Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ từ 24 -36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống

docx 26 trang skkn 06/04/2024 5650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ từ 24 -36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ từ 24 -36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ từ 24 -36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
 TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MY
 ------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24 -36 THÁNG 
 CÓ THÓI QUEN TRONG ĂN UỐNG.
 Giáo viên : Trần Thị Bích Hạnh
 Lớp : B2 - Trường Mầm Non Hoạ My
 NĂM HỌC 2006-2007.
 0 phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ 
luật. do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho 
trẻ. Nếu trẻ có một thói quen ăn uống xấu không những ảnh hưởng đến 
ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng cho nên 
khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý, bồi dưỡng thói quen ăn 
uống tốt cho trẻ từ nhỏ. Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Một số biện pháp 
giúp trẻ từ 24 -36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Đặc điểm chung.
 Đầu năm lớp tôi có 30 trẻ - 2 giáo viên. Trong quá trình chăm sóc và 
dạy trẻ chúng tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
 - Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc 
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc 
tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn.
 - Bản thân tôi là một giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ 
Mẫu giáo rất yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
 - Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến bữa ăn của trẻ.
b. Khó khăn:
 - Lớp có 91% trẻ mới đi học lần đầu chưa có có ý thức, đa số trẻ 
thích làm gì làm đấy, không có nề nếp trong mọi hoạt động.
 - Trong giờ ăn trẻ còn có nhiều thói quen xấu. Bốc thức ăn gõ bát, 
uống nước canh  hay còn ngậm cơm, kén chọn thức ăn..
 - Một số phụ huynh nhận thức sai cho rằng: Trẻ quá nhỏ để đưa vào 
nề nếp và cần phải cho trẻ ăn những thứ trẻ thích miễn sao ăn nhiều. Đặc 
biệt giữa pH chưa có sự phối hợp cùng giáo viên để dạy trẻ có một thói 
quen trong ăn uống.
 Xuất phát từ thực trạng này một lần nữa tôi khẳng định nhất thiết 
phải đưa ra một số biện pháp: "Giúp trẻ có thói quen tốt trong ăn uống”
 2 - Phối hợp với giáo viên trong lớp cùng dạy trẻ, kiên trì như hướng 
dẫn trong giờ ăn.
 - Kết hợp với phụ huynh khi về nhà cũng dạy trẻ tập xúc ăn như ở 
lớp. Có như vậy việc dạy trẻ của cô giáo mới có kết quả cao.
VD: Khi dạy trẻ tập xúc cơm cô nói con cầm thìa xúc cơm thật khéo như 
vậy tay con dẻo như diễn viên múa, mai sau con sẽ múa dẻo, đẹp và được 
đi biểu diễn ở nhiều nơi được nhiều người biết đến và yêu quý.
Biện pháp 3: Tạo không khí vào bữa ăn nhẹ nhàng, vui vẻ, khiến bé 
giữ được tình cảm vui vẻ, yên tĩnh nhẹ nhõm.
 Cũng như người lớn việc tạo cảm giác thiếu thú trước khi ăn là vô 
cùng quan trọng, không thể thiếu được vì nếu trước bữa ăn mà buồn, chán 
thì trong suốt bữa ăn đó trẻ cũng không vui vẻ luôn ở trạng thái uể oải, 
không tập trung. Do đó trước giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe những câu 
truyện vui, liên quan đến cách ăn uống mang tính giáo dục cao hoặc cho 
trẻ đọc thơ, hát vui vẻ. Không những thế trong lúc còn tôi cùng giáo viên 
trong lớp luôn dùng lời lẽ nhẹ nhàng động viên khen ngợi kịp thời mỗi khi 
trẻ ăn ngoan, nghe lời cô. Và cũng như vậy tôi tuyên truyền tới từng phụ 
huynh về cách làm này để phụ huynh hưởng ứng và giúp đỡ cô thêm những 
lúc ở nhà.
