Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24–36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24–36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24–36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non
Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. MỤC LỤC I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 1 II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................... 3 1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn...........................3 3.Một số biện pháp thực hiện............4 3.1.Biện pháp 1: Điều tra, khảo sát tình hình trẻ trong lớp..4 3.2. Biện pháp 2: Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học..5 3.3. Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình quen thuộc và hình thành các kĩ năng tạo hình cơ bản cho trẻ..........8 3.4. Biện pháp 4: Rèn luyện kĩ năng tạo hình cho trẻ........................................13 3.5. Biện pháp 5: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực phát triển khả năng tạo hình của trẻ.14 3.6. Biện pháp 6: Xây dựng một số đề tài tạo hình sáng tạo theo chủ đề............16 3.7. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh17 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.18 III: KẾT LUẬN...................................................................................... 21 1.Kết luận21 2. Bài học kinh nghiệm22 3. Kiến nghị - Đề xuất.22 0 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. đủ. Tuy nhiên, trẻ cũng đã có khả năng liên tưởng, liên hệ giữa các dấu hiệu của đối tượng. Trẻ đã có khả năng thể hiện tưởng tượng tái tạo, biểu cảm bằng cách “Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non” sử dụng một số chấm, vạch, đường nét khác nhau bổ sung vào các hình do người lớn vẽ sẵn hoặc do trẻ tình cờ tạo nên. Những sản phẩm tạo hình của trẻ nhà trẻ rất ngây thơ và “trẻ con”, nhưng trong cái non nớt ấy là cả sự tưởng tượng diệu kỳ, tự do tìm kiếm, thử nghiệm và nhờ đó mà thoả mãn những nhu cầu khám phá cái chưa biết, nhu cầu tạo ra cái đẹp đang không ngừng nảy sinh và phát triển ở trẻ. Hoạt động tạo hình được thể hiện rất phong phú và đa dạng qua các hình thức như: tô, vẽ, nặn, xé giấy, trang trí... Trong đó, vẽ, nặn là hoạt động phổ biến ở quê tôi . Kim lan một làng nghề gốm cổ truyền bên ven sông Hồng làng nghề đã có từ lâu đời. Tại nơi đây, mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra và lớn lên đã được tiếp xúc hàng ngày với đất nặn, màu, các sản phẩm gốm sứ được làm từ đất. Bản thân tôi cũng là một người con của làng gốm Kim Lan , tôi luôn mong muốn duy trì và phát huy hơn nữa nghệ thuật làm gốm sứ cổ truyền của quê hương. Với vai trò là một cô giáo mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày, tôi biết “ các con” bé bỏng của tôi hôm nay nhưng ngày mai sẽ trở thành những nghệ nhân gốm sứ của quê hương. Bản thân tôi luôn trăn trở “ Mình phải làm gì? Làm như thế nào?” để góp một phần công sức nhỏ bé của mình với quê hương, giúp các nghệ nhân tài năng nghệ thuật trong tương lai được ươm mầm, chăm sóc và phát triển toàn diện. Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê nghề nghiệp, luôn nhiệt tình, ham học hỏi, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non” để nghiên cứu và áp dụng trong suốt năm học 2017 – 2018 này. 2 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. - 100% trẻ ăn bán trú tại trường, đa số trẻ trong lớp đều nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh, có sức khỏe, bước đầu một số trẻ đã có các thao tác tạo hình vì được tiếp xúc với nghề truyền thống từ gia đình. - Tôi được tham gia học tập cũng như kiến tập nhiều chuyên đề tạo hình của đồng nghiệp ở các độ tuổi khác nhau. - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. - Trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm, cách làm các sản phẩm gốm sứ nghệ thuật một cách thường xuyên tại gia đình có lò sản xuất gốm sứ. - Đa số phụ huynh nhiệt tình trong việc trao đổi, phối kết hợp với tôi và giáo viên ở lớp trong công việc rèn kĩ năng tạo hình và thu thập nguyên vật liệu tạo hình. 2.2. Khó khăn: - 100% trẻ tới lớp là các cháu mới, kĩ năng tạo hình của trẻ có được là do có sẵn ở một số gia đình có lò sản xuất gốm sứ, còn đa số các cháu còn bỡ ngỡ vì chưa được tiếp xúc với tạo hình bao giờ. Do đó, việc đưa trẻ vào nếp học, việc hướng dẫn trẻ các kĩ năng tạo hình cơ bản mất nhiều thời gian. - Đa số trẻ chưa được tiếp xúc với các nguyên vật liệu tạo hình ( hồ dán, xốp màu, giấy màu, đất nặn, sáp màu....) do đó, kĩ năng tạo hình của trẻ còn rất nhiều hạn chế. - Khả năng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình với người khác. - Một số trẻ trong lớp có tính thụ động, không tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn trong lớp. Trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện như sau: 3. Một số biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1 : Điều tra, khảo sát tình hình trẻ trong lớp - Để nắm bắt được đặc điểm tình hình của trẻ trong lớp, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trong lớp mình với các tiêu chí cụ thể : 4 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. Ví dụ: Chủ đề Trường Mầm non: + Ở góc vận động, tôi trang trí hình ảnh bé chơi đu quay, cầu trượt, bập bênh. Hình ảnh trang trí bé chơi đu quay, bập bênh + Góc “ Bé hoạt động với đồ vật”, ngoài các đồ chơi xâu vòng, xâu hạt, hoa lắp ghép, tôi còn chuẩn bị các bài vẽ về đồ dùng đồ chơi trong lớp, ngoài trời cho trẻ tập di màu, tô màu, bôi màu để trưng bày, treo các bài sản phẩm của trẻ. + Góc “ Cô và cháu cùng đọc sách”, tôi trang trí hình ảnh cô giáo và bạn nhỏ đang cùng nhau xem sách truyện, đồng thời tôi tận dụng mảng tường để treo các quyển sách, truyện minh họa trong chủ đề. Hình ảnh cô và cháu cùng xem sách truyện 6 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. một ô để treo sản phẩm do chính tay trẻ tạo ra. Ở đây, trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, ai chưa đẹp bằng, nếu bài của bé chưa đẹp thì bé phải cố lên lần sau phải làm cho đẹp hơn để bằng bạn hoặc làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ. Hình ảnh trưng bày sản phẩm của trẻ bên ngoài lớp Ngoài ra, để tạo không gian xanh ngay tại môi trường lớp học, tôi đã thiết kế giá bằng khung sắt để trưng bày, treo các giỏ cây hoa, cây xanh, cây cảnh ở ngay trước hiên của lớp làm góc thiên nhiên với các đồ chơi như bình tưới nước để trẻ có thể tưới nước cho cây hàng ngày. Tất cả đều được tôi sắp xếp một cách hài hòa, phù hợp với trẻ. Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề, tôi khéo léo tận dụng thay đổi nội dung chủ đề mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên của góc chơi của mình. Tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.Tóm lại, việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng, vừa đạt mục đích cho trẻ học mọi lúc mọi nơi, đồng thời còn góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. 3.3. Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình quen thuộc và hình thành các kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ. Các nguyên vật liệu tạo hình như giấy, giấy màu, sáp màu, bút lông, bút dạ, màu nước, đất nặn, hồ... là những nguyên vật liệu rất quen thuộc dành cho trẻ để tham gia hoạt động tạo hình. Ngoài ra, tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm, phế liệu bỏ từ gia đình để tạo sự đa dạng của nguyên vật liệu nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Để đảm bảo khi sử dụng nguyên liệu tạo hình, tôi luôn chú ý những điểm sau: 8 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. bút tô màu nước, tôi còn thiết kế kiểu “ Bút bông”. Với kiểu bút này, trẻ có thể dễ dàng tô màu những bức tranh đen trắng đã được vẽ sẵn hình vẽ to, rõ ràng, đơn giản như: hoa, quả, ô tô...mà không bị chờm ra ngoài và không cần phải chấm màu nhiều lần. Cách làm bút bông như sau: tôi sử dụng những chiếc đũa ăn một lần rửa sạch sẽ để làm thân bút, sau đó dùng đề can màu dán kín phần thân bút. Cắt nhỏ những miếng bông thành những hình vuông cỡ 3x3cm, sau đó buộc bông vào phần thân bút bằng dây thép bạc. Cuối cùng, tôi dùng băng dính trong quấn quanh phần bông và thân bút lại là được chiếc bút bông cho trẻ sử dụng Khi trẻ đã có kĩ năng di các nét thành thạo, tôi bắt đầu cho trẻ tập vẽ các nét cơ bản: nét ngang( vẽ con đường), nét xoay tròn( vẽ cuộn len, vẽ quả bóng), vẽ nét xiên (vẽ mưa rơi). Hình ảnh bé ngồi vẽ mưa Khi trẻ tham gia hoạt động này sẽ giúp: - Trẻ biết được một số nguyên vật liệu chủ yếu trong hoạt động tạo hình như: giấy, màu sáp, bút lông, bút dạ để tô, vẽ. - Trẻ biết giấy dùng để vẽ, sáp màu dùng để tô. - Trẻ nhận biết 3 màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng. - Trẻ biết tô ngang hoặc dọc kín tờ giấy. - Từ đó, trẻ có kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế. - Phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ. * Hoạt động chơi với đất nặn và làm quen với một số cách nặn đơn giản: Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy, tôi rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm: lăn dọc (tay phải úp lên viên đất lăn đi lăn lại nhịp nhàng theo chiều dọc tạo thành hình giống cái bút, con giun, cái xúc xích); xoay tròn (tay phải 10 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. Ngoài việc tập cho trẻ dán hình, tôi còn hướng dẫn trẻ xé. Ban đầu, tôi cho trẻ xé giấy tự do vào các giờ hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động ngoài trời, sau đó, tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp: xé tự do, xé dải dài, xé vụn, xé theo vết chấm lỗ. Từ những mảnh giấy trẻ xé được tôi hướng dẫn trẻ dán thành cành cây, mái tóc * Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi: Hiện nay, các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng cả về hình thức mẫu mã và nguyên vật liệu. Sau khi sử dụng xong các đồ dùng đó như: vỏ chai sữa tắm, lọ dầu gội đầu, chai dầu xả Comfor, chai uống nước Lavie, cô ca hay vỏ hộp bánh, sữa, bìa các tông...Tôi và các chị em giáo viên trong lớp đã thiết kế, trang trí thật bắt mắt tạo sản phẩm phong phú về kiểu dáng, chất liệu như: cái bàn là, cái làn đi chợ,.... để bày trang trí và cho trẻ sử dụng như đồ dùng đồ chơi hàng ngày. Hình ảnh đồ chơi làm từ phế liệu Hình ảnh đồ chơi làm từ phế liệu Vậy “ Làm thế nào để các con của mình cũng có thể làm ra được các sản phẩm đơn giản nhất?”. Cùng với sự giúp đỡ của các cô giáo, tôi đã vẽ hình các con vật ngộ nghĩnh như: gà, vịt, mèo, hay các bông hoa, sau đó dán lên các ống lõi vệ sinh, lon bia, hộp sữa... Để trẻ làm và thấy được các sản phẩm tạo hình không chỉ bằng các loại màu sáp, màu nước, bút dạ, dán hình, tô màu, các nguyên vật liệu phế thải, tôi còn muốn cho trẻ được làm quen với các sản phẩm tạo hình từ thiên nhiên phong phú nữa. Đó chính là là cây và các loại hạt ngũ cốc. Tôi đã cùng các chị em trong lớp tận dụng các loại lá cây rụng, các bông hoa đã nở tàn đem phơi, ép khô để trang trí thành các bức tranh thật gần gũi với trẻ. Đó là hình ảnh của vườn hoa có nhiều cánh bướm đang bay rập rờn, là hình ảnh chú chim vẹt đang 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_cam_x.doc