Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THƠ, TRUYỆN Lĩnh vực : Nhà trẻ Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Bùi Thị Cúc Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Đông Xuân Chức vụ : Giáo viên Năm học 2019 - 2020 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện” châm “Học mà chơi – Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Là một cô giáo mầm non trực tiếp chăm sóc và giáo dục nhóm trẻ 24 – 36 tháng, tôi luôn có những suy nghĩ, trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác Tiếng Việt, làm thế nào để cho ngôn ngữ của con người phát triển. Tôi đã cố gắng dạy các con mọi lúc, mọi nơi, dạy trong mọi hoạt động hàng ngày ở trường. Và tôi nhận thấy rằng, qua hoạt động thơ, truyện trẻ rất hứng thú và thích thú tham gia ngôn ngữ cùng cô, thích bắt chước lời thoại, hành động của các nhân vật trong câu chuyện. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện” để nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu: Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 4. Đối tượng nghiên cứu: Nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường Mầm non nơi tôi công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu: Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp tác động bằng tình cảm + Phương pháp trực quan – minh họa + Phương pháp thực hành + Phương pháp dung lời nói + Phương pháp, đánh giá, nêu gương 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi : Trường mầm non nơi tôi công tác năm học 2019 - 2020. - Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài là 1 năm học bắt đầu từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 02 năm 2020 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Năm học 2019 – 2020, tôi được Nhà trường phân công dạy nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: I. Thuận lợi: 2/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện” - Một số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các con là được học những gì? Mà chỉ quan tâm đến việc con thuộc bài hát, bài thơ nào. - Vì điều kiện hinh tế của một số gia đình còn hạn chế nên ảnh hưởng tới việc kết hợp với nhà trường về việc chăm sóc giáo dục con theo khoa học III. Kết quả khảo sát ban đầu Nhóm trẻ tôi đang phụ trách số lượng trẻ là 17 cháu. Căn cứ vào kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN, ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng, tôi khảo sát trên tiêu chí sau: Bảng khảo sát trước khi thực hiện các biện pháp. TT Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ % - Thực hiện được nhiệm vụ 6/17 35 gồm 2-3 hành động - Trả lời được các câu hỏi: Ai 5/17 29 Nghe, hiểu đây?...làm gì đây? 1 lời nói - Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: Trả lời được các câu 7/17 41 hỏi về tên truyện, tên và các hành động các nhân vật Nghe, nhắc - Phát âm rõ 5/17 29 lại các âm, 2 - Đọc được bài thơ, ca dao, các tiếng và đồng dao với sự giúp đỡ của cô 3/17 18 các câu giáo. - Nói được câu đơn, câu 5 -7 tiếng có các từ thông dụng chỉ 3/17 18 sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc Sử dụng - Sử dụng lời nói có các mục 3 ngôn ngữ để đích khác nhau: Chào hỏi, trò giao tiếp chuyện; Bày tỏ nhu cầu của 7/17 41 bản than; Hỏi về các vấn đề quan tâm - Nói to, đủ nghe, lễ phép 3/17 18 4/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện” phù hợp với trẻ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; đưa ra các phương pháp tối ưu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thường xuyên rèn luyện mình các kỹ năng đọc, kể diễn cảm, diễn rối, sa bàn, kể chuyện qua hình ảnh tạo sự hứng thú và giúp trẻ nhớ lâu về nội dung câu chuyện. 2. Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ Nhà trẻ là tư duy trực quan hình ảnh. Tri giác của trẻ phần lớn bằng những vật thật, tranh ảnh. Nếu không có đồ dung trực quan thì trẻ không thể tưởng tượng và ghi nhớ được. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan trong hoạt động. Đồ dùng trực quan (Vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh) hành động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát có vai trò rất quan trọng. Góp phần to lớn vào việc rèn luyện và phát triển các cơ quan cảm giác và óc quan sát trong quá trình tri giác của trẻ. Đồ dùng trực quan có thể là ảnh, rối, mô hình, sa bàn, vật thật, sân khấu. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện sẽ thu hút và tạo hứng thú, phát huy được trí tưởng tượng, sang tạo cho trẻ, hình thành, củng cố, chính xác biểu tượng của trẻ về các nhân vật, sự vật hiện tượng trong bài thơ, câu chuyện. Thông qua đó, trẻ ghi nhớ, hiểu cặn kẽ những hình ảnh trực quan và khắc sâu trong tâm trí nhiều hơn là trình bày miệng của cô giáo. Đồ dùng trực quan làm cho óc quan sát trẻ phát triển, trí tưởng tượng bay bổng, vốn ngôn ngữ giàu có thêm. Khi cho trẻ quan sát một đồ dùng trực quan nào đó, tôi không để các em coi đó là một đồ vật chết mà phải biết “nói”, phải có thông tin đi kèm. Để giúp trẻ hứng thú và nhớ câu chuyện nhanh, có thể nhớ các từ, tên các nhân vật, tên các con vật hay nội dung, lời thoại câu chuyện tôi đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ có nhiều cơ hội để được nghe, được nói từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mỗi bài thơ, câu chuyện tôi sử dụng đồ dùng trực quan khác nhau: Ví dụ 1: Câu chuyện “Đôi bạn tốt” Tôi sử dụng đồ dùng trực quan là hình ảnh minh họa. Muốn cho biểu tượng của trẻ về các nhân vật, nội dung câu chuyện được tương đối toàn diện, tôi đã chuẩn bị tranh minh họa to, rõ nét phù hợp với nội dung cần truyền tải đến cho trẻ để khi nhìn vào tranh có thể kích thích trẻ trả lời được các câu hỏi cô đưa ra. Khi kể tôi chú ý kể diễn cảm, lời nói rõ ràng, có hình ảnh trực quan minh họa cụ thể đúng với câu từ, hoàn cảnh, diễn biễn nội dung câu chuyện. Như vậy trẻ sẽ cảm nhận tác phẩm một cách dễ hiểu nhất. 6/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện” Ví dụ 3: Khi dạy bài thơ “Chú gà con” Ở lần đọc thứ 2, thay vì đọc thơ qua tranh tôi đã đọc qua mô hình: 1 mâm tròn, trên mâm có 5 - 6 chú gà con đang mổ thóc, trông ngộ nghĩnh, đáng yêu, những chú gà này có màu xanh và màu vàng, khi đàm thoại với trẻ tôi sẽ chú ý lồng ghép tích hợp hỏi trẻ: “Đây là con gì? Con gà màu gì?” để tập cho trẻ nói đủ câu. Sa bàn bài thơ “Chú gà con” Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ chủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay trong giờ học. Ngoài các cách trực quan trên thì kể truyện bằng hình ảnh trên giáo án powerpoint và elening cũng rất hấp dẫn và trẻ rất hứng thú. tôi sử dụng màn hình chiếu cho trẻ quan sát hoặc tận dụng cơ sở vật chất có sẵn ở lớp như tivi, cóp trên mạng các câu chuyện vào usb để mở cho trẻ xem. Các hình ảnh được thiết kế luôn ở trạng thái hình ảnh động kèm âm thanh tương ứng phù hợp như tiếng các nhân vật, con vật, tiếng nước chảy, gió, mưaGiọng kể các nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu khiến trẻ vô cùng thích thú. Khi trẻ xem trẻ sẽ bắt chước theo giọng nói của các nhân vật trong bài thơ, câu chuyện, từ đó phát triển vốn từ cho trẻ. 8/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện” qua mỗi tác phẩm văn học, mỗi câu chuyện tôi sử dụng câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tránh các câu hỏi “treo” ép buộc trẻ phải trả lời “Có” hoặc “Không”. Để giờ học đạt hiệu quả cao, tôi thảo sẵn ra hệ thống câu hỏi trước khi dạy. Mỗi bài thơ, mỗi câu chuyện đều có hệ thống câu hỏi. Khi đặt câu hỏi cho trẻ cô vừa kết hợp trích dẫn nội dung, bài thơ, câu chuyện và cho trẻ xem đồ dung trực quan để giúp trẻ hiểu và ghi nhớ nội dung, kích thích trẻ trả lời, mở rộng vốn từ cho trẻ. Ví dụ 1: Câu chuyện “Thỏ ngoan”. Hình ảnh trong câu chuyện “Thỏ ngoan” Sau khi kể cho trẻ nghe câu chuyện, tôi đàm thoại với trẻ thông qua hệ thống câu hỏi như: + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Bác Gấu đang đi ở đâu? + Trời bỗng làm sao? + Bác Gấu bị làm sao không nhỉ? (À! Bác Gấu đang đi giữa rừng, thì trời đổ mưa ào ào. Bác ướt hết. Thế rồi) + Bác đi đến nhà ai? + Bác làm gì? (Bác Gấu đến nhà Cáo, bác gõ cửa cốc cốc. Chúng mình cùng gõ cửa giống bác Gấu nào!) + Bác gọi thế nào nhỉ? (Chúng mình cùng gọi Cáo giống bác Gấu nào!) + Cáo có cho bác Gấu vào nhà không? 10/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện” dung bài học và có biểu tượng con cá vàng và biết được hoạt động, nơi sống của con cá Trong quá trình trích dẫn, đàm thoại cùng với trẻ, có câu hỏi tôi hỏi cả lớp, có câu hỏi tôi hỏi cá nhân trẻ. Những trẻ chậm nói, rụt rè, nhút nhát tôi hỏi những câu hỏi mở, gợi ý để khích lệ trẻ trả lời hoặc tôi sẽ gọi trẻ trả lời tốt trả lời sau đó cho các cháu nhắc lại. Thông qua các câu hỏi khi đàm thoại trong mỗi bài thơ, câu chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ theo như kết quả mong đợi của độ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi: “Ai đây?”; “Cái gì đây?”; “làm gì?”; “thế nào?”. Hiểu được nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động các nhân vật. Phát âm rõ tiếng. Đọc được các bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.) 4. Biện pháp 4: Qua các hoạt động khác Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động góc cũng là một hình thức quan trọng, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ. Đặc biệt thời gian chơi của trẻ Nhà trẻ chiếm thời gian nhiều nhất trong thời gian trẻ ở lớp. Trong quá trình cho trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. * Hoạt động đón, trả trẻ. Trong giờ đón, trả trẻ. Đây là thời điểm thích hợp nhất tôi dạy trẻ “Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp” bắt đầu từ các câu chào hỏi lễ phép: Con chào cô ạ!; Con chào bố/mẹ ạ!; Tớ chào bạn!...và yêu cầu trẻ “Thực hiện được 2-3 hànhđộng”: Con cất dép đi rồi cất ba lô vào tủ Hoạt động đón, trả trẻ 12/18
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.docx