Biện pháp 4: Các biện pháp khác
* Vận động phụ huynh cố gắng cho con ăn ít thậm chi không ăn quà 
vặt, ít ăn ngọt.
 Những bé thường xuyên ăn quà hoặc đồ ngọt thì thường thiếu cảm 
giác đói, không thèm ăn. Hơn nữa đường tiêu hoá cứ ở trạng thái làm việc 
không có cơ hội nghỉ ngơi, dễ xuất hiện công năng đường tiêu hoá rối 
loạn.
 - Theo thực tế ở lớp tôi đầu năm học các cháu thường hay mang quà 
bánh đến lớp phần lớn là kẹo, bim bim, bánh ngọt.
 4 Đồng thời tôi cung cấp cho phụ huynh những tài liệu nói về TD của hoa 
quả đối với bữa ăn của trẻ như thế nào và thời điểm nào cho trẻ ăn hoa quả 
là hợp lý nhất.
 Bằng nhiều hình thức trên tôi đã được phụ huynh phản ánh là nhờ sự 
giúp đỡ hướng dẫn của cô giáo mà kết quả các bữa ăn của con tôi ở nhà có 
tiến bộ rõ rệt trong bữa ăn trẻ ăn được nhiều hơn.
* Tạo môi trường lớp học phong phú
 - Luôn tạo môi trường lớp học phong phú với những mảng từng gây sự tò 
mò cho trẻ đặc biệt là những bức tranh về ăn uống. Do đó giáo dục trẻ liên 
hệ thực tế trong bữa ăn của mình.
 6 Ảnh minh hoạ góc tuyên truyền lớp
* Phối hợp với nhà trường :
 Tuyên truyền trên loa truyền thanh của trường những bài nói về dinh 
dưỡng, cách chăm sóc con hoặc những bài thuốc hay củng cố thêm kiến 
thức cho phụ huynh, từ đó một lần nữa cô giáo trong trường cũng được học 
tập và hiểu thêm về nhiệm vụ, công việc nuôi dạy trẻ. Sau đây là một số bài 
viết minh hoạ:
Bài 1: Vì sao trẻ biếng ăn?
 Rất nhiều bà mẹ trẻ bày tỏ sự băn khoăn không hiểu tại sao con 
mình biếng ăn, mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức để chăm bẵm con và 
đã chú ý cho con ăn đa dạng, đầy đủ, thơm ngon.
1. Thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ.
 Một số ông bố bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn bổ và tốt 
với trẻ như: Thịt, trứng, sữa, cá quả và với niềm tin này, họ tích cực cho 
cục cưng ăn các thức ăn bổ này hết ngày này qua ngày khác. Nếu cộng 
thêm kiểu nấu lặp đi lặp lại thì việc trẻ biếng ăn là điều dễ hiểu.
 Thực tế, trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn, vì khi phối hợp nhiều 
loại thực phẩm, chúng sẽ hỗ trợ cho nhau tạo nên khẩu phần cân đối, trẻ ăn 
sẽ ngon miệng hơn, và dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.
 Ngoài thịt, trứng, sữa, phụ huyh nên cho trẻ ăn thêm đậu, đỗ vừng, 
lạc, tôm, cua, lươn, rau xanh, quả chín Khi trẻ còn bé từ 7-12 tháng thì 
nấu bột, nấu cháo với các loại thức ăn đa dạng trong 4 nhóm thực phẩm 
(đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng), nhưng khi trẻ lớn hơn (từ sau
 8 Việc bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng dưới dạng polyvitamin 
theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể cải thiện được tình trạng chán ăn của 
trẻ. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc kéo dài vì sẽ thừa và có hại đén sức 
khoẻ của trẻ.
6. Trẻ đang bị bệnh.
 Khi trẻ bị bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, tiêu 
chảy, viêm tai giữa thì sẽ mệt mỏi và chán ăn.
 Chăm sóc ăn uống cho trẻ lúc này rất quan trọng, giúp trẻ mau khỏi 
bệnh và bình phục.
 Khi trẻ ốm, cần cho ăn các thức ăn chế biến mềm, giàu chất dinh 
dưỡng.
 Chọn loại thức ăn mà trẻ ưa thích và kiên trì dỗ dành cho trẻ ăn ít 
một, ăn làm nhiều bữa.
 Nếu bé của bạn biếng ăn không do các nguyên nhân trên thì có thể 
nghĩ tới bé lười ăn do thiếu men tiêu hoá.
 Trẻ bị thiếu men tiêu hoá phân thường không mịn, có những hạt 
trắng lổn nhổn, gọi là "phân sống". Bình thường, trong cơ thể trẻ có rất 
nhiều loại men tiêu hoá để giúp cơ thể tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn 
làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn ngon miệng.
 Nếu bị thiếu men tiêu hoá, phụ huynh có thể cho trẻ uống thêm men 
tiêu hoá theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
 Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hoá trong một thời gian 
ngắn (từ 1-2 tuần)
 Không nên cho trẻ dùng men tiêu hoá kéo dài, vì sẽ gây ức chế các 
tuyến tiêu hoá trong cơ thể sản xuất men. Với trẻ sau 6 tháng, hàng ngày 
nên cho trẻ thêm sữa chua (yaourt)
 Muốn cho trẻ hay ăn, chóng lớn, cần quan tâm chăm sóc trẻ một 
cách tỉ mỉ, khoa học, tạo cho trẻ những bữa ăn đủ dinh dưỡng, ngon miệng.
 10 hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải 
nhắc tới bữa ăn.
 Khi quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào 
những giờ phụ hợp, tạo cho trẻ lớp sống điều độ.
 - Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 
bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa ăn sáng và bữa ăn trưa, thay vì cho bé ăn cháo 
hay một lưng cơm , bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có 
thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
 - Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn 
cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó 
không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp 
sườn hầm khoai tay, củ cải bạn sẽ thấy là ít ra là bé sẽ thử.
 - Bạn hãy cố gắng sắp xếp bàn ăn, món ăn đẹp và "ngon mắt". Bên 
cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam, bên cạnh 
những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ. Một sáng kiến rất hay là món sa 
lát thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột,
 - Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định 
đòi làm điều bực mình, hãy làm cho bé ăn. Đấy chẳng qua là khẩu vị . Nếu 
bé chỉ thích ăn bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn 
cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.
 - Đừng ép bé ăn cái gì mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho 
bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn 
hay cho bé ăn thêm trái cây.
 - Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì 
chắc chắn bé sẽ phát hiện và sẽ không chịu ăn nữa. Và nguy nhất là bạn đã 
làm nó ghét cái món ăn mà đến nay nó vẫn thích.
 - Bạn có thể dùng chiến thuật " bình rượu mới cũ". Thay vì cho bé ăn 
thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như 
một thứ đồ uống thay vì để bát như thường lệ.
 12 bè. Có thể không khí trong lành sẽ khiến món thịt bò xào mà bé rất ghét trở 
lên ngon hơn.
Bài 3: Giáo dục tự lập cho trẻ
 Sai lầm mà hầu hết các bậc cha mẹ đều mắc phải nhất là thường chăm 
chút cho con mình quá mức. Sau đây là một vài lời khuyên giúp tránh 
điều này.
 + Hãy cho bé một số quyền tự lập nào đó: tự mặc quần áo, tự mang 
giầy, tự ăn và ngủ. Đây là những bước đầu tiên để tập cho bé có được tính 
tự lập.
 + Hãy cho bé có cơ hội được lựa chọn. Điều này sẽ giúp bé phát triển 
tư duy. Khi bé bắt đầu biết đi, hãy để cho bé tự chọn quần áo để mặc. Nhờ 
vậy, bé quen với việc lựa chọn tranh phục riêng cho mình. Khi lớn lên, bé 
sẽ không bắt chước một cách mù quáng những điều mà người khác làm.
 + Hãy để cho bé có một trách nhiệm nhỏ nào đó. Chẳng hạn như yêu 
cầu bé chăm sóc một cây trồng. Điều này tập cho bé có tinh thần trách 
nhiệm. Đừng la rầy bé nếu không làm tốt nhiệm vụ này. Bé cần được dạy 
dỗ nhiều hơn. Nếu có thể, hãy để cho bé tự biết một vài hậu quả từ công 
việc của mình làm.
Bài 4: Dùng cam như thế nào để có lợi cho sức khỏe?
 Cam là một trong những loại quả có giá trị bổ dưỡng cao nên rất được 
ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Trước đây do còn khan hiếm và giá 
đắt nên chỉ những người bệnh thuộc hàng trung lưu trở nên mới thường 
được dùng cam để bồi bổ và khôi phục sức khoẻ. Nhưng ngày nay cam đã 
không còn là một loại quả "quý tộc" nữa. Cam đang là một loại trái cây có 
mặt khá thường xuyên trên bàn ăn của gia đình. Tuy nhiên, cách dùng cam 
như thế nào cho thật đúng, cho thật khoa học để tận dụng hết tác dụng bổ 
dưỡng của trái cây quý giá này đồng thời hạn chế được những mặt trái khi 
dùng không đúng cách thì không phải ai cũng biết. Nhiều người, nhất là 
những người có khả năng kinh tế, đã dùng cam hơi thái quá, không những
 14 Để làm cho trẻ ăn được ngon miệng, ăn được nhiều thức ăn dễ hấp thụ 
hơn, điều trước tiên khi đi mua bạn phải chọn thực phẩm tươi mới, còn 
nhiều sinh tố và muối khoáng.
 Các thực phẩm mua về ăn liền như bánh mì, các loại bánh ngọt phải 
đựng trong bao sạch tránh bụi bậm, ruồi nhặng. Rau củ mang về, bạn bỏ hết 
phần không dùng được, rửa sạch rồi mới đem thái nhỏ (tuyệt đối không nên 
thái nhỏ trước khi rửa)
 Khi nấu bạn nên xào thịt, rau củ trước khi cho vào nấu. Phi hành mỡ 
cho thơm trước khi xào thịt, rau củ sẽ làm cho các sinh tố tan trong mỡ 
được hấp thụ hết và kích thích trẻ ăn ngon miệng.
 Màu sắc của thức ăn cũng hấp dẫn trẻ, bạn nên sắp xếp để sao cho bát 
cơm của trẻ có màu sắc. Màu như: màu vàng của trứng, màu xanh của rau 
lá, màu đỏ của cà rốt, màu nâu của thịt cá.
 Khi nấu, bạn đậy vung kín (không nên quấy, đảo nhiều) thức ăn sẽ 
mau chín và giữ được sinh tố. Thức ăn của trẻ phải nấu chín, không cho trẻ 
ăn thức ăn tái hoặc sống dễ gây tiêu chảy, nhiễm trùng, giun sán.
 Thức ăn chín nên cho trẻ ăn trong ngày, đến chiều trước khi cho trẻ ăn 
cũng phải hâm lại. Không được để thức ăn quá lâu ngày và hâm đi hâm lại, 
thức ăn sẽ mất dinh dưỡng và đặc biệt là nhiễm độc thức ăn gây nguy hiểm 
cho trẻ.
 Không nên cho trẻ ăn các loại rau, quả còn sống, chua các loại gia vị 
như: ớt, tiêu, tỏi, các loại nước uống kích thích như cà phê, bia, rượu,..
 Thức ăn của trẻ phải mềm, khi trẻ có đủ răng bạn có thể cho trẻ ăn 
thức ăn cứng hơn.
 Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, trẻ sẽ chán ăn mất 
ngon, hôm khác gặp thức ăn ấy trẻ sẽ sợ, chưa kể đến trẻ bị đầy bụng, khó 
tiêu. Nếu trẻ bồi dưỡng nhiều, bạn nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong 
ngày, trẻ sẽ hấp thụ hết.
 16

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_tu_24_36_tha.docx