Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện
BÀI THUYẾT TRÌNH Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện Họ và tên: Chức vụ : Giáo viên dạy nhóm 25-36 tháng Đơn vị công tác : Trường Mầm Non 1. Đặt vấn đề Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 25-36 tháng nói riêng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.Đối với trẻ mầm non thông qua ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều sự vật hiện tượng mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc. Ngôn ngữ của trẻ phát triển hàng ngày theo các độ tuổi khác nhau. Trẻ lứa tuổi 25-36 tháng là thời kỳ trẻ phát triển ngôn ngữ mạnh vì vậy vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Ở lứa tuổi này trẻ đang học nói, trẻ rất nhạy cảm với ngôn ngữ. Những câu chuyện được nghe cô kể rất hấp dẫn đối với trẻ, vì vậy việc cho trẻ tiếp xúc sớm với văn học và đặc biệt là hoạt động kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động kể chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ nghe cô kể chuyện trẻ được trả lời các câu hỏi cô đặt ra, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển, vốn từ được mở rộng Là một giáo viêntrực tiếp dạy nhóm trẻ 25-36 tháng tôi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt thông qua hoạt động kể chuyện là hoạt động hấp dẫn lôi cuốn đối với trẻ từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứuvà tìm ra “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện”. a. Thuận lợi 1 là do giọng kể của giáo viên, mà muốn có giọng kể hay thì trước hết người giáo viên phải thuộc truyện, hiểu nội dung truyện. Chính vì vậy tôi luôn đọc kỹ truyện, luyện giọng kể sao cho ngộ nghĩnh đáng yêu phù hợp với từng nhân vật trong truyện: VD: Truyện “ Đôi bạn tốt” giọng của gà con lanh lảnh, coi thường vịt con. Giọng người dẫn chuyện nhẹ nhàng, truyền cảm thu hút. 2.2. Biện pháp 2: Sưu tầm, làm đồ dùng đẹp và sáng tạo phù hợp với nội dung truyện Trẻ nhà trẻ thích màu sắc rực rỡ, đồ vật phát ra tiếng kêu và có âm thanh vui nhộn. Vì vậy để tạo được hứng thú cho trẻ trong hoạt động kể truyện tôi đã không ngừng tìm tòi, làm đồ dùng từ nguyên liệu sẵn có sao cho đẹp mắt, hấp dẫn trẻ nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý. Cô sử dụng đồ dùng thành thạo, tạo tình huống bí mật để thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái tự tin và kích thích trẻ nói được nhiều. Phát động phụ huynh sưu tầm những nguyên vật liệu phế thải như vỏ chai nước ngọt, những hộp xốp, vải len sợi đồ dùng phế thải cọ sạch sẽ, mang đến lớp để tôi làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ. Ví dụ: Truyện “Cây táo”: Từ vỏ chai nước ngọt tôi đã cắt và tận dụng phần đáy của hai cái chai ghép vào nhau thành quả táo sau đó phun sơn màu xanh, đỏ theo ý thích rồi trang trí lên cây khi trẻ lên bắt chước hành động của nhân vật trẻ được lên chăm sóc, được cầm, được chơi với chúng, trẻ được nói theo ý hiểu của trẻ qua đó trẻ có thể dễ dàng tưởng tượng ra cây táo thật. - Khi trẻ được nhìn, cầm trên tay trẻ rất thích thú, trẻ sẽ dễ dàng nói tên và biết đặc điểm của cây táo. Ngoài tranh truyện do nhà trường cấp phát tôi còn làm rối tay, rối dẹt để dạy trẻ. Ví dụ: Để làm mô hình ngôi nhà sao cho gần gũi với cảnh nông thôn Việt Nam tôi dùng tre để làm thân nhà và dùng rơm để làm mái nhà đó là những 3 nói mẫu cho trẻ nghe, động viên khuyến khích trẻ nhắc lại lời cô vừa nói,tạo điều kiện đáp ứng mọi câu hỏi của trẻ một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với độ tuổi, kích thích trẻ nhận biết, phân biệt được sự vật, hiện tượng tình huống mà trẻ đang trực tiếp tri giác. - Sau khi xác định được câu hỏi.Tôi suy nghĩ để tích hợp các nội dung khác vào giờ kể chuyện sao cho hợp lý, logic phù hợp với giờ học. Ví dụ: Trong câu truyện “ Thỏ con không vâng lời” tôi đặt các câu hỏi để hỏi trẻ. + Thỏ mẹ dặn Thỏ con như thế nào ? + Thỏ con đã nghe lời mẹ dặn chưa? + Bạn Thỏ đã ngoan chưa? + Vì sao bạn thỏ chưa ngoan? 2.5. Giải pháp 5:Thay đổi hình thức tổ chức phù hợp, sáng tạo Thông thường các giáo viên tổ chức các hoạt động kể chuyện trong lớp và cho trẻ ngồi hình chữ U từ đầu đến cuối vì cho rằng trẻ nhà trẻ còn nhỏ không cần thay đổi chỗ ngồi và địa điểm. Chính vì vậy đã khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nhàm chán thậm chí nằm bò ra sàn nhà dẫn đến giờ học không thành công trẻ không nhớ được tên truyện, tên nhân vật và không trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra nên mở rộng vốn từ cho trẻ còn hạn chế. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi hình thức tổ chức linh hoạt. Ví dụ:Tôi cho trẻ xuống vườn cổ tích và kể cho trẻ nghe câu truyệncó các nhân vật trong vườn cổ tích. Trẻ đứng xung quanh các nhân vật, trẻ được nghe cô kể truyện, được nhìn thấy nhân vật, được sờ vào các nhân vật và gọi tên các nhân vật. Hoặc xây dựng khung cảnh truyện ngay trong lớp học, cô giáo là người dẫn truyện còn trẻ đóng vai, bắt chước các nhân vật trong truyện và kể cùng cô. Trẻ được bắt chước các nhân vật sẽ rất thích thú và chú ý vào mọi hoạt động qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và sự hiểu biết của mình về các hiện tượng xung quanh. 5 VD: Theo sự sắp xếp chỗ ngồi trên, khi tôi mời một cháu khá trả lời câu hỏi thì cháu trung bình ngồi cạnh bên bạn có thể nghe được câu trả lời của bạn và khi được cô mời lên trả lời lại thì cháu sẽ trả lời được và với sự động viên khen thưởng của cô sẽ tạo cho trẻ hứng thú học và trẻ đó sẽ dần dần tiến bộ lên làm cho nề nếp học tập của trẻ ngày càng tốt hơn. 2.7. Giải pháp 7: Kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài giờ dạy ở trên lớp tôi còn kể cho trẻ nghe ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động buổi chiều, lồng ghép với các hoạt động khác. cho trẻ nghe qua điện thoại, xem tivi và kể cho trẻ nghe các câu truyện ngoài chương trình phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trong các giờ kể chuyện cho trẻ nghe đối vớii các trẻ khá, mạnh dạn tôi kích thích trẻ phát huy hết khả năng của trẻ, còn trẻ chậm, nhút nhát, nói ngọng cô quan tâm gọi trẻ nhiều lần để trẻ trả lời, động viên khuyến khích trẻ để trẻ mạnh dạn hơn. 2.8. Giải pháp 8. Tuyên truyền kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tuyên truyền trao đổi với phụ huynh ông bà, bố mẹ về nhà có thể đọc truyện, kể truyện cho trẻ nghe trò chuyện với trẻ để trẻ khắc sâu. Nhắc trẻ về nhà con kể lại câu truyện cô vừa kể trên lớp cho ông bà, bố mẹ nghe. Qua đó ngôn ngữ của trẻ phát triển khả năng nói rõ ràng hơn, vốn từ được mở rộng hơn. Ngoài ra tôi còn trao đổi kết hợp với các bậc phụ huynh qua hệ thống mạng zalo, facebook, để những bậc phụ huynh không có thời gian gặp trực tiếp với giáo viên có thể nắm bắt được tình hình của trẻ và trao đổi với giáo viên để có biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn. 3. Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài Sau khi áp dụng “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện” tôi đã đạt được một số kết quả như sau: * Đối với giáo viên. 7 trong việc rèn ngôn ngữ cho trẻ cũng như làm tốt công tác chăm sóc giáo dục các cháu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Quốc Tuấn, ngày 02 tháng 12 năm 2020 Xác nhận của nhà trường Người viết thuyết trình ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM KHẢO 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx