Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết
MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục 1 A. Đặt vấn đề 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện đề tài 6 3. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài 7 3.1. Thuận lợi 7 3.2. Khó khăn 7 B. Giải quyết vấn đề 9 1. Tên đề tài 9 2. Các biện pháp thực hiện đề tài 9 3. Nội dung thực hiện các biện pháp 9 3.1. Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ nghiệp 9 vụ cho bản thân 3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường phong phú hấp dẫn nhằm phát triền ngôn 11 ngữ cho trẻ, tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động nhận biết. 3.3. Biện pháp 3: Thay đổi hình thức giới thiệu bài 14 3.4. Biện pháp 4: Tổ chức một số trò chơi phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho 16 trẻ 3.5. Biện pháp 5: Phân loại trẻ, dựa vào khả năng của trẻ, tăng cường khả năng 18 diễn đạt cho trẻ. 3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh 19 C. Kết luận và khuyến nghị 20 1. Kết luận 20 2. Khuyến nghị và đề xuất 22 3 Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi trẻ còn nối lắp và nói ngọng nhiều nhưng nó là thời kỳ “Phát cảm về vốn từ” tức là vốn từ phát triển rất nhanh, trẻ rất ham nói “Trẻ lên ba cả nhà học nói”. Đặc biệt lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi sự phát triển vốn từ đạt tới tốc độ rất nhanh mà sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng. Vì thế việc phát triển vốn từ cho trẻ là vô cùng cần thiết, giúp trẻ hoàn thiện hơn bộ máy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ. Từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong giáo tiếp và lình hội tri thức tốt hơn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Là một cô giáo mầm non trực tiếp dạy trẻ 24 – 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác, đúng tiếng phổ thông. Vì vậy tôi đã dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau và dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá về sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24 - 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ chăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau đặc biệt là môn nhận biết tập nói và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Qua một năm dạy trên lớp và tiếp xúc với học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động, tôi nhận thấy trẻ chưa thật sự hứng thú với hoạt động nhận biết tập nói, vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ nâng cao được vốn từ để từ đó trẻ có thể hòa nhập và phát triển một cách tốt nhất. Từ những lý do trên, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp và tham khảo thêm sách báo, tạp chí, chuyên san, truyền hình, internet. Tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết” * Mục đích nghiên cứu Phát triển vốn từ cho trẻ để trẻ có thể hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, phát triển tư duy của trẻ 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài Đối tượng: Nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi lớp D1 trường Mần non Mỹ Hưng – Thanh Oai – Hà Nội Phạm vi: lớp D1 Khu Trung Tâm - trường Mần non Mỹ Hưng – Thanh Oai – Hà Nội 5 Từ những nguyên nhân trên và thực tiễn đã áp dụng ở lớp học của mình dưới góc độ là một giáo viên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết” * Kết quả điều tra của đầu năm như sau: Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ D1. - Tổng số cháu của lớp là 27 cháu: Số cháu nam là 14 cháu, Số cháu nữ là 13 cháu - Số liệu điều tra: Stt Nội dung Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Trẻ hứng thú với hoạt 3 12 4 6 7 28 10 40 động nhận biết. 2 Trẻ trả lời được các câu 4 16 3 12 6 24 11 44 hỏi theo yêu cầu của cô 3 Trẻ nói, nhớ được đặc 3 12 4 16 8 32 9 36 điểm, công dụng của đối tượng theo yêu cầu của cô 4 Trẻ nói rõ ràng, không 2 8 3 12 7 28 13 52 ngọng, không nói lắp B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết” 2. Các biện pháp thực hiện đề tài Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho bản thân. Biện pháp 2: Tạo môi trường phong phú hấp dẫn nhằm phát triền ngôn ngữ cho trẻ, tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động nhận biết. Biện pháp 3: Thay đổi hình thức giới thiệu bài Biện pháp 4: Tổ chức một số trò chơi phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho trẻ Biện pháp 5: Phân loại trẻ, dựa vào khả năng của trẻ, tăng cường khả 7 Do đó đàm thoại thích ứng với lợi ích và tâm lý trẻ phải được tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên đáp ứng những nhu cầu của trẻ. Câu hỏi đàm thoại cần đơn giản, dễ hiểu phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và tâm lý lứa tuổi. Thông qua trò chuyện và đàm thoại không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, chính xác, sử dụng câu đúng ngữ pháp mà còn góp phần rèn luyện cho trẻ thói quen mạnh dạn trong giao tiếp Ngoài ra để phát triển vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Phải thường xuyên đổi mới sáng tạo trong hoạt động nhận biết để giúp trẻ hoạt động tích cực, trẻ được giao tiếp nhiều sẽ giúp vốn từ ngày càng phát triển. + Một số hình thức khác thu hút trẻ - Sưu tầm một số bài thơ, bài hát phù hợp với chủ đề giúp trẻ phát triển vốn từ và khả năng diễn đạt nói lưu loát, đủ câu, rõ ràng, mạch lạc thông qua đó cung cấp cho trẻ các kiến thức một cách nhẹ nhàng, tích hợp thêm một số câu đố hay giai điệu bài hát tạo cho trẻ húng thú và thu hút trẻ học hơn. - Bên cạnh đó phương pháp sử dụng trò chơi cũng rất có hiệu quả trong mỗi tiết học. Bởi đối với trẻ mầm non những trò chơi luôn hấp dẫn chúng mà đem lại kết quả nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng sâu sắc. Các trò chơi lần lượt diễn ra làm trẻ hào hứng mà vẫn nắm được kiến thức qua đó cô củng kiểm tra được kiến thức cho trẻ và giúp trẻ có cơ hội phát triển các tố chất nhanh bền và khéo trong vận động và phát triển tư duy. + Tiếp cận các phương tiện hiện đại Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằm gây hứng thú lĩnh hội kiến thức cho trẻ. Bên cạnh đó trong quá trình dậy trẻ tôi tìm ra một cách mới và vô cùng hấp dẫn đối với trẻ đó là việc xây dựng những giáo án điện tử nhằm tiến hành các tiết học hấp dẫn có hiệu quả giáo dục cao đối với trẻ. Giáo án điện tử trên powerpoint được sử dụng rộng rãi hơn, hay hơn trong các tiết dậy giáo viên có thể thêm giọng nói, giọng kể kết hợp nhac, hình ảnh động phong phú đa dạng không còn nhàm chán với trẻ mầm non 9 + Môi trường ngôn ngữ cho trẻ hoạt động ngoài lớp học Xây dựng thư viện của nhà trường cho trẻ hoạt động Thư viện của bé trong trường mầm non có vai trò quan trọng. Đó là nơi tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo. Thư viện có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của trẻ, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân trẻ, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện mầm non. Xây dựng thư viện của bé với hệ thống Giá sách - Truyện thân thiện” nhằm tạo môi trường giúp trẻ tích cực, chủ động làm quen với “Văn hóa đọc”, làm quen với cách “Đọc” sách, làm quen với các câu chuyện, bài thơ một cách tự nhiên và hứng thú hơn, ngoài ra nơi đây trẻ còn được tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm những sáng tạo của bản thân, được hoạt động với đồ vật, đồ chơi, tạo cơ hội để trẻ tích cực hoạt động. Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích văn học, phát triển năng khiếu. Thư viện thân thiện của bé được bố trí đa dạng các góc, như: Góc “Đọc”, góc vẽ, góc “Viết”, góc nghệ thuật, góc cha mẹ đọc cùng con Ngoài ra cũng cần thêm một số phương tiện, học liệu, đồ dùng do giáo viên và trẻ tự làm đã bổ sung nguồn tư liệu cho thư viện phong phú, đa dạng hơn tạo điều kiện tốt cho trẻ trong thời gian hoạt động ở thư viện Môi trường xã hội giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Chú trọng tạo môi trường xã hội thuận lợi để cho trẻ thường xuyên được giao tiếp, tương tác, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh. Chúng ta cần tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực cho trẻ. Để phát triển khả năng nghe nói cho trẻ, không gì nhanh chóng và tích cực bằng việc thường xuyên cho trẻ nghe – nói. Người giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói. Khi trẻ có khó khăn hay có tâm lý ngập ngừng, nhút nhát, cô cần khích lệ, hỗ trợ, động viên để trẻ tích cực trò chuyện. Cô cần tạo ra các 11 chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, tăng cường các điều kiện để đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ và nhu cầu đổi mới của ngành học hiện nay. Sau khi sử dụng những đồ dùng đồ chơi có tính sáng tạo phù hợp với từng hoạt động tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, vừa cung cấp vốn từ vừa phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3.3. Biện pháp 3: Thay đổi hình thức giới thiệu bài. Tùy thuộc nội dung bài dạy mà tôi lựa chọn cách gây hứng thú cho trẻ một cách linh hoạt nhẹ nhàng: tôi phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài dạy, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng các phương pháp, biện pháp giảng dạy tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, vui vẻ, kích thích trẻ thích tham gia vào hoạt động của cô. Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ. * Sử dụng mô hình: VD: Trong tiết Nhận biết tập nói: Đề Tài : Con gà, con vịt hay con chim Tận dụng nhạc của bài “Con gà trống” cô và trẻ cùng xem phim về các con vật sẽ định học để trẻ củng cố lại kiến thức về các con vật dẫn dắt vào chủ đề “Động vật” cũng như vào nội dung bài dạy chính chuẩn bị mô hình cho trẻ quan sát. Trong khi quan sát, cô chỉ vào từng bộ phận của con gà, và cho trẻ nhắc lại VD: Cô chỉ vào đầu gà, và hỏi trẻ đây là gì? (Để cho trẻ nói) sau đó cô đính chính lại đây là đầu gà, bây giờ các con hãy nói lại cùng cô nào! “Đầu gà” cho trẻ nói đi nói lại 2 – 3 lần, tương tự như vậy cô cho trẻ quan sát và gọi tên một sô bộ phận khác của gà. * Sử dụng hình ảnh: Giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua câu đố, hình ảnh bằng các hình thức: VD: Với con gà: Các con vừa được nghe bài hát gì? Con gì gáy Ò Ó o o! Tôi có thể sử dụng hình ảnh con gà đang gáy tạo sự hấp dẫn cho trẻ hoặc cho trẻ xem hình ảnh con gà thật. Khi quan sát có thể cho trẻ được sờ vào con gà Cho trẻ giả làm gà gáy ò ó o... 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho.docx