Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi - Trường Mầm non Lăng Can

doc 15 trang skkn 10/04/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi - Trường Mầm non Lăng Can", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi - Trường Mầm non Lăng Can

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi - Trường Mầm non Lăng Can
 MỤC LỤC
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................3
 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 3
 3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
 4. Kế hoạch nghiên cứu......................................................................................3
 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
 PHẦN II: NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến..............................................................................4
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến...............................................5
 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng...........................................................................5
 2.2. Những điển mạnh khi thực hiện được...........................................................5
 2.3. Những khó khăn mà bản thân tôi gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài 
đó là.............................................................................................................................5
 3. Các biện pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề..........................................6
 * Giải pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi..........................6
 * Giải pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác........................7
 * Giải pháp 3: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các trò choi...............................10
 * Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh...........................................................13
 4. Hiệu quả của sáng kiến...........................................................................................13
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận........................................................................................................14
 2. Kiến nghị....................................................................................................15
 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............16
 1 - Đọc tài liệu và lý thuyết về cơ - Tập tài liệu lý thuyết
 Từ 01/11/2017 sở lý luận
2
 đến 30/11/2017 - Khảo sát thực trạng và tổng - Số liệu khảo sát đã 
 hợp số liệu thực tế. sử lý
 - Trao đổi với đồng nghiệp, đề 
 - Tập hợp ý kiến đóng 
 Từ 01/12/2017 xuất các biện pháp, các sáng 
3 góp của đồng nghiệp
 đến 08/3/2018 kiến.
 - Hoạt động cụ thể
 - Áp dụng thử nghiệm.
 - Hệ thống hóa các tai liệu, viết 
 Từ 08/3/2018
4 báo cáo - Bản nháp báo cáo
 đến 08/4/2018
 - Xin ý kiến của đồng nghiệp
 Từ 08/4/2018 - Hoàn thiện báo cáo, nộp hội - Bản báo cáo chính 
5
 đến 20/5/2018 đồng sáng kiến cấp cơ sở thức
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tạp trí giáo dục mầm non.
 - Tham gia các buổi thao giảng, thực hiện dạy và dự giờ để trao đổi kinh nghiệm 
và học hỏi đồng nghiệp .
 - Tuyên truyền để phụ huynh thấy được sự quan trọng của việc dạy ngôn ngữ cho 
trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.
 - Trong quá trình thực hiện tôi luôn luôn lựa chọn phương pháp đổi mới cho phù 
hợp với điều kiện của lớp và nhận thức của trẻ, đặc biệt phải phù hợp với tâm lý của 
từng trẻ, thông qua các hoạt động giáo viên rèn cho trẻ có những kỹ năng cần thiết, cơ 
bản nhất để trẻ phát triển một cách toàn diện.
 PHẦN II: NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm 
Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn 
ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương 
tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc 
tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành 
viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được 
những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy 
định chung đó.
 Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường 
xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự 
vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết 
ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng 
ngày.
 3 - Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp 
không ít khó khăn nhất định.
 - Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện 
sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau.
 - Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp 
xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
 - 70% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi 
– dấu nặng.
 - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc dạy 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 3. Các biện pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề:
 * Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
 a. Giờ đón trẻ:
 Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải 
thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản 
nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ 
mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho 
trẻ.
 VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
 + Gia đình con có những ai?
 + Trong gia đình ai yêu con nhất?
 + Mẹ yêu con như thế nào?
 + Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
 + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
 - Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ 
nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
 - Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ 
như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ 
phép, biết vâng lời.
 b. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
 Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn 
diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có 
thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc 
phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm 
nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong 
quá trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có 
nội dung khác nhau.
 VD1: Trò chơi trong góc” Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ 
chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. 
 + Bác đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ)
 + Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! (Vâng ạ) 
 5 Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, 
rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích.
 Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thống câu 
hỏi:
 + Đây là con gì? (Con cá ạ)
 + Các con nhìn xem cá muốn bơi được là nhờ cái gì đây? (Vây và đuôi ạ )
 + Đố các bạn biết cá sống ở đâu? (Sống ở dưới nước)
 + Trên mình cá có gì nào? (Có vẩy)
 - Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả 
câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ.
 VD2 : Bài nhận biết “ Ô tô”
 Khi vào bài tôi đặt câu đố: 
 “ Xe gì bốn bánh
 Chạy ở trên đường
 Còi kêu bim bim 
 Chở hàng chở khách” (Ô tô)
 Trẻ trả lời đó là ô tô tôi đưa chiếc ô tô cho trẻ xem và hỏi: 
 + Xe gì đây? (Ô tô ạ)
 + Ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ)
 + Ô tô đi ở đâu? (Ô tô đi ở trên đường ạ)
 + Ô tô dùng để làm gì? (Trở người trở hàng ạ)
 + Còi ô tô kêu như thế nào? 
 + Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của ô tô và yêu cầu trẻ trả lời)
 Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm kích 
thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệ thực tế giáo dục trẻ 
về an toàn giao thông khi đi trên đường.
 b. Thông qua giờ thơ, truyện:
 Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói 
cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như 
vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được 
các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
 Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ 
dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo :
 + Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ.
 + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp 
cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.
 + Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng 
đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.
 VD1: Trẻ nghe câu truyện “ Đôi bạn nhỏ”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ 
“Bới đất”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy chân để bới đất 
tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”. (Các con ạ, bản năng của những chú gà 
là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn cho 
 7 - Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “Thỏ ngoan” 
 + Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn.
 + Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu.
 + Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở.
 - Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà 
còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện và 
biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức. 
 c. Thông qua giờ âm nhạc:
 Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thôi thúc 
tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ. 
 Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật (Trống, lắc, phách tre, xắc 
xô và nhiều chất liệu khác) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các 
loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự 
hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được 
tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc.
 Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục 
đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài 
hát.
 VD: Hát và vận động bài “Con voi”
 + Câu đầu tiên: Con vỏi con voi
 Cái vòi đi trước.
 (Trẻ đưa tay ra phía trước giả làm vòi con voi)
 + Câu thứ hai: Hai chân trước đi trước
 Hai chân sau đi sau.
 ( Hai tay chống hông , hai chân nhấc lên nhấc xuống)
 + Câu cuối: Còn cái đuôi đi sau rốt 
 Tôi xin kể nốt
 Câu chuyện con voi. 
 (Một tay chống hông, một tay đưa ra đằng sau vờ làm đuôi con voi)
 d. Thông qua giờ vận động:
 Trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những thùng bìa để làm thành tàu hoả 
cho trẻ chơi. Mỗi thùng làm thành một toa tàu. Trong khi chơi trẻ có thể vừa chơi vừa 
kết hợp âm nhạc hát: “Đoàn tàu tí hon”, “Tàu vào ga” vận dụng vào phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ.
 Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân biệt 
màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ 
thêm mạch lạc, rõ ràng hơn:
 + Vòng này có màu gì hả con? (Màu đỏ ạ)
 + Thế còn vòng này có màu gì đây? (Màu xanh ạ)
 + Vòng để làm gì con có biết không? (để học, để chơi trò chơi ạ)
 + Con sẽ chơi gì với vòng ? (Con lái ô tô ạ)
 * Biện pháp 3: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các trò chơi:
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc