Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON" Lệ Thủy, tháng 12 năm 2016 Lệ Thủy, tháng 12 năm 2016 1 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, Giáo dục Mầm non là nền tảng đầu tiên của trẻ thơ. Làm công tác giáo dục nói chung và chăm sóc giáo dục Mầm non nói riêng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc. Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là của mọi người, của toàn xã hội và của cả nhân loại. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên đời là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người con tương lai của đất nước.Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Do vậy, đòi hỏi những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, hiểu biết rõ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Cô giáo Mầm non là người kĩ sư tâm hồn, là người mẹ hiền thứ hai của con trẻ thơ luôn ươm những mầm xanh cho đất nước. Người ta thường nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”; “Khỏe để lao động Khỏe để học tập Khỏe để chiến đấu Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc’’ Như vậy, sức khỏe là cái vốn quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất, chiến đấu, thực hiện được những ước mơ hoài bảo của con người. Hoạt động phát triển thể chất đối với trẻ mầm non nhằm mục đích củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất trong vận động, góp phần phát triển toàn diện. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ tổ quốc. Có thể khẳng định rằng: giáo dục phát triển thể chất là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Hiện nay chiến lược “Phát triển nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quân tâm. Vậy sự phát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi mầm non bây giờ như thế nào? Đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo tâm sinh lý, trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống, phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên 3 UBND huyện và địa phương hỗ trợ mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học đầy đủ, phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. Điều đặc biệt hơn nữa, nhà trường được Ủy ban nhân dân Tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 vào tháng 12 năm 2014; nhà trường vừa được phòng khảo thí Sở GD&ĐT kiểm tra công tác kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. Đó chính là niềm động viên, phấn khởi, cổ vũ tinh thần cho tập thể sư phạm nhà trường càng hăng say hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Là giáo viên dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi; tôi và các đồng chí giáo viên dạy trong nhóm lớp có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Với tinh thần nhiệt tình yêu nghề mến trẻ say sưa với công việc đi sớm về muộn. Tôi luôn luon không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức của một nhà giáo, có ý thức học tập để nâng cao kiến thức, có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện và không ngừng sưu tầm nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương để tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các góc chơi cũng như trong các giờ hoạt động khác. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, tạo hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động. Luôn tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng, cụm và nhà trường tổ chức, cập nhật thông tin kịp thời. Phụ huynh trong lớp nhiệt tình, có nhận thức về việc học tập của con em mình, sẵn sàng phối kết hợp với cô giáo hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học. Sân bãi phục vụ cho hoạt động thể chất rộng rãi, thoáng mát. Nhà trường đã xây dựng khu phát triển thể chất cho trẻ được trãi nghiệm. Hầu hết các cháu trong độ tuổi 24-36 tháng sinh ở đầu năm nên khá thuận lợi cho việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động, trẻ rất nhanh nhạy và hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít những khó khăn nhất định như sau: Trẻ trong lớp chủ yếu là con em gia đình buôn bán, công dân cạo mũ cao su, một số con giáo viên nên đa số phụ huynh bận công việc, chưa thật quan tâm sát sao đến việc học của con em mình, đặc biệt là nhận thức về giáo dục phát triển vận động của phụ huynh chưa thật đồng đều, nên khả năng vận động thể dục của trẻ có phần hạn chế. Một số cháu còn nhút nhát, do trẻ ở độ tuổi nhà trẻ các cơ còn mềm khả năng vận động còn yếu, chưa tiếp cận nhanh với các hoạt động bò, chạy nhảy, trườn, trèo...Một số trẻ kĩ năng tập luyện chưa thật đúng, tập chưa khớp nhạc, chưa hiểu rõ dự lệnh, động lệnh của cô khi tập bởi trẻ 24-36 tháng tuổi chưa được ý thức như các độ tuổi khác. Đầu năm học tôi kết hợp với nhân viên y tế trong trường tổ chức cân, đo trẻ vào đợt 1 giữa tháng 9; trong lớp tôi phụ trách có 02/35 cháu suy dinh dưỡng nhẹ cân; tỷ lệ 5,7% và 03/35 cháu suy dinh dưỡng thấp còi; tỷ lệ 8,6%; thể trạng sức khỏe một số trẻ chưa được tốt. Bởi trẻ ở độ tuổi này trẻ còn non yếu chưa được vận động nhiều nên cơ thể trẻ phát triển chưa toàn diện, sức khỏe của trẻ không đảm bảo khi thời tiết thay đổi theo mùa. Hơn thế nữa một số trẻ còn nhút nhát, khóc nhè. Một số phụ huynh chưa thật quan tâm đến sức khỏe của con em mình chưa chú trọng tập luyện cho trẻ một số thao tác đơn giản. Chính vì vậy 5 Năm nay lớp tôi được lựa chọn làm lớp điểm về chuyên đề phát triển vận động, nên ngay từ đầu năm tôi đã căn cứ vào kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn xây dựng, căn cứ vào mục tiêu đặt ra trong chương trình giáo dục mầm non, căn cứ vào độ tuổi và khả năng của trẻ và tình hình thực tế của lớp, tôi đã lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, cụ thể theo hướng gần gủi với trẻ, phù hợp với vùng, miền. Từ nội dung giáo dục đó tôi đã cụ thể hóa thành các vận động cụ thể trong từng giờ giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo nguyên tắc hệ thống, liên tục và có sự phối hợp giữa các vận động, theo mức độ tăng dần đi từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề trong năm. 2.2.2.Biện pháp 2. Giáo viên nắm được nội dung, mục tiêu, phương pháp hình thức tổ chức: Là người giáo viên mầm non nói chung mà đặc biệt là giáo viên dạy trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng. Bản thân tôi thật sự yêu nghề, mến trẻ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp, nắm chắc phương pháp dạy của từng loại tiết, hiểu rõ nguyên tắc, nội dung, mục tiêu, phương pháp của hoạt động giáo dục đối với trẻ mầm non. Muốn tổ chức tốt giờ hoạt động giáo dục thể chất tốt đòi hỏi mỗi một giáo viên chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy, xác định rõ nội dung trọng tâm của bài, mục tiêu bài dạy,cô giáo cần truyền đạt cho trẻ những gì cho trẻ, luyện tập bài tập vận động cơ bản nên chọn bài hát nào để lồng ghép nhạc sao cho khớp, phù hợp với độ tuổi. Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc tập luyện cho trẻ, lựa chọn các bài tập vận động hoặc trò chơi phù hợp với độ tuổi và vừa sức với độ tuổi trẻ nhà trẻ 24-36 tháng. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu nội dung của bài dạy, từ đó lựa chọn các bài tập và tỏ chức cách tiến hành tiết học sao cho hợp lý như: Phương pháp hướng dẫn, hình thức tổ chức phối hợp sao cho nhịp nhàng. Giáo viên chuẩn bị sân bải, đồ dùng phục vụ trong tiết học phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Giáo viên bố trí không gian đảm bảo thoáng mát, đủ số lượng trẻ tham gia hoạt động. Phong cách lên lớp của giáo viên mạnh dạn, tự tin, dùng mọi thủ thuật nhằm thu hút và lôi cuốn trẻ vào hoạt động vận động học để giúp trẻ thực hiện một cách có hiệu quả tốt. Bởi một giờ hoạt động chung ở đây giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn trẻ làm trung tâm. Giáo viên nắm rõ các nguyên tắc và phương pháp tích hợp nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non vào chủ để, vào các hoạt động (thời điểm) trong ngày và các hoạt động giáo dục (theo các lĩnh vực giáo dục) trong chương trình giáo dục Mầm non sao cho phù hợp. 2.2.3 Biện pháp 3. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ nhà trẻ, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thểViệc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào tổ chức hoạt động chung cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, 7 trọng lượng phù hợp với cơ thể trẻ. Các loại đồ dùng, dụng cụ được sắp xếp gọn gàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối nhằm giúp trẻ hứng thú thma gia hoạt động tích cực biết sử dụng các loại thiết bị, đồ chơi và tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ có thể được tự do tiếp cận, tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách hiệu quả. Việc sắp xếp hợp lý các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng và sự sắp xếp đó nó phụ thuộc vào kích thước, mục đích sử dụng. Những dụng cụ như ghế thể dục, khối gỗ được đặt dọc theo tường. Các dụng cụ nhỏ như: Bóng, túi cát được để vào rá ở ngăn tủ. Vòng, gậy thể dục treo trên tường hoặc để trên giá vừa tầm với trẻ nhà trẻ dê lấy, dễ cất. b. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời: Cùng với việc tạo môi trường trong lớp, ngoài trời tôi cũng tạo được môi trường phát triển vận động cho trẻ. Sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời được trang bị phù hợp. Đồ chơi ngoài trời bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Một số đồ chơi sáng tạo dược làm các ống dài từ lốp xe cho trẻ chui, làm đường gồ ghề tập cho cho trẻ đi. Các thiết bị, đồ chơi được sắp xếp theo hướng khuyến khích trẻ tích cực hoạt động theo nhóm, lớp, cá nhân, đảm bảo các mức độ vận động khác nhau để mọi trẻ đều có thể thực hiện vận động, đảm bảo an toàn, giáo viên dễ quan sát trẻ. Khu vui chơi phát triển thể chất của nhà trường được xây mới khang trang với thiết bị đồ chơi liên hoàn. *Môi trường xã hội: Không những chú trọng về môi trường vật chất mà môi trường xã hội cũng cần quan tâm tạo cho trẻ có tâm thế, thoải mái tinh thần để trẻ tham gia vào vận động tốt. Trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng tuổi rất hiếu động khi thấy có những đồ chơi mới đẹp thì rất hứng thú tham gia hoạt động tích cực. Thông qua đó, giúp phụ huynh thấy rõ được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non vất vã như thế nào. Con mình hoạt động ra sao? Đến trường có vẽ trưởng thành hơn khi ở với bố mẹ. Chính vì vậy! Việc tạo môi trường phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non có ý nghĩa rất thiết thực nhằm giúp trẻ được trải nghiệm, được “Học mà chơi - chơi bằng học”. Xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động phát triển vận động. Hiểu được điều đó, đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tập trung triển khai các hoạt động xây dựng khu giáo dục thể chất, xây dựng vườn rau của bé, tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên và sẵn có ở địa phương để xây dựng, làm đồ chơi, thiết bị cho trẻ vận động. Giáo viên tích cực chăm sóc vườn hoa, cây cảnh của lớp nhằm góp phần xây dựng môi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Mỗi một cô giáo luôn có những hành vi, cử chỉ, thái độ, lời nói mẫu mực, phù hợp để trẻ noi theo và dạy trẻ những kĩ năng, thái độ ứng xử cần thiết, phù hợp. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc