Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật
“ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật” G PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ -------------------------------- MSKKN MÃ SKKN: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ Cấp học : Mầm non NĂM HỌC 2017 - 2018 1/29 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA -------------------------------- KẾ HOẠCH Thực hiện Công tác ytế trường học – Công tác phòng cháy chữa cháy – Công tác phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non Năm học 2010-2011 NGÀY 28 - 9 - 2010 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA -------------------------------- KẾ HOẠCH Thực hiện Công tác ytế trường học – Công tác phòng cháy chữa cháy – Công tác phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non Năm học 2010-2011 NGÀY 28 - 9 - 2010 “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật” MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Mở đầu...............................................................................................................1 2. Lí do chọn đề tài................................................................................................1 2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................1 2.2. Cơ sở thực tiễn....2 3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu....3 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm...3 6. Phương pháp nghiên cứu..3 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.......................................................................4 7.1. Phạm vi thực hiên...4 7.2. Kế hoạch nghiên cứu..4 PHẦN II - NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........5 1.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:...........................................................................5 1.1. Thuận lợi.........................................................................................................5 1.2. Khó khăn ........................................................................................................5 2. Số liệu đưa ra cụ thể: .........................................................................................6 3. Các biện pháp chính..8 4. Các biện pháp thực hiện cụ thể:.........................................................................7 4.1. Biện pháp 1: Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ......7 4.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ, thân thiện tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khi tham gia hoạt động ................................9 4.3. Biện pháp 3: Tìm cách khai thác, duy trì và phát huy sự sáng tạo để gây hứng thú của trẻ đối với hoạt động với đồ vật.....................................................10 4.4. Biện pháp 4: Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên vật liệu đa dạng để thu hút trẻ đến với HĐVĐV...................................................................13 4.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền và tăng cường công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ......................................................................19 5. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng..21 5.1. Đối với giáo viên ..........................................................................................21 5.2. Đối với học sinh ...........................................................................................21 5.3. Đối với phụ huynh........................................................................................21 PHẦN III - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...............................................................24 1. Kết luận ...........................................................................................................24 2. Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài:.......................................................24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................25 1/25 “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật” Thông qua hoạt động với đồ vật trẻ sẽ nắm bắt và lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội xung quanh. Với trẻ ở lứa tuổi này hoạt động với đồ vật trở thành hoạt động chủ đạo vì nhờ có hoạt động này mà các chức năng của đồ vật (đồ chơi) được bộc lộ, thông qua đó chức năng của đồ vật thật trong cuộc sống cũng được trẻ mường tượng và lĩnh hội. Đây là bước đầu tiên của việc trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm lịch sử