Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non

docx 22 trang skkn 24/10/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu 
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
 Từ khi mới sinh ra trẻ như một cái búp mới chớm nở trên cành, nếu được 
sự quan tâm chăm sóc của mọi người búp sẽ cho ta hoa đẹp, ở tuổi này chỉ cần 
trẻ biết ăn, biết ngủ biết học thế là ngoan và cũng trong thời kì này trẻ luôn là 
trung tâm của mọi người trong gia đình, mỗi chúng ta ai cũng muốn dành cho trẻ 
những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể. Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm 
non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô 
chăm sóc và giáo dục ân cần cẩn thận. Mong muốn của các cô là làm sao để 
giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ 
và tình cảm xã hội bởi trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả 
dân tộc, viêc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của 
mọi người và của toàn xã hội và của cả nhân loại. 
 Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ 
thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo để trẻ phát triển 
khỏe mạnh hài hòa. Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống 
giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. Trong giáo dục Mầm non có nhiệm 
vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách 
con người. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả 
mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động 
bằng đội chân, đôi tay của mình.... tất cả những cử chỉ đó đều làm lên nhưng 
thói quen, kể cả thói xấu. Chính vì vậy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ 
nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Do vậy con người cần phải 
năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại.
 Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống 
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự 
nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương 
lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên 
con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em 
hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo 
vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục 
con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con 
người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Đặc biêt là phát triển vận động cho trẻ. 
Phát triển vận động là một hoạt động quan trong của giáo dục phát triển toàn 
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn 
nữa việc phát triển vận động cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn 
bởi lẽ cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành 
nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển 
lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây 
nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. 
Từ những yếu tố đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt 
 1 trong ao tù", "Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu 
vận động". Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít 
vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường 
kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao 
động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
 Các con được giáo dục thể chất đầy đủ và khoa học sẽ giúp cải thiện sức 
khỏe, giúp cơ thể phát triển cân đối cả về chiều cao và cân nặng. Ngoài ra vận 
động chăm chỉ sẽ giúp các bé tránh được các bệnh như: còi xương, suy dinh 
dưỡng, béo phì... Khi vận động thường xuyên cơ thể con người sẽ nâng cao sức 
đề kháng chống lại các bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra. Với một phương pháp 
phát triển vận động chuẩn các con cũng sẽ được phát triển hệ xương và hệ cơ từ 
đó có một cơ thể cân đối. Khi vận động tiêu hao năng lượng nên các con sẽ ăn 
ngon, ngủ tốt hơn tinh thần cũng vì vậy mà vui vẻ, đặc biệt nhờ có vận động các 
con sẽ trở nên năng động và hoạt bát hơn rất nhiều.
 Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở 
mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập 
chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ 
sở sau:
 + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được 
hứng thú cho trẻ
 + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích 
được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan 
trong cơ thể.
 + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến 
việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
 + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo 
dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ 
nhàng chính xác.
 + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong 
phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể 
dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
 Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em 
cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ 
của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
 a) Vai trò và ý nghĩa của giáo dục phát triển vận động đối với sự phát 
triển toàn diện của trẻ mầm non
 Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục 
phát triển thể chất nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh 
lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham 
gia của hệ cơ, hệ xương trong đó có sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt 
khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động 
cho trẻ sẽ được nghiên cứu, sự lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt 
mục tiêu giáo dục đề ra.
 3 động tự đi bộ. Một số trẻ có thể biết đi từ cuối năm thứ nhất. Nhưng hầu hết 
phairsang đầu năm thứ hai trẻ mới bắt đầu tập đi.
 Đặc điểm những bước đi đầu tiên của trẻ là khi đi hai chân dang rộng, tay 
đưa sang hai bên, phía trước hoặc lên cao, phối hợp được chân và tay, bước chân 
ngắn, không đều, dễ ngã, bàn chân đặt chua thẳng. Nên sử dụng bài tậpđi từ đơn 
giản đến phức tạp nhằm hoàn thiện bước đi cho trẻ. Cuối năm thứ hai, bước đi 
của trẻ đã giảm bớt sự dao động, độ dài của bước đi đã tăng lên.
 Cảm giác thăng bằng có tác dụng giữ cho cơ thể ở mọi vị trí trong không gian 
Cảm giác thăng bằng ở trẻ 2 tuổi bắt đầu phát triển nhờ có vận động đi, trẻ đã 
biết phối hợp giữa tay và chân khi đi chậm. Cần sử dụng các bài tập đi với các 
kiểu khác nhau như đi trên đường thẳng, đi trong đường hẹp ... để phát triển cảm 
giác thăng bằng cho trẻ.
 Vận động bò: Trẻ bắt đầu trườn từ tháng thứ 5 sang tháng thứ 7 trẻ biế bò. 
Cuối năm thứ nhất sang năm thứ hai trẻ đã biết bò thành thạo. Lúc này trẻ sử 
dụng vận động bò như một phương tiện di chuyển. Cần áp dụng bài tập ò khác 
nhau để phát triển cơ chân, cơ tay và sự phối hợp giữa chúng
 Vận động lăn và ném: Trẻ bắt đầu tập lăn và ném bóng, trẻ có thể lăn bóng 
bằng hai tay, ném bóng bằng một tay về phía trước. Nên cho trẻ tập lăn và ném 
với các dụng cụ như bóng, túi cát.
 Như vậy đa số những vận động cơ bản của trẻ lên 2 tuổi đã được hình 
thành, trừ vận động chạy, nhảy. Đến cuối năm thứ hai, trẻ có thể chơi trò chơi 
vận động. Vai trò chủ động vận độngtrong khi chơi của trẻ được hình thành và 
phát triển dần dần, giúp cho việc tiến tới hoàn thiện các động tác
 Quan sát lứa tuổi này cho thấy: Lúc đầu trẻ bắt chước hành động chơi của 
người lớn, nhất là trong trò chơi, sau đótrẻ nhớ lại vận động để thực hiện nhiều 
hơn là do người lớn cùng tham gia với trẻ. Dần dần trẻ tự thực hiện động tác và 
người lớn dùng lời nói để chỉ dẫn thêm. Khả năng phối hợp vận động của trẻ 2 
tuổi cũng trở nên rõ rệt hơn.
 7.1.2. Thực trạng về thuận lợi và khó khăn của trường lớp, về khả 
năng vận động của trẻ và giáo viên trường mầm non Thanh Vân
 a) Thực trạng vấn đề giáo dục phát triển vận động của trường mầm non 
Thanh Vân - Tam Dương - Vĩnh Phúc
 * Thuận lợi
 - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục phát 
triển vận động
 Năm học 2018 - 2019 nhà trường có 2 khu một khu lẻ và một khu trung 
tâm với tổng diện tích là 14.000m2, tổng số phòng học cho cả hai khu là 18 
phòng học, Trong đó có 3 lớp 2 tuổi. Khu lẻ các lớp học có nhà vệ sinh khép kín 
sạch sẽ, thoáng mát, có đủ diện tích cho trẻ hoạt động. Khuân viên rộng rãi có 
tường bao quanh, sân chơi được đổ bê tông và có mái che, hệ thống bồn hoa 
được bố trí đẹp mắt, sân trường được trang trí thành các khu các goc chơi rieng 
biệt đẹp mắt (khu vườn cổ tích, khu phát triển vận động, góc chợ quê, khu cát 
nước, khu trải nghiệm...)
 5 Tôi tiến hành khảo sát 68 trẻ 2 tuổi trường mầm non Thanh Vân và khảo 
sát kĩ năng tổ chức hoạt động phát triển vận động của giáo viên đứng lớp 2 tuổi 
kết quả như sau:
 Biểu 1: Khảo sát giáo viên đứng lớp 2 tuổi Trường MN Thanh Vân lần 1
 TSGV Tốt Khá TB Yếu
 T
 dạy 2 Nội dung khảo sát
 T Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ 
 tuổi GV GV GV GV lệ
 Nhiệt tình có ý thức tự 
 bồi dưỡng hoạt động 
 1 2 33% 3 50% 1 17% 0
 giáo dục PT thể chất 
 cho trẻ
 6
 Có kỹ năng tổ chức 
 các hoạt động giáo 17
 2 2 33% 2 33% 1 17% 1
 dục PT thể chất cho %
 trẻ
 Biểu mẫu 2: Khảo sát trẻ 2 tuổi trường MN Thanh Vân lần 1
 Tốt Khá TB Yếu
 Số 
 TT Nội dung khảo sát
 trẻ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ 
 trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ
 Phát triển các nhóm 
 1 12 18% 22 32% 25 37% 9 13%
 cơ hô hấp
 2 Đi và chạy 18 26% 19 28% 21 31% 10 15%
 3 Bò, trườn, trèo 14 21% 19 28% 18 26% 17 25%
 4 Tung, ném, bắt 8 12% 14 21% 20 29% 26 38%
 5 Nhún, bật 27 40% 18 26% 17 25% 6 9%
 68
 Cử động bàn tay, 
 6 ngón tay,phối hợp 18 26% 16 24% 17 25% 17 25%
 tay mắt
 Nhận xét
 Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ đạt khá tốt ở tất cả tiêu chí chưa 
cao. Nhất là các kỹ năng bò trườn, trèo, tung, ném, bắt tỷ lệ khá tốt lại không 
cao. Vẫn có trẻ xếp loại yếu ở hầu hết các nội dung, trong đó nội dung tung, 
ném, bắt có số trẻ xếp loại yếu cao nhất = 38%.
 * Nguyên nhân
 Thể lực của trẻ chưa đồng đều;
 7 Bài tập thể dục sáng mang tên Chú gà trống
 - Động tác 1: Gà gáy
 - Động tác 2: Gà vỗ cánh 
 - Động tác 3: Gà mổ thóc
 - Động tác 4: Gà bới đất
 Dưới hình thức tên gọi trò chơi như vậy trẻ hứng thú chú ý tới hành động 
động tác của cô để từ đó trẻ bắt chước giống cô và thực hiện được các động tác 
như cô 
 Nơi tập luyện sạch sẽ thoáng mát, cho trẻ mặc quần áo gọn gàng để không 
hạn chế vận động của trẻ khi tập
 Bài tập được kết hợp với nhạc để làm tăng tính nhịp điệu, bài tập sinh động 
hơn và kích thích trẻ hào hứng tập luyện
 Trước và sau khi thực hiện bài tập tôi cho trẻ vận động đi lại nhẹ nhàng 
một vài phút. giáo viên làm mẫu cho trẻ tập theo, khi hướng dẫn giáo viên nói 
ngắn gọn kèm theo làm động tác mẫu chính xác, thời gian cho trẻ trẻ tập khoảng 
5 - 7 phút
 Thể dục sáng đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và 
phương pháp tiến hành phù hợp với lứa tuổi 2 tuổi. Ngoài ra giáo viên cần chú ý 
hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, 
giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua 
khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.
 * Thực hiện tốt các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động 
ban đầu cho trẻ (hoạt động học)
 Hoạt động Phát triển thể chất là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với 
trẻ nó yêu cầu tính khoa học và phù hợp lứa tuổi
 Giờ học phát triển thể chất đồi hỏi giáo viên phải có các bước tiến hành 
theo quy định và nôi dung phải phù hợp với chương trình độ tuổi phù hợp với 
khả năng vận động của trẻ lớp mình
 Đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi giờ PTTC được kéo dài 15 - 20 phút và tuân 
thủ theo các bước
 - Khởi động: Đi chạy nhẹ nhàng 1 - 2 phút, sau đó đứng tự do thành vòng 
tròn vòng cung hoặc hàng thẳng để tập
 - Trọng động: + Khoảng 12 - 14 phút 
 + Tập bài tập phát triển chung theo trình tự: Tay-vai, lưng - bụng - lườn, chân
 + Tập hai vận động cơ bản: một vận động mới và một vận động ôn luyện 
dưới hình thức trò chơi. Lưu ý 2 vận động không cùng một dạng vận động
 Ví dụ: Một vận động đi, một vận động bò, hoặc một vận động chạy, một 
vận động tung hoặc ném.
 Hồi tĩnh: 1- 2 phút, cho trẻ đi nhẹ nhàng đi thường một hai vòng quanh chỗ 
tập rồi nghỉ, chuyển sang hoạt động khác.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_van_dong.docx