Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24-36 trong trường mầm non

doc 22 trang skkn 06/04/2024 1510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24-36 trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24-36 trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24-36 trong trường mầm non
 Môc lôc
 Mục lục Trang 1
 Phần A : Đặt vấn đề Trang 2-3
 Phần B : Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Trang 3- 19
Chương 1 : Cơ sở lý luận Trang 3
Chương 2 : Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trang 3-6
Chương 3 : Các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề Trang 6-18
* Biện pháp 1 Trang 6-8
* Biện pháp 2 Trang 8-10
* Biện pháp 3 Trang 11-13
* Biện pháp 4 Trang 13-15
* Biện pháp 5 Trang 15-16
Chương 4 : Kết quả đạt được Trang 16-19
 Phần C : Kết luận và khuyến nghị Trang 16-19
Chương 1: Kết luận Trang 19-20
 1. Ý nghĩa sáng kiến kinh nghiệm Trang 19-20
 2. Bài học kinh nghiệm Trang 20
Chương 2 : Khuyến nghị và đề nghị Trang 20-21
Đánh giá của hội đồng sư phạm Trang 22
 1/22 + Phạm vi, đối tượng và kế hoạch nghiên cứu 
 - Lớp 24-36 tháng D2 trường mầm non nơi tôi công tác.
 - Thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
 PHẦN B : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Chương I : Cơ sở lý luận
 Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống là món ăn tinh thần không thể 
thiếu được trong cuộc sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân 
loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. 
Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những âm thanh trầm bổng, những giai điệu 
mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt 
ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt 
động giáo dục âm nhạc là môn học nghệ thuật giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.. 
Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất, 
ngôn ngữ, phát triển thính giác và cảm xúc cho trẻ. Âm nhạc đối với trẻ thơ là 
một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Qua đó giúp trẻ phát triển thẩm mỹ và góp 
phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
 Trong chương trình giáo dục mầm non thì giáo dục âm nhạc là hoạt động 
mang tính nghệ thuật, nó góp phần phát triển ngôn ngữ, năng lực, cảm xúc, 
tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung và khả năng diễn đạt ở trẻ. Âm nhạc là 
phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, quan hệ giao tiếp, trao đổi 
tình cảm,  Đối với trẻ âm nhạc là thế giới diệu kỳ đầy cảm xúc.
 Ngay từ khi còn nhỏ nằm trong nôi, những câu hát ru ngọt ngào của bà 
của mẹ đã đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Khi đến trường mầm non, ngay từ lớp 
nhà trẻ cô giáo đã đưa trẻ vào thế giới âm nhạc đầy màu sắc, những bài hát dân 
ca, đồng dao khác nhau của các dân tộc trên đất nước Việt Nam phong phú về 
âm điệu, tiết tấu, lời ca giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ 
nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình bạn bè lòng 
yêu nước  Từ đó, hình thành cho trẻ cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, bố mẹ, 
cô giáo, bạn bè và với mọi người xung quanh. Có thể nói giáo dục âm nhạc là 
một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể lực cho 
trẻ Mầm non.
 Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Tình hình chung
2. Thuận lợi: 
 Với quan điểm giáo dục là quốc sách hang đầu trong những năm qua trường 
mầm non nơi tôi công tác đã được Đảng và Nhà Nước, sở giáo dục thành phố 
Hà Nội, phòng GD&ĐT Ba Vì quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. 
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ trung cấp trở lên, yêu nghề, chủ
 3/22 100% trẻ.
 Bảng khảo sát thực trạng đầu năm
 Tổng Kết quả
 Phân loại số
ST Tốt Khá TB Yếu
T khả năng
 SL % SL % SL % SL %
 27
1 Hứng thú trong tiết 5 18,5 6 26 9 33,3 6 22,2
 học
 Trẻ hát rõ lời, đúng 24
2 giai điệu của bài hát 4 14,8 6 22,3 9 33,3 8 29,7
 Khả năng vận động 24
 theo giai điệu bài hát( 
3 3 11,2 5 18,5 9 33,3 10 37
 vỗ tay và sử dụng 
 dụng cụ âm nhạc)
 Khả năng bộc lộ cảm 24
4 xúc của bản thân khi 3 11,2 4 14,8 9 33,3 11 40,7
 tiếp xúc với âm nhạc.
 Khả năng hiểu được 24
5 nội dung và ý nghĩa 3 11,2 7 26 9 33,3 8 29,5
 của bài hát.
Khảo sát giáo viên:
 Trước khi áp dụng những biện pháp dạy trẻ học âm nhạc tôi còn rất nhiều 
hạn chế trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
 - Quá trình tổ chức hoạt động học âm nhạc giáo viên đã làm đồ dùng, đồ 
chơi, tuy nhiên đồ dùng chưa đẹp, chưa sáng tạo, chưa phong phú.
 - Việc sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục âm nhạc 
chưa được giáo viên thực hiện thường xuyên. 
 - Khi lựa chọn nội dung kết hợp cho hoạt động giáo dục âm nhạc chưa 
phù hợp với nội dung chủ đề của bài dạy. Các phần chuyển tiếp còn rời rạc, khô 
cứng, chưa sáng tạo, chưa hợp lý.
. Khảo sát về phụ huynh học sinh:
 - 20% là công nhân viên chức nhà nước.
 - 80% là nông dân. 
 Qua bảng thống kê trên kết hợp với tình hình thực tế khi tiếp cận với phụ 
huynh, tôi nhận thấy kết quả bộ môn âm nhạc bị hạn chế một phần do điều kiện 
kinh tế của nhân dân . Đa số bố mẹ trẻ là nông dân, công việc rất vất vả, không 
ổn định, trình độ văn hóa thấp, thu nhập thấp nên họ có rất ít thời gian quan 
 5/22 dục âm nhạc”, “ Nhạc lý cơ bản - xướng âm” của Nhà xuất bản Đại học sư 
phạm, các quyển tập chuyện trò chơi, tạp chí giáo dục Mầm non, qua các 
phương tiên giao thông đại chúng, học hỏi đồng nghiệp và những người xung 
quanh. Ngoài ra tôi còn truy cập internet tham khảo thêm tài liệu mới về hình 
thức tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ nhà trẻ để nâng cao trình độ chuyên môn 
cho bản thân. Dự chuyên đề âm nhạc của phòng giáo dục tổ chức, của nhà 
trường triển khai. Bên cạnh đó tổ chuyên môn thường tổ chức các buổi sinh hoạt 
tổ để trao đổi kinh nghiệm về cách thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho 
trẻ đạt hiệu quả cao.
 Người ta thường nói “ Trẻ em như trang giấy trắng”, chúng ta vẽ lên đó 
những hình ảnh đẹp ta sẽ nhận được một bức tranh đẹp và ngược lại. Nhưng tôi 
có một nhược điểm là gì “ chênh nhạc” dẫn đến trẻ hát “ chênh nhạc” theo cô 
giáo. Vì vậy, tôi quyết định sửa chữa nhược điểm của mình. Đầu tiên, tôi đi mua 
băng bài hát cho trẻ Mầm non mang về tìm những bài hát mình sắp dạy để tập 
hát nhiều lần theo băng. Sau đó, tôi nhờ các đồng nghiệp nghe tôi hát để kiểm 
tra, sửa sai cho tôi. Khi đã thuộc lời và hát chuẩn xác, diễn cảm các bài hát đó 
tồi mới hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát. Kết quả tỷ lệ trẻ ở lớp tôi hát sai nhạc 
giảm rõ rệt. Hơn nữa, do tập bài hát nhiều nên giọng hát của tôi bây giờ truyền 
cảm, mềm mại hơn và không còn bị hát “ chênh nhạc” nữa.
 (Hình ảnh tài liệu tham khảo).
 Qua nghiên cứu tài liệu Tôi đã có một kiến thức tổng hợp đầy đủ và chính xác, 
Tôi thật tự tin khi lên lớp. Tôi thấy mình không còn lúng túng khi chuyển bước 
trong tiết dạy. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu nên hứng thú học hơn. Giờ đây những 
tiết học của Tôi thường được đánh giá cao vì Tôi đã biết khai thác những nội 
dung mới lạ, hấp dẫn và tìm ra những phương pháp thích hợp.
 7/22 Xin mời đội mèo con.
 ( Trẻ đội mũ mèo con đứng lên hát)
 Vừa rồi các đội gà trống, mèo con hát thật là hay và các bạn đội 
cún con cũng đang rất nóng lòng muốn lên trổ tài
 ( Xin mời các bạn cún con đứng lên hát)
 Trẻ lớp tôi rất phấn khởi, hào hứng đứng lên hát. Trẻ rất thích thú được 
đội chiếc mũ ngộ nghĩnh mà cô làm cho và nhất là trẻ rất thích được đóng vai 
các con vật đáng yêu.
 Cũng bằng những tập lịch cũ đó, tôi có thể làm thành những bức tranh xé 
dán rất lạ mắt.
 Ví dụ: Hoạt động giáo dục Âm nhạc.
 NDTT: Nghe hát: Cò lả.
 NDKH: VĐTN: Thả đỉa ba ba.
 Tôi lấy bút vẽ phác họa những hình ảnh theo nội dung bài hát “ Cò lả” sau 
đó sử dụng các mẩu giấy màu vụn ( không còn cắt được hình gì nữa) vò nhàu, xé 
vụn dán thành bức tranh có hình đàn cò trắng bay trên cánh đồng lúa xanh bát 
ngát, Trước khi hát cho trẻ nghe tôi đàm thoại với trẻ về bức tranh:
 - Các con xem trong bức tranh này có những con gì?
 - Đàn cò trắng đang bay lượn ở đâu?
 - Đây là bức tranh của miền quê đồng bằng Bắc Bộ. Bức tranh đàn cò 
trắng bay trên cánh đồng lúa xanh bát ngát thật đẹp. Cảnh đẹp khiến cho người 
dân nơi đây dù có đi đâu cũng luôn nhớ về quê hương giàu đẹp của mình. Đây 
cũng chính là nội dung bài hát “ Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc Bộ mà hôm nay 
cô sẽ hát cho cả lớp mình nghe đấy.
 Sau đó, để thay đổi hình thức thể hiện tôi còn sử dụng bức tranh để minh 
họa cho lời bài hát ở lần hát tiếp theo. Như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ lời 
bài hát một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
 Trong các hoạt động giáo dục âm nhạc, để rèn luyện khả năng sử dụng 
nhạc cụ âm nhạc và thay đổi các hình thức dạy học, tạo sự tập trung chú ý cho 
trẻ, tôi thường làm thêm các dụng cụ âm nhạc như: phách tre, hộp xúc xắc, trống 
cơm, đàn .để trẻ sử dụng.
 Ví dụ: Hoạt động giáo dục Âm nhạc.
 NDTT: Nghe hát: Trống cơm.
 NDKH: VĐTN: Đi một hai.
 Trước ngày Tết Nguyên Đán, mọi gia đình đều đi mua bánh kẹo và các đồ 
dùng chuẩn bị cho ngày Tết. Sau những ngày này, lượng rác thải ra rất nhiều, có 
những người dân còn vô ý đổ rác luôn ra ngoài đường, ao, hồ, sông,  gây ra 
tình trạng ô nhiễm môi trường. Để góp phần bảo vệ môi trường và tạo điều kiện 
 9/22 3.Biện pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục âm nhạc vào các hoạt động chăm 
sóc giáo dục trong ngày của trẻ.
 Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non tiếp cận văn hóa trong đó có âm nhạc 
trong điều kiện được tiếp xúc với môi trường sống xung quanh. Giáo dục âm 
nhạc nếu được thực hiện tích hợp phù hợp với các hoạt động trong một ngày của 
trẻ thì sẽ giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm âm nhạc một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ tiếp 
nhận một cách tự nhiên, không gò bó, không áp đặt ,từ đó đem lại hiệu quả giáo 
dục cao.
 Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ , lôi cuốn trẻ đến trường. Ở 
tuổi mầm non các bé vẫn chưa tự giác, tâm thế đến trường của trẻ thường bị xáo 
chộn. Trẻ chưa thực sự bứt mình ra khỏi sự âu yếm của ông bà bố mẹ dành cho 
để đến trường với bạn bè và cô giáo. Chính vì vậy, âm nhạc giúp trẻ tự tin hơn, 
tạo cho trẻ tâm thế mạnh mẽ, tin tưởng vào cô giáo và bạn bè.Lúc này âm nhạc 
góp phần tác động rất lớn đến tâm lý trẻ. Nắm được tâm lý đó tôi chọn một số ca 
khúc có chủ đề đi học để bật băng mở cho trẻ nghe.
 Ví dụ: Bài hát “ Con chim hót trên cành cây” của nhạc sỹ Trọng Bằng.
“ Con chim hót trên cành cây. Chào chúng em đến trường đấy. Con bươm bướm 
cũng về đây. Đùa với hoa lá tung bay.” 
 Nội dung bài hát diễn tả khung cảnh một ngày mới bắt đầu thật sôi động , 
với âm thanh của chú chim hót líu lo và cảnh sắc thiên nhiên, hoa lá thật đẹp và 
vui tươi. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên hòa với niềm phấn chấn đến trường 
của bé sẽ giúp trẻ tự tin thích thú hơn khi đến lớp.
 Để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp , biết chào bố, chào mẹ. Tôi mở 
cho trẻ nghe bài hát “ Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung:
 “ Con chào bố ạ. Con chào mẹ yêu.
 Con đi học nhé. Chiều con lại về.”
 Khi cho trẻ nghe những bài hát mà trẻ có thể hát theo được ở trên, ngoài 
tác dụng giáo dục âm nhạc mà còn giúp giúp trẻ làm quen củng cố những bài hát 
trong chương trình. Đây là một phương pháp tiếp xúc với âm nhạc vô cùng cần 
thiết và chuẩn xác. Nếu trẻ chỉ được học âm nhạc thông qua sự truyền đạt của cô 
giáo thì sẽ dẫn tới sự nghèo nàn thậm chí sai lệch trong nhận thức về âm nhạc 
của trẻ sau này.
 Vào đầu giờ buổi sáng, sau khi đón trẻ và điểm danh là hoạt động tập thể 
dục sáng. Để thay thế lời hô 1 – 2 khô cứng và đơn điệu làm hiệu lệnh . Tôi lựa 
chọn các bài tập thể dục được kết hợp hài hòa với âm nhạc như bài : “ Ồ sao bé 
không lắc”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “ Cùng tập thể dục”, “ Chim mẹ chim con”
 Ví dụ: Bài Ồ sao bé không lắc.
 - Động tác 1:
 11/22

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc