hằng ngày để tham gia vào quá trình giáo dục rèn nền nếp hàng ngày cho trẻ đạt hiệu quả. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 2.1. Hiệu quả kinh tế: Qua một năm áp dụng các giải pháp rèn nền nếp hàng ngày cho trẻ lớp tôi phụ trách, trẻ ngoan tiến bộ rõ rệt, phụ huynh tin tưởng, ủng hộ lớp , nhà trường rất nhiều về tinh thần cũng như về cơ sở vật chất Cây xanh trong trường luôn được trẻ chăm chút, bảo vệ, sân trường sạch sẽ, lớp học luôn được sắp xếp gọn gàng sau các hoạt động, góc thiên nhiên xanh tốt với cây và hoa. Từ đó giúp tôi tự tin hơn trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 3.2. Hiệu quả xã hội: Ở lứa tuổi mầm non, trẻ học bằng phương pháp noi gương nên người lớn luôn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Tuyên truyền, vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục rèn nền nếp hàng ngày cho trẻ mầm non. Bằng biện pháp trên tôi thấy trẻ của lớp tôi tiến bộ rõ rệt: Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời cô giáo, ông bà, bố mẹ, biết yêu thương, nhường nhịn các em nhỏ, chơi vui vẻ đoàn kết với bạn bè. Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho thấy hiệu quả của việc thay đổi, vận dụng một số hình thức giáo dục rèn thói quen nền nếp tốt cho trẻ là rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động của cô và trẻ. Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai cho các lớp mẫu giáo cũng như lứa tuổi mầm non nói chung và có thể tiếp tục thực hiện ở những năm sau. Việc nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi dễ dàng trong việc thực hiện các yêu cầu, kỹ năng cần đạt trong độ tuổi của trẻ. Khích lệ giáo viên cùng phụ huynh tích cực tạo tâm thế phấn khởi, vui vẻ cho trẻ trong hoạt động chăm sóc 13 để giúp cho đề tài nghiên cứu khoa học của tôi được hoàn thiện hơn, có tính khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội Xin chân thành cảm ơn! Ý kiến của cơ quan chủ quản Tây Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2019 Người viết Tạ Thị Kim Dung 15 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TP TAM ĐIỆP TRƯỜNG MẦM NON TÂY SƠN ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN THÓI QUEN TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CHO TRẺ 24- 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TÂY SƠN TÁC GIẢ: TẠ THỊ KIM DUNG ĐƠN VỊ : TRƯỜNG MẦM NON TÂY SƠN THÁNG 05 NĂM 2019 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_thoi_quen_trong_s.doc