xã hội. Ví dụ thông qua hoạt động với cái cốc trẻ biết được cái cốc để uống nước, cầm cốc là phải cầm vào quai cốc, bằng hai tay... dần dần trẻ sẽ biết tìm đến cốc để đòi uống nước khi trẻ khát nước. Và đây là quá trình quan trọng của trẻ trong quá trình học làm người và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm sống. Bởi thông qua việc lĩnh hội chức năng hoạt động của đồ vật thì trẻ sẽ học được các quy tắc hành vi ứng xử với đồ vật đó. Thông qua quá trình hoạt động với đồ vật, trí tuệ của đứa trẻ được hình thành và phát triển đầy đủ, Trẻ sẽ phát triển được đầy đủ từ thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm quan hệ xã hội và thẩm mỹ. Ở độ tuổi này trẻ tư duy trực quan - hành động. Mọi kiến thức, trí tuệ chỉ được hình thành và tiếp thu thông qua hoạt động với đồ vật. Đồ vật với bé không chỉ để nghịch hoặc thậm chí gặm nhấm để vui, để thỏa mãn khám phá qua các giác quan, mà còn chứa đựng một chức năng nhất định và có cách sử dụng tương ứng. Nhờ vậy mà tâm lý bé phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trí tuệ, từ đó nhịp độ ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt về vốn từ cũng như cách phát âm ngày càng chính xác. Điều này lý giải vì sao ở độ tuổi nhà trẻ hoạt động với đồ vật là một hoạt động chiếm vai trò chủ đạo xuyên suốt vì nhờ nó các chức năng của đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ và đồ vật trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ khám phá tìm tòi,nhờ đó tâm lý trẻ phát triển mạnh đặc biệt phát triển trí tuệ. Muốn đảm bảo trẻ thực hiện được tốt các hoạt động đó thì việc chuẩn bị đồ chơi đối với trẻ rất cần thiết giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng,tuy nhiên người lớn cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc vật thật và đồ chơi có nhiều thao tác nhằm kích thích trẻ hành động. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức, phương pháp hướng dẫn, khơi gợi trẻ, hướng lái trẻ vào cuộc chơi của cô giáo, của cha mẹ cũng hết sức quan trọng. 2.2. Cơ sở thực tiễn Năm học 2017 – 2018, theo sự phân công của nhà trường, tôi thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhóm trẻ 24-36 tháng. Đặc điểm của lớp tôi là một lớp bé nhất trong nhà trường.Qua quan sát tôi thấy hầu hết các bé đều rất ngoan, yêu quý cô giáo. Tuy nhiên, trong quá trình làm quen với các bé thì tôi nhận thấy các bé còn chưa có được vận động tinh đôi tay của mình nhiều. Nên khi tham gia 2/25 “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật” 7.1. Phạm vi thực hiện. - Đề tài được áp dụng tại lớp nhà trẻ D2 trường mầm non nơi tôi công tác. 7.2. Kế hoạch nghiên cứu - Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. 4/25 “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật” 2. Số liệu đưa ra cụ thể: Trước khi thực hiện đề tài này, xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn của nhóm trẻ mà mình phụ trách, tôi đã thực hiện điều tra khảo sát bằng các hình thức như quan sát đánh giá trực tiếp trên 21 trẻ tại nhóm lớp cũng như tiến hành khảo sát thu thập thông tin từ 21 phụ huynh có con đang theo học tại nhóm trẻ để thu được số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng tổng hợp như sau : BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRÊN TRẺ Có Không TT Nội dung tiêu chí đánh giá trên trẻ Slg % Slg % 1 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô 5 23.81 16 76.19 2 Trẻ có thể tập trung và làm theo đúng các 4 19.05 17 80.95 hướng dẫn của cô 3 Trẻ có khả năng ghi nhớ và lặp lại các thao tác 3 14.29 18 85.71 cô đã hướng dẫn. 4 Trẻ ghi nhớ được và tái hiện lại được các kỹ năng mà cô đã hướng dẫn ở các thời điểm khác 3 14.29 18 85.71 nhau trong ngày BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỪ PHỤ HUYNH Có Không Stt Nội dung Slg % Slg % 1 Anh/Chị có xác định việc “dạy” trẻ nhà trẻ chơi 14 66.67 7 33.33 các đồ vật là rất quan trọng không? 2 Anh/Chị có thấy sự tiến bộ về mặt kỹ năng của 10 47.62 11 52.38 con trong suốt quá trình học tập không? 3 Anh/chị có dành thời gian để “chơi” cùng với con ở nhà sử dụng các đồ vật xung quanh gần 10 47.62 11 52.38 gũi với trẻ không? 4 Anh/Chị có quan tâm và nắm được nội dung giáo dục trẻ nhà trẻ ở độ tuổi của con mình 9 42.86 12 57.14 không? Nhìn vào các bảng tổng hợp trên chúng ta có thể đánh giá về thực trạng rằng trẻ chưa có được các kỹ năng khi tham gia vào hoạt động với đồ vật cùng cô. Thậm chí tỷ lệ trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động còn khá thấp. Một số trẻ 6/25 “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật” khó khăn mà tôi thường gặp trong quá trình tổ chức các hoạt động với đồ vật cho trẻ nhà trẻ như cách thu hút trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động, nghệ thuật khai thác tính tích cực, sáng tạo của trẻ từ đó cùng nhau bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra giải pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong các hoạt động khác nói chung và hoạt động với đồ vật nói riêng. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các kênh thông tin, sự đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng và sự rộng lớn của nguồn tài nguyên từ mạng internet nên tôi có thể khai thác được những kiến thức mới được cập nhật, sưu tầm, tìm hiểu các mô hình, cách làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu tái chế, các phương pháp giáo dục tiên tiến... Hình ảnh: Giáo viên đang tham khảo trên mạng Internet Bên cạnh đó, là một giáo viên trẻ nên còn rất nhiều những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ với tôi còn rất lạ lẫm. Để khắc phục những điều đó tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục mầm non mới với các tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho trẻ nhà trẻ trong chương trình. Qua đó tôi thử nghiệm những hình thức để tiến hành vận dụng cải tiến cách tổ chức hoạt động cho trẻ linh hoạt nhằm giúp cho hoạt động với đồ vật là hoạt động gây hứng thú cho trẻ và đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Như vậy, thông qua quá trình tự học tập, tích cực trau dồi rèn luyện nâng cao năng lực nghiệp vụ, trình độ chuyên môn tôi đã tích lũy được cho mình các cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tế để áp dụng vào thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhóm trẻ của mình. 8/25 “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt đông với đồ vật” những nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu sử dụng để làm các hình, các khối cho trẻ hoạt động được chúng tôi làm ra từ các xốp màu chuyên dụng dành cho làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non hoặc bồi từ các bìa caton hỏng... nên đảm bảo độ an toàn cho trẻ, không tiềm ẩn nguy gây ngộ độc cho trẻ. Trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình như dán, tô màu... tôi thường xuyên kiểm tra các đồ dùng, dụng cụ như sáp màu, đĩa đựng khăn...đảm bảo loại bỏ tất cả các yếu tố gây mất an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, bám sát vào kế hoạch nội dung giáo dục mà đã được phê duyệt để soạn giảng tôi tiến hành cùng với chị em trong lớp trang trí các góc, bày biện các sản phẩm mang tính định hướng cho trẻ để hàng ngày trẻ được nhìn thấy, có định hướng vào nội dung sẽ hoạt động. Ví dụ như nếu kế hoạch của lớp là hướng dẫn trẻ tô màu cái cốc uống nước thì tại các góc như Bé tập chăm em tôi sẽ cho trẻ tập cho em bé uống nước có sử dụng các cốc hoặc treo các tranh ảnh có liên quan đến các loại cốc với màu sắc, tình huống sử dụng khác nhau để trẻ quan sát mọi lúc mọi nơi. Tại góc sản phẩm của bé yêu tôi treo sẵn một số tranh về các cái cốc đã được tô màu đẹp để mang tính định hướng và cho trẻ làm quen... Như vậy khi trẻ vào hoạt động chính thì trẻ đã có một số khái niệm tuy rất mơ hồ, rời rạc, không hệ thống nhưng ít nhất trẻ sẽ không quá bỡ ngỡ, mơ hồ với nội dung mà giáo viên truyền tải. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu như sáp màu, hạt, dây xâu... đều được chúng tôi bố trí để trong các hộp vừa với tay trẻ có thể bê và di chuyển. Việc này khiến cho việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ của trẻ khá thuận lợi. Trẻ trong nhóm mà tôi phụ trách luôn được khuyến khích cùng với cô chuẩn bị giờ học như tự lấy đĩa và khăn lau tay của mình, tự mang hộp đựng hạt, hình về nhóm cùng với cô và bạn... Như vậy việc xây dựng môi trường hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ thân thiện đã khiến cho trẻ có hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động. 4.3. Biện pháp 3: Tìm cách khai thác, duy trì và phát huy sự sáng tạo để gây hứng thú của trẻ đối với hoạt động với đồ vật Vào các giờ đón, trả trẻ tôi không chỉ đơn thuần là trò chuyện với trẻ về chủ đề, hoặc dặn dò trẻ những điều cần lưu ý, ôn luyện nội dung cũ, mà tôi tận dụng những khoảng thời gian ít ỏi đó để định hướng cho trẻ về các nội dung của hoạt động tạo hình có trong chủ đề, chủ đề nhánh. Chẳng hạn như: trong chủ đề Thực vật thì trong các khoảng thời gian của hoạt động đón trả trẻ dù rất ít ỏi nhưng tôi vẫn cùng các bé xem những bức 10/25
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc