Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động với văn học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động với văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động với văn học
“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động văn học” PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động với văn học. Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ Cấp học : Mầm non Tên tác giả: Đơn vị : Trường mầm non Chức vụ : Giáo viên Năm học: a “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động văn học” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (Thạc sĩ Nguyễn thị phương Nga – NXB Đại học sư phạm) 2. Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (PGS.TS Lã Thị Bắc Lí và PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết – NXB Giáo dục Việt Nam) 3. Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (Thạc sĩ Nguyễn thị phương Nga – NXB Đại học sư phạm) 4. Tuyển tập thơ ca truyện kể câu đố dành cho trẻ mầm non (Nhiều tác giả – NXB Giáo dục Việt Nam) 5. Phương pháp giáo dục Montessori (Marria Montessori - NXB Đại học sư phạm) c “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động văn học” - Một số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến lớp còn chưa quen bạn, cô, còn quấy khóc nhiều nên việc rèn nề nếp, dạy dỗ gặp nhiều khó khăn, - Số trẻ trong lớp khá đông - Còn nhiều trẻ nói ngọng, chưa nói đủ câu. - Một số phụ huynh bận công việc ít quan tâm trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ 3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài: Lớp có 30 cháu, trong đó: Trẻ nam = 16 cháu. Trẻ nữ = 14 cháu Bảng khảo sát đầu năm Kết quả xếp loại đầu năm Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1. Khả năng nghe hiểu 10 33% 20 67% 2. Khả năng nói đủ câu 6 19,8% 24 80,2% trong giao tiếp 3. Vốn từ phong phú 6 19,8% 24 80,2% III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: * Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ qua việc xây dựng môi trường văn học “Lấy trẻ làm trung tâm” Môi trường tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tốt. Chính vì thế, khi xây dựng môi trường để trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì mục đích chính của tôi là giúp trẻ bước vào thể giới văn học một cách tự nhiên bằng chính niềm yêu thích của trẻ. Bởi đó là động lực lớn để trẻ muốn được nói và học nói... Để làm được như vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng “Góc văn học” theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm”: + Tất cả đồ dùng đồ chơi được để ở vị trí vừa tầm với trẻ giúp trẻ dễ dàng tự lấy theo ý thích để hoạt động + Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp riêng theo từng loại và có kí hiệu cho trẻ nhận biết + Góc có không gian thoáng mà vẫn tạo cảm giác gần gũi khiến cho trẻ muốn được vào đó để khám phá. + Những câu chuyện, bài thơ được treo trên các mảng tường trong không gian to giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được tự khám phá, nói chuyện với nhau về câu 2 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động văn học” Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp: Trẻ có những biểu hiện tích cực trong lời nói, hành động. Ví dụ như sau khi học bài thơ “Cháu chào ông ạ!” trẻ biết sử dụng lời chào với thái độ lễ phép, ngoan ngoãn. * Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ qua một số phương pháp sử dụng trong hoạt động văn học 1.Giới thiệu nội dung tác phẩm văn học theo hướng mở Việc này có tác dụng khơi dậy cho trẻ sự tò mò về nội dung cùng sự chú ý vào ngôn ngữ trong tác phẩm, tạo cơ hội rèn luyện phát âm chính xác. Ví dụ: Truyện “Hai chú dê con”. Cô cho trẻ xem bức tranh có cảnh hai chú dê con đang húc nhau rồi hỏi trẻ: Đây là ai? Hai chú dê con đang làm gì? Các con có muốn biết vì sao hai chú dê con lại húc nhau không? Muốn biết vì sao lại có chuyện đó xảy ra, cô mời các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện sau đây nhé! Trong khi kể cô dừng lại ở đoạn nổi bật của câu chuyện: “Hai chú dê chẳng ai chịu nhường ai cả!” rồi hỏi trẻ: Theo các con sẽ có chuyện gì xảy ra? Tôi kể tiếp đến hết rồi hỏi trẻ tên truyện. Tôi chú ý rèn luyện phát âm cho trẻ như: Úc – Húc. Ai chú dê con – Hai chú dê con. Mỗi câu cô nói mẫu 1- 2 lần, cho trẻ nhắc lại, cả lớp nhắc lại. 2. Đọc, kể tác phẩm văn học a. Nghệ thuật đọc, kể diễn cảm của cô Ngôn ngữ trong văn học là ngôn ngữ nghệ thuật, rất giàu ý nghĩa, chỉ khi trẻ lắng nghe tác phẩm bằng sự say mê, yêu thích thì trẻ mới thâm nhập được vào vốn từ, vốn câu đa dạng phong phú. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải rèn luyện nghệ thuật đọc, kể diễn cảm thật tốt. Nghĩa là biết vận dụng các thủ thuật đọc kể diễn cảm (thanh điệu, ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ, ngắt giọng, cử chỉ, nét mặt...) vào trong tác phẩm thật hợp lí, lôi cuốn trẻ, nhằm khơi dậy ở trẻ mong muốn được nghe đọc kể lại tác phẩm. Nhưng vấn đề đặt ra là làm như thế nào? Bản thân tôi đã có những cách làm sau: Trước khi đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe: - Nghiên cứu kĩ tác phẩm: Để hiểu nội dung ý nghĩa của tác phẩm cũng như tính cách, đặc điểm của các nhân vật, hình tượng văn học trong tác phẩm - Xác định cách đọc, kể phù hợp: - Học thuộc tác phẩm. Luyện đọc, kể diễn cảm bằng cách: + Đọc thầm (đọc bằng mắt) vài lần toàn bộ tác phẩm. So với việc đọc thành tiếng ngay từ đầu, tôi nhận thấy cách làm này khiến tôi dễ thâm nhập vào tác phẩm hơn, dễ tưởng tượng ra âm thanh phù hợp với từng từ, từng câu hơn. 4 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động văn học” lại phải ra đi” cô kể chậm rãi phù hợp với dáng đi nặng nề, mệt mỏi của Bác gấu. Tôi chú ý ngắt giọng tâm lí ở những chỗ như tiếng gõ cửa “Cốc /cốc//” nhằm truyền cảm xúc hồi hộp đến với trẻ, khiến trẻ tập trung nghe xem sẽ có chuyện gì sau đó. Khi kể, tôi đưa mình vào trong tác phẩm tựa hồ như một nhân chứng về những sự việc đang diễn ra, truyền tải cảm xúc của mình trong giọng nói: vừa phê phán, vừa thông cảm xúc động. Hiệu quả sau khi sử dụng biện pháp: Qua phương pháp đọc, kể diễn cảm như trên tôi nhận thấy, trẻ rất tập trung, say sưa lắng nghe, quan sát cô. Điều đó chứng tỏ trẻ đang hòa mình vào tác phẩm và chú ý đến ngôn ngữ cô truyền đạt. b. Dạy trẻ đọc, kể cùng cô Đọc, kể cùng cô góp phần thúc đẩy năng lực biểu cảm bằng lời nói, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Với mong muốn phát triển khả năng đọc, kể của trẻ tôi đã áp dụng những cách sau: * Đối với hoạt động đọc thơ: + Khơi gợi ý muốn đọc thơ của trẻ + Dạy trẻ tập đọc diễn cảm. + Tổ chức thành chương trình, ngày hội Cách thực hiện: + Khơi gợi ý muốn đọc thơ của trẻ. Ví dụ: Trước khi dạy trẻ đọc thơ cùng cô, tôi tạo tình huống: Bài thơ được đọc như thế nào nhỉ? Bạn nào có thể giúp cô?....Tùy theo hứng thú của trẻ mà tôi sử dụng ở lần một, lần hai hay lần ba trong quá trình dạy trẻ đọc thơ. + Lựa chọn cách dạy đọc thơ tùy theo khả năng của trẻ: Cô đọc lần lượt từng câu - trẻ đọc theo. Cô gợi ý mở đầu câu thơ và khuyến khích trẻ đọc tiếp. Cô gợi ý bằng câu hỏi, trẻ đọc bằng cách trả lời (ví dụ: Trong bài thơ “Đi dép” cô sử dụng đầu câu thơ để hỏi: Chân được đi gì? - Chân được đi dép. Thấy làm sao nhỉ? - Thấy êm êm là.) + Dạy trẻ tập đọc diễn cảm. Ví dụ: Trong bài thơ “Con cá vàng” tôi dạy trẻ nhấn giọng vào tính từ “nhẹ nhàng”. + Tổ chức thành chương trình, ngày hội: Khiến trẻ hào hứng, học mà như được chơi. Ví dụ : Ngày hội “Bé yêu thơ”, Chương trình “Bông hoa nhỏ” * Đối với hoạt động dạy trẻ kể chuyện cùng cô + Dạy trẻ đóng kịch + Tạo tình huống để trẻ kể lại truyện cùng cô (truyện ngắn hoặc đoạn truyện nổi bật). 6 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động văn học” Ví dụ 1: Bài thơ “Cháu chào ông ạ!”. Nhắc tới nhân vật nào tôi nhẹ nhàng di chuyển que chỉ đến nhân vật đó và khẽ di chuyển đầu que chỉ sát phía dưới nhân vật, để trẻ chú ý vào nhân vật, hiểu lời nói của nhân vật nào. Khi đọc hết khổ thơ đầu với tranh gà con và ông: “ Gà con nhỏ xíu Cháu chào ông ạ!” tôi nhẹ nhàng sang trang, chỉ khi bức tranh thứ nhất được lật sang hết và bức tranh thứ 2 hiện ra tôi mới đọc tiếp khổ thơ: “Chú chim bạc má ............Cháu chào ông ạ!”. Tương tự với khổ thơ cuối Khoảng cách khi lật tranh không quá nhanh mà cũng không quá chậm, luôn nhẹ nhàng giống như vén một bức màn sân khấu.. Ví dụ 2: Câu chuyện “ Đôi bạn nhỏ”. Tôi lồng ghép hành động của nhân vật vào lời kể như sau: Trong lúc giới thiệu tên câu chuyện “ Đôi bạn nhỏ”, tôi nhẹ nhàng đưa rối gà và vịt xuất hiện. Ba từ đầu tiên của nội dung câu chuyện tôi kể bằng giọng diễn cảm, nhịp điệu chậm rãi, nhắc đến tên nhân vật nào, tôi khẽ cử động nhân vật đó. Bắt đầu đến đoạn “rủ nhau ra vườn chơi”, tôi kể với nhịp điệu nhanh hơn một chút, đồng thời cho nhân vật rối gà và vịt cử động giống như đang nói chuyện gì đó vui với nhau.....Lời kể và hành động của rối luôn phối hợp nhịp nhàng, tự nhiên đến hết câu chuyện. a. Khai thác ưu điểm vượt trội của công nghệ thông tin Tôi tận dụng những ưu điểm vượt trội của công nghệ thông tin về màu sắc âm thanh, đặc biệt là hình ảnh động cuốn hút để giải thích cho trẻ hiểu những câu, từ mang tính chất trừu tượng cao mà những đồ dùng trực quan khác như: tranh ảnh, rối.khó có thể lột tả được hết ý nghĩa của chúng. Ví dụ 1: Bài thơ “Hoa nở”. Để giải thích ý nghĩa của từ “ hoa nở” tôi cho trẻ xem hình ảnh hoa thật nở trên nền nhạc nhẹ nhàng phù hợp và giải thích cho trẻ: “Hoa nở” nghĩa là từ búp, cánh hoa dần mở ra thành bông hoa! Như vậy, trẻ không chỉ hiểu được “hoa nở” nghĩa là thế nào mà còn cảm nhận được sự kì diệu của nó. Ví dụ 2: Câu chuyện: “Cô Vịt tốt bụng”. Kể đến đoạn “khi mặt trời lên cao”, tôi dùng hiệu ứng powerpoit làm cho hình ảnh mặt trời từ phía dưới màn hình di chuyển lên phía trên từ từ giống như mặt trời đang mọc dần lên cao. Chỉ vậy thôi, cũng đã đủ cho trẻ cảm nhận được ý nghĩa của câu. c. Đọc, kể tác phẩm văn học kết hợp vẽ tranh Với những câu chuyện có các nhân vật đơn giản, tôi kết hợp vừa kể vừa vẽ tranh giúp trẻ có hứng thú khi được tận mắt nhìn thấy các nhân vật trong tranh từ từ hiện ra. 8 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động văn học” tránh gây cho trẻ sự mất tập trung vừa lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào nội dung chính của câu hỏi. - Thái độ của cô cần nhẹ nhàng, tình cảm. Tránh gây cho trẻ lo lắng trong quá trình đàm thoại. - Cần khuyến khích, động viên trẻ đúng lúc, kịp thời. + Công nhận những câu trả lời đúng của trẻ bằng lời nói ( Đúng rồi, giỏi lắm, rất tốt) hoặc bằng cử chỉ, dáng điệu (gật đầu, mỉm cười); nhìn trẻ cười vui, hưởng ứng, âu yếm khi trẻ trả lời. + Tránh để trẻ mất tự tin khi trẻ trả lời chưa đúng bằng các câu nói nhẹ nhàng (Gần đúng rồi, bạn nào có ý kiến khác hoặc bạn nào có thể giúp bạn?.) + Mỗi câu hỏi tôi gọi 2 – 3 trẻ trả lời. Đối với những trẻ nhút nhát, tôi không gọi trẻ trả lời đầu tiên và khi gọi tôi tạo ra tình huống thích hợp để trẻ trở nên mạnh dạn hơn, như là có thể cho trẻ ngồi tại chỗ trả lời câu hỏi, cô lại gần trẻ dùng lời nói ánh mắt, cử chỉ âu yếm thuyết phục trẻ nói; yêu cầu trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn, của cô và động viên, khen ngợi trẻ. - Luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho mỗi câu hỏi, nhằm tránh cắt đứt dòng liên tưởng của trẻ Hiệu quả: Qua việc áp dụng những biện pháp trên vào phương pháp đàm thoại tôi nhận thấy: + Với dạng câu hỏi mở: Trẻ sẽ suy nghĩ lâu hơn so với dạng câu hỏi yêu cầu trả lời có hoặc không. Chính trong lúc suy nghĩ đó, trẻ buộc phải vận dụng tất cả những gì mình đã được nghe, được thấy trong tác phẩm từ cô. + Với việc sử dụng nghệ thuật đặt câu hỏi: Trẻ chú ý hơn vào nội dung câu hỏi. Trẻ có thời gian suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Trẻ tự tin khi trả lời được câu hỏi của cô. Nếu không trả lời được, trẻ vẫn không cảm thấy mất tự tin mà sẵn sàng lắng nghe ý kiến giúp đỡ của bạn, của cô. Với những trẻ nhút nhát, khả năng của trẻ sẽ được khơi dậy, trẻ tự tin hơn theo từng cấp độ câu hỏi của cô từ dễ đến khó. * Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ qua đồng dao, ca dao Những bài đồng dao, ca dao luôn hấp dẫn đối với trẻ thơ. Sẽ thật thiếu sót nếu trẻ không được làm quen với thể loại này. Vì vậy, tôi đã tổ chức cho trẻ đọc đồng dao, ca dao bằng những trò chơi dân gian rất vui vẻ: Ví dụ: Dung dăng dung dẻ, Mười ngón tay, Kéo cưa lừa xẻ, Nu na nu nống. Hiệu quả: Giúp trẻ làm quen ngôn ngữ hát, kể giàu tính nhạc, giàu hình ảnh, có sức tạo hình. Nó rất phù hợp với việc rèn cho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lối nói trôi chảy, uyển chuyển. 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc