Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua

docx 26 trang skkn 22/10/2024 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua
 lOMoARcPSD|12184112
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP 
 NÓI CHO TRẺ 24-36 THÁNG Ở TRƯỜNG MN ĐẮC LUA
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Khi còn là một học sinh, tôi luôn ấn tượng bởi hình ảnh một cô giáo mầm 
non hiền hòa trẻ trung, được các em nhỏ vây quanh, cô dạy các em múa, hát, dạy 
trẻ khám phá tìm tòi nhận biết tập nói những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ 
và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi như một người mẹ hiền thứ hai. Chính vì 
điều đó mà tôi ao ước sau này mình trở thành một giáo viên mầm non tôi sẽ 
dùng hết tâm huyết của mình vào việc chăm sóc và dạy dỗ các em vì có thể nói, 
đây là lần đầu tiên trong đời trẻ xa bố mẹ, bước vào một môi trường hoàn toàn 
mới mẻ, cô giáo là người đầu tiên trẻ tiếp xúc những cảm giác về trường học, về 
cô giáo, về bạn bè trong giai đoạn này rất quan trọng vì đó là ấn tượng ban đầu 
rất sâu sắc đối với trẻ.
 Nhưng có lẽ điều không chỉ mình tôi mà mà tất cả giáo viên mầm non cũng 
đều có chung một suy nghĩ là làm thế nào để có thể hiểu hết được những suy 
nghĩ và thấu hiểu mọi tâm tư nguyên vọng của trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng 
ánh mắt mà còn bằng chính hành động của mình làm sao để trẻ được học được 
giáo dục tốt nhất, làm sao để phát huy hết những khả năng tiềm ẩm trong mỗi cá 
nhân trẻ và luôn lấy trẻ làm trung tâm để giải quyết mọi vấn đề tất cả đều vì một 
mầm xanh tương lai của đất nước, vậy làm sao để trẻ nói lên được suy nghĩ của 
mình?
 Trẻ 24-36 tháng mới phát âm được một đến 2 từ, lời nói của trẻ còn chưa rõ 
ràng mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nói 
không rõ chữ, rõ ý, hay lặp lại các câu nói của cô. Mặt khác các cháu còn nhỏ 
nên thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu những yêu cầu 
của cô giáo. Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tục 
hoàn chỉnh cùng với sự phát triển chung của cơ thể.
 Thông qua quá trình quan sát ở những giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôi 
thấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nói 
nhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động 
nhiều trẻ rất muốn nói những lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ 
yêu cầu của mình dẫn đến tình trạng cô hiểu sai ý trẻ, hoặc có một số cô không 
hiểu trẻ nói gì, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ khiến trẻ sợ đến lớp.
 Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo 
dục trẻ. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm
 1 lOMoARcPSD|12184112
 Độ tuổi của trẻ đến lớp tương đối đồng đều, đa số các cháu đều rất ngoan, 
lễ phép nên rất thuận lợi trong hoạt động nhận biết tập nói của trẻ.
 Phòng học đã được xây dựng kiên cố nên rất thuận lợi cho việc dạy và 
học của cô và trẻ.
 Lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị. Đặc biệt là tranh 
chủ đề luôn thay đổi để trẻ nhận biết và tập nói cung cấp phát triển vốn từ cho 
trẻ nhiều hơn.
 2.2 Khó khăn
 Do trình độ nhận thức một số cháu lúc đầu đến lớp vẫn chưa phát triển 
được nhiều ngôn ngữ cần thiết mà độ tuổi cần đạt được trẻ mới phát âm được 
một đến hai từ “ Ba ba”, “ bà bà” nhận biết được một số câu hỏi ngắn, đơn giản 
lời nói chưa rỏ, chưa tròn câu.
 Ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều, một số trẻ ở đầu độ tuổi còn 
nói ngọng, bập bẹ, nhút nhát, khả năng nhận thức chậm, dùng từ không chính 
xác.
 Kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều nên cũng phần nào ảnh hưởng đến 
hoạt động nhận biết tập nói của trẻ.
 Trình độ nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế đa số làm ruộng, ít 
trò chuyện, giao tiếp với trẻ, thường chiều theo ý của trẻ.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá 
đúng khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong 
giảng dạy nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ.
 * Kết quả khảo sát đầu năm
 Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi 
trường mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ còn hay khóc, 
chưa chịu học, chịu chơi vì vậy việc phát triển vốn từ còn nhiều hạn chế. Kết 
quả chất lượng đầu năm học lớp nhóm trẻ 2 như sau:
 Trung 
 Xếp loại Tốt Khá Không đạt
 bình
 Số Số Số Số 
 Nội dung % % % %
 trẻ trẻ trẻ trẻ
 Trẻ nghe, nói đủ câu rõ 
 2 10% 3 15% 5 25% 10 50%
ràng mạch lạc
 3 lOMoARcPSD|12184112
 ( Hình ảnh: Mô hình đàn gà)
 Ví dụ: trong tiết Nhận biết tập nói: Đề Tài : Con gà, con vịt hay con chim 
 Tận dụng nhạc của bài “ con gà trống ” cô và trẻ cùng xem phim về các
con vật sẽ định học để trẻ củng cố lại kiến thức về các con vật dẫn dắt vào chủ 
đề “ động vật ” cũng như vào nội dung bài dạy chính chuẩn bị mô hình cho trẻ 
quan sát.
 Trong khi quan sát, cô chỉ vào từng bộ phận của con gà, và cho trẻ nhắc
lại.
 Ví dụ: cô chỉ vào đầu gà, và hỏi trẻ đây là gì? ( để cho trẻ nói) sau đó cô
đính chính lại đây là đầu gà, bây giờ các con hãy nói lại cùng cô nào! “Đầu gà” 
cho trẻ nói đi nói lại 2 – 3 lần, tương tự như vậy cô cho trẻ quan sát và gọi tên 
một sô bộ phận khác của gà.
 5 lOMoARcPSD|12184112
 ( Hình ảnh:Tìm hiểu con gà trống)
 Ví dụ: Với con vịt : tôi cho trẻ xem hình ảnh con vịt đang bơi hoặc làm 
động tác vịt bơi hoặc dùng câu đố, trò chơi tạo sự hứng thú đối với trẻ.
 ( Hình ảnh:Tìm hiểu con vịt)
 7 lOMoARcPSD|12184112
 .
 (Hình ảnh: xoài cắt miếng nhỏ) (Hình ảnh: Trẻ ăn xoài)
 ( Hình ảnh:Tìm hiểu quả xoài)
 Tôi chuẩn bị quả thật quả chín và quả xanh, quả có màu sắc rõ ràng, quả 
xoài cắt miếng nhỏ, bỏ trong đĩa.
 Tôi cho trẻ sờ, ngửi, nếm để trẻ có thể cảm nhận được màu sắc mùi vị 
thông qua hoạt động này trẻ sẽ nhớ lâu hơn và có thể nhận biết được màu sắc, 
mùi vị của từng loại quả một cách nhanh chóng, chính xác.
 9 lOMoARcPSD|12184112
 - Nhắc trẻ hoa hồng có gai, nên khi sờ các con phải cận thận.
 Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, 
tư duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệu 
quả hơn, trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, ý nghĩa của mình một cách 
mạch lạc hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt.
 1.3. Giải pháp 3: Dạy trẻ trên tiết học chính.
 Qua thời gian tiếp xúc với trẻ tôi nắm được khả năng phát âm của trẻ ở lứa 
tuổi nhà trẻ phát âm sai sót nhiều.
 Ví dụ : Cháu Linh thường phát âm.
 “Con kiến” đọc là “ Con kiếng ” 
 “Đi làm” đọc là “ Đi nàm” 
 “Hạt xoài” đọc là “Hạt oài”
 Đối với những trẻ phát âm sai, ngay giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ. 
Tôi nói trước rõ lời, nói chậm cho trẻ phát âm theo. khuyến khích động viên trẻ 
đứng lên phát âm đúng, rõ ràng. Nói từ từ, chính xác từng chữ một, có thể cho 
trẻ nói hai ba lần để trẻ nhớ.
 Trong lớp học tôi chia trẻ thành từng tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu 
bài khác nhau : giỏi có, khá có, trung bình có. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24
- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra 
những cách dạy hay để gây hứng thú cho trẻ.
 Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết tập nói “ Con chó, con mèo ” 
 Chủ đề : Những con vật nuôi trong gia đình.
 Với tiết nhận biết tập nói này, tôi làm mô hình một trang trại có các con vật 
chó, mèo sinh động hấp dẫn.
 Để trẻ quan sát nhận xét, gọi tên những con vật tôi cho trẻ về chỗ ngồi ổn 
định, tôi giả làm tiếng kêu hỏi trẻ ; Đấy là tiếng kêu con gì ?. Sau đó đưa mô 
hình con chó, mèo ra cho trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên các bộ phận của con 
chó, mèo.
 Sau khi dạy trẻ nhận biết về tên gọi tôi tiến hành cho trẻ phân biệt giữa 
các đối tượng. Tôi thường cho trẻ phân biệt qua tên gọi, một số đặc điểm, tiếng 
kêu nổi bật nhằm phát triển tư duy của trẻ như:
 Đặc điểm phân biệt Con chó Con mèo
- Tên gọi - Con chó - Con mèo
 11 lOMoARcPSD|12184112
 Tôi cho trẻ trải nghiệm thực tế bằng việc cho trẻ đi tham quan, ngoài trời 
khu trồng rau, hồ cá nhỏ ở đơn vị, qua đó phát triển vốn từ cho trẻ.
 ( Hình ảnh: Trẻ xem ao cá) ( Hình ảnh: Trẻ xem vườn rau)
 Trong giờ học hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến 
khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm 
xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn.
 Giáo viên nên đưa ra câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những 
kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, 
thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ 
biết và có thể làm. Nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khả năng ghi nhớ, nhận 
biết môi trường tự nhiên. Không những thế qua những bài tập trẻ có cơ hội 
khám phá, học hỏi những kiến thức căn bản. Từ đó một số tính cách của trẻ như 
sự kiên trì, nhẫn nại, ham học học và đặc biệt là ngôn ngữ dần hình thành phát 
triển.
 Sau khi nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách 
giảng dạy phù hợp. Và cũng chính sự khác nhau đó, đòi hỏi tôi phải tạo cho trẻ 
có nhiều cơ hội để học tìm hiểu thực tế. Tạo môi trường trong lớp học và tận 
dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được 
học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi.
 Cần phải xây dựng tổ chức môi trường giáo dục, tạo nhiều cơ hội cho trẻ 
học bằng nhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, 
khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp 
với từng độ tuổi khác nhau.
 13 lOMoARcPSD|12184112
 ( Hình ảnh:Trẻ biết chào cô, chào bà)
 2.2. Thông qua giờ ăn :
 Trước khi ăn tôi hỏi trẻ hôm nay các con ăn gì ? ( Cô giới thiệu cho trẻ 
nhắc lại tên món ăn) hoặc khi chia cơm tôi cho trẻ đọc bài thơ giờ ăn, giúp hình 
thành thói quen phát triển vốn từ cho trẻ.
 Đến giờ ăn cơm 
 Vào bàn bạn nhé 
 Nào thìa, bát, đĩa 
 Xúc cho gọn gàng 
 Chớ có vội vàng 
 Cơm rơi, cơm vãi.
 2.3. Thông qua giờ ngủ :
 Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện hay, nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng đi vào giấc 
ngủ. Ví dụ: Câu chuyện “ Thỏ ngoan” “ Khỉ con biết vâng lời’ “ Chú gấu con 
ngoan” hoặc cô cho trẻ nghe những giai điệu nhạc nhẹ nhàng, hoặc nghe bài thơ
« đi ngủ » khi trẻ quen rồi thì sẽ cho trẻ đọc theo.
 2.4. Thông qua hoạt động góc:
 Góc sách - truyện: Cô cho trẻ xem tranh chuyện trong chủ đề. Góc phân 
vai: Cô cho trẻ tập nhận biết giọng các nhân vật trong câu chuyện.
 Ví dụ: Câu chuyện “ Quả trứng”.
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hoat_dong_nh.docx